Tình hình thực hiện nhiệm vụ của GDTX thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên ở thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 60)

Minh

2.1.2.1. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành giáo dục

a. Thực hiện chỉ thị số 3398/CT-BGDĐT ngày 12/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các trung tâm GDTX và các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện các cuộc vận động bằng những nội dung, hình thức thiết thực, phù hợp với đặc thù của GDTX. Cụ thể như sau:

+ Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị, 100% trung tâm GDTX đều tổ chức phát động và hưởng ứng phong trào bằng những hình thức hoạt động cụ thể, có tổ chức rút kinh nghiệm, sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá hiệu quả thực hiện cuộc vận động;

+ Tăng cường các sinh hoạt chuyên đề, ngoại khóa; lồng ghép các cuộc vận động và phong trào thi đua nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức: sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, sinh hoạt chủ nhiệm…

b. Tích cực triển khai thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và “Hai không”, phát động phong trào tự học, tự rèn, nâng cao trình độ trong giáo viên, không để xảy ra hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo; đẩy mạnh các hoạt động quản lý chuyên môn nhằm chống tiêu cực và kiên quyết chống bệnh thành tích trong giáo dục.

c. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học viên tích cực”:

+ Tăng cường công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức – lối sống cho học viên: tổ chức các chuyên đề về phát huy tinh thần tự học, tự rèn; hình thành và bồi dưỡng các kỹ năng sống; phòng, chống bạo lực học đường. Tích cực triển khai thực hành tiết kiệm, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; tạo ra sự chuyển biến thực chất, tích cực và rõ nét trong GDTX.

+ Triển khai thực hiện việc nâng cao nhận thức, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống đến toàn thể CBQL, giáo viên, công nhân viên. Chú ý đến các biện pháp cụ thể nhằm đổi mới phương pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm, nhất là phương pháp dạy học cá thể.

2.1.2.2. Củng cố, phát triển mạng lưới, mở rộng quy mô GDTX

a. Củng cố, phát triển mạng lưới GDTX:

Thực hiện Đề án “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động các trung tâm GDTX giai đoạn 2010 - 2020” do Ủy ban Nhân dân thành phố phê duyệt: tập trung đầu tư, củng cố và phát triển hệ thống các trung tâm GDTX

về cơ sở vật chất, điều kiện dạy học; cơ cấu tổ chức, biên chế nhân sự; chính sách tài chính, chế độ đãi ngộ; thực hiện chương trình theo mô hình lồng ghép nhiệm vụ dạy bổ túc văn hóa, hướng nghiệp và dạy nghề nhằm tận dụng các nguồn lực và phát huy hiệu quả hoạt động của các trung tâm. [30]

Thực hiện kế hoạch xây dựng xã hội học tập trên địa bàn. Đến thời điểm tháng 5 năm 2012 thành phố đã có 299 trung tâm học tập cộng đồng, tăng 32 trung tâm so với cùng kỳ năm trước, đạt tỉ lệ 92,86 % xã, phường, thị trấn đã thành lập trung tâm học cộng đồng (vượt mức 2,86% so với kế hoạch đề ra). Có 20 quận, huyện đạt tỷ lệ 100% xã, phường có trung tâm học tập cộng đồng. Sở Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực cùng với lãnh đạo các quận, huyện chưa hoàn thành chỉ tiêu về số lượng trung tâm học tập cộng đồng. Đồng thời Sở Giáo dục và Đào tạo tích cực chỉ đạo sơ kết, rút kinh nghiệm để nâng chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng.

Về công tác xây dựng nông thôn mới, thành phố đang tổ chức xây dựng thí điểm tại 6 xã, gồm 1 xã thí điểm do trung ương chọn và 5 xã thí điểm do thành phố chọn. Đã có 1 xã đạt đủ 2 tiêu chí, 3 xã đạt tiêu chí giáo dục. 2 xã còn lại đang cố gắng để thời gian tới đạt các chỉ tiêu quy định. Đến nay Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của thành phố đang tích cực làm việc với các huyện để đầu tư duy trì vững chắc chất lượng phổ cập giáo dục đặc biệt là nhiệm vụ dạy nghề cho người lao động và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, tiếp tục thẩm định mở rộng mô hình nông thôn mới trên địa bàn toàn thành phố.

