0
Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Đổi mới mơ hình hoạt độnggiáo dục.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 68 -71 )

Ở trường phổ thơng, hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm. Đây là hoạt động đặc trưng nhất của trường nhằm giúp cho học sinh nắm vững tri thức, phát triển năng lực tư duy, năng lực nhận thức, dạy học sinh giàu lịng yêu nước, yêu CNXH, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Dạy kiến thức văn hĩa phải đi đơi với với việc hành thành thế giới quan khoa học, sống lành mạnh, nhân ái. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn, ngành giáo dục nhất thiết phải thay đổi cách mơ hình hoạt động giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp. Một số mơ hình như sau:

+ Mơ hình “Xây dựng trường học thân thiện”

Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cựcnhằm mục đích đem lại hạnh phúc niềm vui cho trẻ. Để làm được điều này nhà trường phải tổ chức cuộc sống thực cho các em trong mơi trường thân thiện, dân chủ, an tồn và hiệu quả. Đến trường các em được nuơi dạy, được học, được chơi thật … sao cho ở trường các em luơn cảm thấy hạnh phúc vui vẻ trong mỗi việc làm, mỗi bước trưởng thành.

Trường học thân thiện coi học sinh là trung tâm của quá trình học, học sinh được tự học, tự khẳng định, được tích cực tham gia học tập hết sức mình nhằm chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng sống của xã hội hiện đại, trong một mơi trường an tồn, cởi mở.

Trường học thân thiện đề cao các mối quan hệ trong nhà trường. Mối quan hệ cơ bản giữa dạy và học, giữa thầy và trị. Bản chất của mối quan hệ này nằm ở phương pháp dạy học, bao trùm các hoạt động học trong nhà trường từ việc học các mơn học và tham gia các hoạt động giáo dục tới sinh hoạt thường ngày.

Định hướng xây dựng một nền giáo dục mới địi hỏi nhà trường phải lơi cuốn tất cả học sinh đến tuổi đi học tham gia học tập yêu cầu nhà trường “ phải hiện đại về cả nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức”. Phong trào “ Xây dựng trường

học thân thiện, học sinh tích cực” là phong trào được xác định lâu dài và gắn với giáo dục vì sự phát triển bền vững, một quá trình lâu dài trong việc cải tổ những vấn đề lâu dài đang tồn tại như chương trình học nặng nề, phương pháp áp đặt học sinh quá thụ động, quyền trẻ em chưa được thực thi đầy đủ.

Giáo dục vì sự phát triển bền vững nhằm mở ra cơ hội cho mọi người được hưởng nền giáo dục cĩ chất lượng, được tiếp thu những tri thức và các giá trị ứng xử, lối sống phù hợp để đảm bảo tương lai, đáp ứng yêu cầu giáo dục con người cĩ khả năng làm chủ bản thân, hình thành cho học sinh khả năng quyết định và hành động liên quan đến chất lượng cuộc sống, giúp học sinh cĩ lối sống hài hịa, thân thiện với thiên nhiên và con người. Chính vì vậy giáo dục cần vận dụng cho phù hợp. Xây dựng mơi trường học thân thiện là mơi trường học an tồn, gần gũi, yêu thương, tơn trọng khơng phân biệt đối xử. CBQL giáo dục cần quan tâm những vấn đề sau:

- Chú trọng xây dựng cơ sở vật chất nhà trường khang trang, sạch, đẹp đáp ứng đầy đủ cho việc dạy và học. Trang trí những hình vẽ mang tính giáo dục, vui mắt, gần gũi học sinh giúp các em cảm thấy dễ chịu. Tạo khơng gian mát mẻ bằng những dàn cây xanh dọc hành lang, cầu thang, lớp học…

- Xây dựng mối quan hệ tích cực giữa Ban giám hiệu - Giáo viên; Giáo viên - Học sinh trên sự hiểu biết lẫn nhau, sự giúp đỡ và đồng cảm. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa Ban giám hiệu - Phụ huynh; Giáo viên - Phụ huynh tạo điều kiện cho phụ huynh đến trường nhiều hơn qua các cuộc trao đổi của GV- PH, tổ chức họp phụ huynh học sinh, để trao đổi, để phụ huynh cĩ những hỗ trợ cần thiết hướng đến lợi ích tốt nhất cho học sinh. Qua đĩ, tính thân thiện dần dần nâng lên PH sẽ khơng cảm thấy e ngại khi đến trường, việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục các em trở nên dễ dàng.

