KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên ở thành phố hồ chí minh (Trang 110 - 113)

I. Kết luận

Luận văn đã thu được các kết quả chính sau đây:

1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý giáo dục núi chung, quản lý trung tâm GDTX nói riêng, đồng thời cũng làm rõ vai trò của người CBQL trung tâm GDTX trong tình hình hiện nay.

2. Khảo sát thực trạng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX ở thành phố Hồ Chí Minh, chỉ ra được những mặt mạnh cần phát huy và những mặt còn tồn tại, yếu kém và nguyên nhân của nó.

3. Đề xuất hệ thống gồm 6 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh sau đây:

Giải pháp thứ nhất: Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ.

Giải pháp thứ hai: Nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, sử dụng CBQL trung tâm GDTX.

Giải pháp thứ ba: Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX.

Giải pháp thứ tư: Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng, nhân điển hình tiên tiến CBQL trung tâm GDTX.

Giải pháp thứ năm: Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ công tác xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX.

Giải pháp thứ sáu: Thực hiện chế độ chính sách đối với CBQL trung tâm GDTX.

II. Kiến nghị

Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách; nó không chỉ là nhiệm vụ riêng của Sở GD - ĐT, của các trung tâm, của các nhà giáo mà còn là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Do đó, chúng tôi xin nêu một số kiến nghị sau:

1. Đối với Đảng và Nhà nước:

Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới chính sách tiền lương và các chế độ chính sách xã hội theo hướng đảm bảo công bằng, quyền lợi gắn liền với trách nhiệm, phù hợp với hoàn cảnh đất nước, đảm bảo ý nghĩa về nhiều mặt cả vật chất, tinh thần, chính trị, xã hội và nhân đạo nhằm tạo ra sự hài hoà, cân đối trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cũng như sự phát triển toàn diện nhân cách của mỗi người CBQL trung tâm GDTX.

2. Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo:

- Cải tiến chương trình, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng CBQL trung tâm GDTX;

- Đổi mới các chương trình giáo dục thường xuyên, phương pháp dạy học người lớn tuổi và các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phục vụ cộng đồng;

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công khai tài chính, chất lượng giáo dục trong công tác quản lý giáo dục thường xuyên.

3. Đối với thành phố:

- Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hồ Chí Minh tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo Ngành Giáo dục - Đào tạo thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, tiếp tục thực hiện quyết định số 43/2008/QĐ-UBND ngày 24/12/2008

của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành quy định quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức, để ngành Giáo dục - Đào tạo chủ động về công tác tổ chức CBQL trung tâm GDTX.

- Sở GD-ĐT phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra công tác xây dựng quy hoạch và kiểm định đánh giá chất lượng công tác QLGD ở các trung tâm GDTX nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý trung tâm.

4. Đối với cấp quận, huyện:

- Chỉ đạo trung tâm GDTX trên địa bàn làm tốt công tác quy hoạch CBQL; bồi dưỡng, sử dụng cán bộ và thực hiện tốt chính sách cán bộ.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng chính trị để tạo điều kiện cho đối tượng CBQL trung tâm GDTX đương nhiệm và kế cận tham gia học tập.

- Đầu tư tài chính cho CBQL tham gia học tập, có chế độ đãi ngộ, thu hút nhân tài cho ngành Giáo dục – Đào tạo; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học... cho các trung tâm GDTX nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong xu thế hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên ở thành phố hồ chí minh (Trang 110 - 113)