Tăng cường mở rộng quy mô hoạt động của các cơ sở văn hóa ngoài giờ, bao gồm các cơ sở bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ, bồi dưỡng văn hóa; triển khai thực hiện lộ trình để các đơn vị phấn đấu chuyển từ “cơ sở văn hoá ngoài giờ” thành “trung tâm văn hoá ngoài giờ” bằng cách nâng cao quy mô

trường lớp và hiệu quả hoạt động. Phấn đấu nâng chất lượng các chứng chỉ quốc gia ngoại ngữ và tin học. Môn tiếng Anh đang dần tiếp cận với thang đánh giá theo tiêu chuẩn châu Âu.

Thực hiện đề án “Nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh” [31], Sở Giáo dục và Đào tạo liên kết với Hội đồng khảo thí tiếng Anh của đại học Cambridge tổ chức các hoạt động thiết thực, mang lại hiệu quả cao:

+ Đối với giáo viên: tổ chức thi chứng chỉ Năng lực giảng dạy tiếng Anh cho 650 lượt thí sinh, khảo sát chứng chỉ FCE đối với 1.136 giáo viên tiếng Anh, trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên tiếng Anh của thành phố.

+ Đối với học sinh: tổ chức thi cho 28.482 lượt thí sinh các chứng chỉ tiếng Anh thiếu nhi (Starters, Movers, Flyers); 3.289 lượt thí sinh các chứng chỉ tiếng Anh tổng quát (KET, PET, FCE). Tính chung, trong năm học 2011 – 2012, tổng số lượt thí sinh dự thi các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế của Đại học Cambridge là 33.739 lượt người, tăng 21.217 lượt người so với năm học trước và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong những năm học tới. Số lượng thí sinh tăng mạnh tại các kì thi chứng chỉ quốc tế như trên cho thấy tiềm năng và nhu cầu rất lớn của thành phố Hồ Chí Minh trong việc học tập và giảng dạy tiếng Anh.

Công tác tổ chức các kì thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế liên tục được củng cố và nâng cao chất lượng để đáp ứng tốt các điều kiện được quy định bởi Hội đồng khảo thí tiếng Anh của đại học Cambridge. Qua các đợt thanh tra của bộ phận thanh tra - giám sát thuộc Hội đồng khảo thí tiếng Anh - đại học Cambridge, các kì thi tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là nghiêm túc và quy mô vào bậc nhất trên thế giới.

Triển khai chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu người học. Các trung tâm học tập cộng đồng đã tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu học tập của nhân dân trên địa bàn, từ đó xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chuyên đề cập nhật kiến thức (y tế, môi trường, pháp luật, ngoại ngữ, tin học…), chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng cuộc sống, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân.

b. Tiếp tục mở rộng qui mô đào tạo các chương trình GDTX: + Hoạt động xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ:

Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành tổng kiểm tra trên địa bàn toàn thành phố về công tác xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, tổng hợp số liệu của toàn bộ 24 quận, huyện và đối chiếu với năm trước; cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Thống kê tỉ lệ người mù chữ theo các độ tuổi

Độ tuổi Năm học 2010 – 2011 Năm học 2011 - 2012

Dân số Người mù chữ Tỉ lệ % Dân số Người mù chữ Tỉ lệ % 15-25 776.261 799 0,10 775.926 619 0,08 26-35 830.631 3.320 0,40 844.064 2.873 0,34 36 trở lên 3.117.779 65.087 2,49 3.126.569 55.488 1,77 Tổng cộng 4.724.671 69.206 1,46 4.746.559 58.980 1,24 (Nguồn: Sở GD-ĐT thành phố Hồ Chí Minh)

Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Lực lượng Thanh niên xung phong, Liên đoàn Lao động, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân thành phố để vận động người ra học các lớp xóa mù chữ,

củng cố vững chắc kết quả chống mù chữ. Tỉ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15-35 tăng 0,04 %. 2.132 học viên được động viên ra các lớp xóa mù chữ mở tại các quận, huyện và các trường, trại và 3.634 học viên các lớp giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.

