THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI QUẬN 1, TP.HỐ HỒ CHÍ MINH
2.3.2 Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên.
Nhà trường xây dựng các quy chế quản lý hoạt động dạy học như xây dựng nội quy, quy chế dạy học, các quy định về động viên tinh thần, vật chất trong hoạt động dạy và học, xây dựng các quy định về sinh hoạt chuyên mơn.
Nội dung quản lý gồm: quản lý các hoạt động trước khi dạy(sinh hoạt chuyên mơn, chuẩn bị bài, xây dựng kế hoạch bài dạy), các hoạt động trong khi dạy(dự giờ, thăm lớp, kiểm tra kế hoạch dạy học), các hoạt động sau khi dạy(Sản phẩm của giáo viên, kết quả học tập của học sinh, ý kiến dư luận của đồng nghiệp). Việc quản lý tốt hoạt động dạy học của giáo viên nhằm giúp phát triển chuyên mơn giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục tại cơ sở.
Theo quan điểm hiện đại về phát triển chuyên mơn sẽ dựa trên phương pháp học tập tích cực của mỗi giáo viên và gắn với hoạt động dạy học mỗi ngày của giáo viên; phát triển chuyên mơn giáo viên cần cĩ sự giúp đỡ và phối hợp của đồng nghiệp, của lãnh đạo trường, Sở giáo dục, phịng giáo dục. Việc nâng cao chuyên mơn giáo viên là điều kiện tiên quyết nhằm khẳng định sự tồn tại của nhà trường trong xu thế cạnh tranh để phát triển của các trường tiểu học. nâng cao chuyên mơn giáo viên cịn cĩ ý nghĩa bền vững, cĩ tác dụng lâu dài cho sự phát triển nhà trường.
Các mơ hình quản lý và phát triển chuyên mơn được thực hiện ở Quận 1: - Tập huấn bồi dưỡng giáo viên: Mời chuyên gia bồi dưỡng từng chủ đề; bồi dưỡng theo chương trình cĩ tính hệ thống.
- Sinh hoạt theo tổ chuyên mơn, tiến hành các buổi giảng mẫu. - Tăng cường tư vấn, kích thích về tinh thần( thi đua, khen thưởng).
- Xây dựng mơi trường học tập tốt ở trường và cộng đồng nhằm hỗ trợ cho học sinh tham gia tích cực vào quá trình dạy học.
Thực tế việc quản lý hoạt động dạy học của giáo viên của các trường Quận 1 cĩ nhiều chuyển biến tốt đã giúp cho chất lượng dạy học Quận 1 phát triển. Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động này cịn dàn trải nhiều, giáo viên cịn rất lúng túng khi thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, việc sử dụng đồ dùng dạy học, ... chưa dạy sát theo từng đối tượng học sinh giáo viên vẫn cịn làm thay cho học sinh, trong giờ học giảng giải quá nhiều, ít cho học sinh được nêu điều mà mình biết, học sinh chưa tự chiếm lĩnh tri thức, chưa phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, chưa chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh, chưa thực hiện tốt việc giáo dục tồn diện,chưa cĩ sự quan tâm đúng mức hay những quy định cụ thể cho việc phát triển đội ngũ như bồi dưỡng bắt buộc những kỹ năng phần mềm cho giáo viên, hay cĩ những chính sách bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên giỏi một cách tương xứng để thu hút lực lượng giáo viên giỏi cho ngành….