Thực trạng các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX tại thành phồ Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên ở thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 81)

trung tâm GDTX tại thành phồ Hồ Chí Minh

2.2.3.1. Thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trung tâm GDTX

Sở GD-ĐT thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động các trung tâm GDTX“, trong đó có nội dung quy hoạch đội ngũ CBQL trung tâm GDTX đến năm 2015. Trên cơ sở quy hoạch chung, ngành GD-ĐT đã tiến hành khảo sát, điều tra, đánh giá, phân loại, dự báo nhu cầu để xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX.

Tuy nhiên, công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX chưa được chú trọng đúng mức, chưa mang tính chiến lược lâu dài, chưa gắn việc đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ nên còn bị động, lúng túng trong việc sắp xếp, quy hoạch.

Sở dĩ công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm GDTX đang ở trong thực trạng nói trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Đội ngũ CBQL chậm trẻ hóa, do số lượng CBQL lớn tuổi chiếm tỉ lệ cao.

- Chất lượng đội ngũ không cao vì đã có một thời trước đây, CBQL và giáo viên kém năng lực bị điều chuyển từ trường phổ thông sang trường BTVH, tiền thân của các trung tâm GDTX.

- Thiếu hụt cán bộ kế cận do giáo viên trẻ ít gắn bó với GDTX và ít có điều kiện và cơ hội để rèn luyện, phấn đấu.

Đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX khó được trẻ hoá, chưa được đào tạo bồi dưỡng chu đáo trước khi bổ nhiệm, tác động đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL.

2.2.3.2. Thực trạng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL

Thực hiện kế hoạch của Sở GD-ĐT thành phố Hồ Chí Minh hàng năm về công tác bồi dưỡng CBQL của ngành, các trung tâm GDTX đều tạo điều kiện để CBQL được bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác quản lý. Các trung tâm GDTX cũng đã tham mưu với cấp có thẩm quyền tạo điều kiện để CBQL được học các lớp cao cấp, trung cấp chính trị nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị và năng lực nhận thức. Sở GD-ĐT đã tổ chức bồi dưỡng cho 100% CBQL trung tâm GDTX được tiếp cận 8 chuyên đề về quản lý giáo dục. CBQL các trung tâm GDTX cũng được tổ chức tham quan, học tập và trao đổi kinh nghiệm tại các môi trường giáo dục tốt trong khu vực như Singapore, Malaysia.

Tuy nhiên, hình thức và thời gian đào tạo, bồi dưỡng chưa đa dạng, chủ yếu là đào tạo, bồi dưỡng tập trung trong thời gian nghỉ hè. Việc cử đi đào tạo trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ còn ít; số CBQL được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chính trị chưa nhiều.

Việc quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL trung tâm GDTX chưa đạt hiệu quả cao. Nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng chưa trở thành nhu cầu tự thân của mỗi CBQL. Một số CBQL trung tâm GDTX tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng nhằm mục đích tiêu chuẩn hoá là chính, chưa xuất phát từ nhu cầu thực sự; chưa thực sự gắn kết việc đào tạo, bồi dưỡng trong trường lớp với đào tạo, rèn luyện trong thực tiễn công tác.

Tuy nhiên, công tác này còn có những bất cập chủ yếu sau đây:

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng chưa theo kịp với những nội dung của GDTX trong xu thế hội nhập và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.

- Hầu hết CBQL trước khi đề bạt chưa qua đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản lý. Việc đề bạt còn mang tính nhu cầu, dựa vào tín nhiệm, còn mang tính cảm tính, hoặc chỉ xét về mặt năng lực chuyên môn chưa xét đến năng lực quản lý chỉ đạo, chưa chú trọng đến cơ cấu độ tuổi, giới tính và đặc thù vùng.

2.2.3.3. Thực trạng việc đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển đội ngũ CBQL

Đội ngũ CBQL trung tâm GDTX ở thành phố Hồ Chí Minh được tuyển chọn chủ yếu từ hoạt động thực tiễn trong từng đơn vị với việc theo dõi, đánh giá của cơ quan quản lý cán bộ. Hầu hết giáo viên khi được tuyển chọn, bồi dưỡng, bổ nhiệm đều đã đạt chuẩn. Việc đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển CBQL các trung tâm GDTX ở thành phố Hồ Chí Minh đã được các cấp có thẩm quyền thực hiện đúng quy trình, đúng thủ tục, có sự phối hợp giữa Sở GD-ĐT và các quận, huyện uỷ.

Qua việc tuyển chọn, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, sử dụng, bố trí đội ngũ CBQL, tạo điều kiện để đội ngũ này phát triển năng lực, sở trường, xây dựng được đội ngũ CBQL vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, có trí tuệ, kiến thức, tinh thần trách nhiệm và năng lực hoạt động

thực tiễn, sáng tạo. Từ đó, ngành GD-ĐT chủ động xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý tốt đội ngũ CBQL trung tâm GDTX.

Tuy nhiên, việc tuyển chọn, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, sử dụng, bố trí đội ngũ CBQL ở các trung tâm GDTX có lúc cũng còn lúng túng bởi công tác tạo nguồn, chưa chọn được những người giỏi nhất vào vị trí lãnh đạo, quản lý.