+ Hoạt động PCGD:

Để củng cố vững chắc kết quả đạt được từ XMC đến PCGD các cấp THCS và THPT, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các quận, huyện thực hiện chủ trương chống lưu ban, bỏ học đồng thời huy động học sinh đã bỏ học ra học chương trình phổ cập giáo dục được mở tại các trung tâm học tập cộng đồng tại các quận, huyện, góp phần nâng cao dân trí và ổn định dân sinh trên địa bàn dân cư.

+ Hoạt động BTVH:

Cùng với các trung tâm GDTX trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị ngoài ngành giáo dục như trung tâm GDTX Tôn Đức Thắng (trực thuộc Liên đoàn Lao động thành phố), trung tâm GDTX Gia Định (trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội), trung tâm GDTX Thanh niên xung phong (trực thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố) đã liên tục mở các lớp bổ túc văn hóa cho cán bộ, công chức, người lao động. Năm học này có 8.083 học viên theo học các lớp bổ túc văn hóa tại các đơn vị này để nâng cao trình độ văn hóa, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác.

Bảng 2.2: Thống kê tỉ lệ tốt nghiệp THPT (GDTX)

Tỉ lệ TN THPT

(GDTX) 49,02 % 70,73 % 80,25 %

(Nguồn: Sở GD-ĐT thành phố Hồ Chí Minh)

Khảo sát tỉ lệ tốt nghiệp THPT (hệ GDTX) trong 3 năm trở lại đây, ta thấy GDTX thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện tốt các mặt sau:

- Thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không”, tổ chức thi hết sức nghiêm túc, không vì “thành tích” mà hy sinh chất lượng.

- Chất lượng giáo dục trung học ngày càng ổn định và đã có những bước tiến vững chắc

+ Hoạt động xây dựng XHHT:

Các trung tâm HTCĐ đã điều tra, khảo sát nắm bắt nhu cầu học tập của người dân, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hình thức học tập thường xuyên cho nhân dân. Trong năm học 2011- 2012 có 29,74% số nông dân được dự các lớp bồi dưỡng ở các HTCĐ; các quận 12, Bình Tân, Thủ Đức, huyện Nhà Bè đã vận động hơn 50% nông dân tham gia học tập, sinh hoạt ở trung tâm

HTCĐ. Ngoài việc học nghề, người dân thành phố còn được dự các chuyên đề: tuyên truyền pháp luật (331.309 lượt học viên), sức khỏe gia đình (292.827 lượt học viên), hoạt động thể dục thể thao (184.146 lượt học viên).

Trong năm qua có 6.394 lượt (đạt tỷ lệ 68,44%) cán bộ phường – xã – thị trấn tham gia học tập bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về quản lý, pháp luật, kinh tế và xã hội tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị, trường hành chính. Có 4.085 lượt cán bộ, công chức cán bộ cấp quận, huyện được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đạt tỷ lệ 73,55% và 1.661 lượt cán bộ công chức được bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, đạt tỷ lệ 29,91%.

