Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trung tâm GDT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên ở thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 38)

trung tâm GDTX

Như đã trình bày ở trên, đội ngũ nhà giáo là lực lượng trực tiếp quyết định chất lượng dạy học, giáo dục. Muốn có trò giỏi, chăm ngoan thì trước hết phải có những người thầy giỏi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu”. Quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là khẳng định vai trò quyết định của nhà giáo và CBQL giáo dục trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tầm quan trọng của đội ngũ CBQL trong việc điều hành một hệ thống giáo dục đang ngày càng mở rộng và phát triển. Vì vậy, để đảm bảo có đội ngũ CBQL có chất lượng cao, đủ sức mạnh để đảm nhận những trọng trách lớn mà Đảng và nhân dân giao phó là nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên của ngành Giáo dục và Đào tạo.

Ngày nay, giáo dục và đào tạo đang diễn ra trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển cao, nhân loại đang chạy đua về trí tuệ, về chất xám... Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang đòi hỏi cấp bách cần phải có những con người rất mực trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, giàu lòng yêu nước, có trình độ, kiến thức và có kỹ năng thành thạo, có năng lực sáng tạo, năng động, có thể làm ra những sản phẩm đủ sức cạnh tranh với thị trường thế giới. Khâu then chốt trong giáo dục đào tạo là phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên có chất lượng cao cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu, phẩm chất, trình độ, năng lực.

Ngành giáo dục cả nước đã và đang tích cực thực hiện Chỉ thị số 40- CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục; Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội về giáo dục. Toàn ngành đang nỗ lực thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung trọng tâm là “nói không” với “tiêu cực trong thi cử”, “bệnh thành tích”, “vi phạm đạo đức nhà giáo” và “việc cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tất cả những việc làm đó thể hiện quyết tâm cao của ngành giáo dục và đào tạo trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, đội ngũ giáo viên; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng.

Năm 2011, Ủy ban Nhân dân thành phố Hổ Chí Minh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác triển khai thực hiện Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010”. Ngành Giáo dục và Đào tạo cũng đang triển khai thực hiện đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm GDTX giai đoạn 2010 – 2015 ” với nhiều nhóm giải pháp, từ tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, điều kiện dạy học đến đột phá trong quản lý tài chính, cải thiện chế độ đãi ngộ cho đội ngũ nhà giáo GDTX; từ đa dạng hóa các loại hình hoạt động GDTX đến công tác chăm lo xây dựng đội ngũ, trong đó, việc nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL là một trong những giải pháp hàng đầu, quyết định chất lượng hoạt động của GDTX thành phố.

Do đặc thù của đơn vị, đa số cơ sở vật chất và cả đội ngũ của GDTX thành phố đều xuất thân từ trường bổ túc văn hóa, với quy mô nhỏ hẹp, chủ yếu đáp ứng nhu cầu học bổ túc trung học cơ sở và bổ túc trung học phổ

thông cho các đối tượng là công nhân viên, người lao động lớn tuổi. Chính vì

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên ở thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w