Những yếu kém, tồn tại của công tác đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển đội ngũ CBQL thể hiện ở các điểm sau:

- Công tác quy hoạch nguồn gặp khó khăn bởi người CBQL, ngoài những phẩm chất, năng lực cần thiết của một giáo viên, cần có năng lực vượt trội về khả năng quản lý, lãnh đạo một đội ngũ trung tâm GDTX là tập thể có nhận thức, trí tuệ và trình độ cao. Do đó, cần xây dựng được đội ngũ CBQL vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức, có tinh thần trách nhiệm và năng lực hoạt động thực tiễn năng động, sáng tạo.

- Việc bổ nhiệm, bố trí CBQL còn nặng về cơ chế, quy định như quá đặt nặng về bằng cấp, lý lịch, cơ cấu; chưa chú trọng đánh giá về hiệu quả thực tế công tác của cán bộ và chưa kiên quyết miễn nhiệm những CBQL thiếu năng lực, chưa hoàn thành nhiệm vụ.

2.2.3.4. Thực trạng việc thực hiện chính sách, chế độ đối với đội ngũ CBQL trung tâm GDTX

Thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước, thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL trung tâm GDTX; thực hiện chế độ khuyến khích nhằm bồi dưỡng nhân lực, thu hút nhân tài. Việc kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật được tiến hành thường xuyên, kịp thời có tác dụng giáo dục và thúc đẩy sự cố gắng vươn lên của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX.

Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL trung tâm GDTX vẫn còn nhiều vấn đề chưa thoả đáng, chưa tạo được nguồn động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng, nâng cao hiệu quả sử dụng và khắc phục hạn chế, yếu kém của đội ngũ.

Như vậy, thực trạng về việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL trung tâm GDTX đang từng bước có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, động viên khuyến khích đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX.

Bên cạnh những kết quả nói trên, việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý các trung tâm GDTX vẫn còn một số yếu kém: hệ thống chế độ, chính sách này cũng còn thiếu đồng bộ, chưa tạo được động lực để tập hợp, thu hút nhân tài,chưa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tyhanhf phố hiện nay. Những yếu kém đó bắt nguồn từ các nguyên nhân sau đây:

- Hệ thống chính sách đãi ngộ chưa chú ý đến kết quả, năng lực

thực hiện chuyên môn nghiệp vụ mang tính đặc thù của ngành học GDTX. Nguồn kinh phí chi cho các mặt hoạt động, đặc biệt là công tác quản lý trung tâm – mặc dù đã và đang được cải thiện - còn thấp so với nhu cầu thực tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Một số chế độ, chính sách không còn phù hợp với tình hình thực tế. Cơ chế quản lý còn lạc hậu, thiếu cập nhật; việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách còn thiếu nhất quán, cần được hoàn thiện, điều chỉnh và bổ sung để có ý nghĩa thực sự thiết thực với đội ngũ CBQL trung tâm GDTX.

2.2.3.5. Thực trạng việc phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL

Đảng lãnh đạo công tác cán bộ nên từ công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đến việc đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển CBQL, luôn được Sở GD-ĐT phối hợp chặt chẽ với Ban Thường vụ các quận, huyện, thành triển khai thực hiện các chủ trương.

Nhìn chung, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX được quan tâm đúng mức, kịp thời; thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chiến lược phát triển GD-ĐT thành phố.

Tuy nhiên, có nơi, vai trò tham gia nhận xét, đánh giá, đóng góp ý kiến cho đội ngũ cán bộ của Đảng cũng còn hạn chế, thậm chí cho đây là trách nhiệm của các cấp quản lý nhà nước nên hiệu quả của hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX còn chưa cao.

Vì vậy, công tác này nhiều lúc được thực hiện một cách hình thức, chiếu lệ, đối phó. Tính Đảng chưa được phát huy mạnh mẽ và hiệu quả trong việc phát huy nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nói riêng Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức và địa phương nơi cư trú của cá nhân CBQL chưa thực sự hiểu rõ các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ.

Tiểu kết chương 2

Từ thực trạng khảo sát, chúng tôi có nhận xét chung về tình hình đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX ở thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Đây là đội ngũ có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, gương mẫu; có uy tín với tập thể, có nhiều nỗ lực trong nhiệm vụ được giao và có đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp giáo dục địa phương.

Tuy vậy, đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế: năng lực, nghiệp vụ quản lý của một bộ phận CBQL trung tâm GDTX chưa thực sự ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ; việc quản lý trung tâm đang được triển khai thực hiện bằng mệnh lệnh hành chính theo cơ chế tập trung, bao cấp chứ chưa có cơ chế phân cấp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Do đó, tính chuyên nghiệp và hiệu quả quản lý còn hạn chế.

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX ở thành phố Hồ Chí Minh nhằm khắc phục những yếu kém trong thời gian qua và đáp ứng những yêu cầu xây dựng và phát triển trong xu thế hội nhập của đất nước. Do đó, chúng ta phải đề ra những giải pháp phù hợp và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả những giải pháp đó nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX ở thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng sự nghiệp phát triển và hội nhập

của thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật và giáo dục – đào tạo của cả nước.

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TT GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên ở thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 81)