2.1.2.3. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

a. Huy động mọi nguồn lực để tăng cường đầu tư, nâng cấp và xây mới cơ sở vật chất các trung tâm GDTX:

Khánh thành (xây mới, nâng cấp): trung tâm GDTX quận Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình. Cải tạo, nâng cấp: trung tâm GDTX Chu Văn An, quận 1, 4, 5, 6, 11, Thủ Đức. Đầu tư mới hoặc bổ sung trang thiết bị cho các trung tâm GDTX Lê Quý Đôn, quận/huyện 3, 7, 9, 12, Tân Phú, Bình Tân, Hóc Môn, Cần Giờ. Thúc đẩy tiến độ xây mới: trung tâm GDTX Tiếng Hoa, quận/huyện 2, 8, 10, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh, Gò Vấp.

b. Khai thác, sử dụng có hiệu quả các điều kiện hiện có của địa phương:

Vận dụng các nguồn lực sẵn có, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng địa phương, bố trí trụ sở làm việc, nơi hội họp, sinh hoạt, học tập của các trung tâm học tập cộng đồng hết sức linh hoạt: có thể đặt tại địa điểm riêng mà cũng có thể đặt trong trường học, nhà văn hóa, trụ sở Ủy ban phường, xã, cơ sở tôn giáo… đóng trên địa bàn khu dân cư nhằm đáp ứng mọi nhu cầu học tập của nhân dân.

c. Chỉ đạo, động viên giáo viên, nhân viên tự làm thiết bị dạy học:

Chỉ đạo các đơn vị tích cực trong việc tự làm đồ dùng dạy học, xây dựng các đĩa tư liệu, giáo án điện tử nhằm đáp ứng được yêu cầu thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học.

Tổ chức các chuyên đề bộ môn để CBQL và giáo viên các đơn vị có điều kiện giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng đồ dùng dạy học mang đặc thù GDTX. Tập trung xây dựng ngân hàng đề, nhất là đối với các bộ môn thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan.

d. Tiếp tục tăng cường hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông: Tổ chức tập huấn cán bộ nguồn về các phần mềm quản lý mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục, trên cơ sở đó, phát huy thế mạnh của công nghệ thông tin trong công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học.

Hệ thống thông tin, báo cáo của GDTX đã hoạt động khá ổn định. Thông tin hai chiều giữa Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị đều thông qua mạng Internet, đảm bảo tính chính xác và kịp thời.

2.1.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên

a. Tiếp tục thực hiện đề án “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động các trung tâm GDTX giai đoạn 2010 - 2020”, chú trọng công tác cán bộ, tổ chức nhân sự. Các trung tâm tích cực phát triển đội ngũ nhằm đủ số lượng và nâng cao chất lượng. Riêng đội ngũ giáo viên được quan tâm để bảo đảm số lượng cơ hữu, đúng chuyên môn và phù hợp cơ cấu môn học. CBQL được điều chuyển, bổ sung kịp thời nhằm phát huy tốt năng lực cán bộ. Tuy nhiên,

vẫn còn có trung tâm chưa đủ nhân sự cơ hữu theo quy định về CBQL, giáo viên, nhân viên.

b. Thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, Sở Giáo dục và Đào tạo đã từng bước xây dựng đội ngũ quản lý, báo cáo viên, cộng tác viên tại các trung tâm nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân tại địa phương. Tuy nhiên, công tác này hiện nay còn gặp một số khó khăn về cơ chế, tổ chức và kinh phí hoạt động.

c. Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ:

Tập huấn đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới chương trình GDTX cho 100% giáo viên, đặc biệt chú trọng đến giáo viên các khối lớp 9, 12. Tổ chức rút kinh nghiệm chuyên môn sau mỗi kỳ thi, kiểm tra; tích cực phát huy vai trò của hội đồng chuyên môn Sở GDĐT trong việc xây dựng khung phân phối chương trình GDTX; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình các bộ môn và công tác kiểm tra, đánh giá học viên. Việc các đơn vị tự tổ chức kiểm tra học kỳ I đối với khối 9, 12 cho thấy công tác bồi dưỡng đội ngũ đã đạt được hiệu quả nhất định.

Tập huấn cho cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện; cán bộ lãnh đạo phường, xã, thị trấn; giáo viên chuyên trách giáo dục và CBQL trung tâm học tập cộng đồng về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bao gồm: công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên ở thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w