- Ban giám hiệu tạo cách quản lý thân thiện, gần gũi đội ngũ để tìm cách giúp đỡ, tạo khơng khí làm việc đầy tình thân ái. Phối hợp mọi lực lượng để tìm giải pháp giáo dục học sinh một cách tích cực hướng dẫn các em cĩ cách ứng xử đúng đắn.

- Cơng khai các kế hoạch, chế độ khen thưởng, đề bạt, hình thức xử lý vi phạm ( nếu cĩ) để tập thể tham gia ý kiến đĩng gĩp, bổ sung (hàng tuần, hàng tháng, học kỳ, năm học … ).

+ Mơ hình “Xây dựng mạng lưới trợ giúp”.

Mơ hình này rất cần thiết cho sự phát triển của nhà trường, qua hoạt động chia sẻ, giúp đỡ đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường cĩ điều kiện gần gũi, hiểu nhau hơn nâng cao tinh thần đồn kết, hợp tác trong đội ngũ rất lớn. Chúng ta cĩ thể thực hiện việc này như sau:

- Thành lập nhĩm giáo viên trợ giúp để giải quyết những khĩ khăn, bao gồm những giáo viên cĩ uy tín, cĩ kinh nghiệm sống. Họ phải là những chỗ dựa vững cho đồng nghiệp và là tác nhân giúp phong trào nhà trường đi lên. (các tổ khối, các đồn thể, tiểu ban trong nhà trường… ). Xây dựng nhĩm trợ giúp từ cộng đồng để hỗ trợ các hoạt động giáo dục trường (chính quyền địa phương, GV hưu trí, chuyên gia tư vấn tâm lý, sức khỏe, PHHS….). Nhĩm này cĩ thể giúp nhà trường các hoạt động như: tư vấn sức khỏe cho học sinh, chăm sĩc cây cảnh, giúp GV làm đồ dùng…

- Xây dựng câu lạc bộ “ Vừa là thầy- vừa là bạn”; câu lạc bộ “ Nhĩm tình bạn” tạo điều kiện cho các em tiếp xúc với bạn bè, thầy cơ các em sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích.Vận động nguồn lực để hỗ trợ nhà trường nhằm tăng cường các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ việc dạy học….

Thực hiện mơ hình này nhà trường cần tổ chức các hoạt động hướng về cộng đồng nhằm tạo điều kiện cho mọi người tham gia, tạo sự gắn kết, tăng cường sự hiểu biết, chia sẻ, hợp tác trong cơng tác giáo dục. Tổ chức các hoạt động văn hĩa, văn nghệ, hội thảo chuyên đề, những buổi kỷ niệm quan trọng ( ngày nhà giáo Việt Nam, ngày ra trường cho học sinh lớp Năm, ngày truyền thống, ngày hội tuổi thơ… ).Bằng những hình thức giao lưu văn nghệ, mạn đàm, các trị chơi chung sức giữa giáo viên, học sinh, phụ huynh.( văn nghệ mừng xuân, liên hoan Sử ca học đường, ngày 8/3; 26/3, trị chơi vận động….)

Tổ chức các hoạt động từ thiện để giáo viên, học sinh cĩ dịp chia sẻ với những hồn cảnh khĩ khăn qua đĩ cĩ hành vi ứng xử tốt, cĩ lịng nhân ái qua đĩ giáo dục học sinh về đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 68 -71 )

×