Nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, sử dụng CBQL trung tâm GDT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên ở thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 91)

nhiệm, luân chuyển, sử dụng CBQL trung tâm GDTX

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp

Thực hiện tốt công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển đội ngũ CBQL có tác động lớn đến chất lượng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX, những người đóng vai trò quan trọng, quyết định đối với chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục của đơn vị.

Việc bổ nhiệm, miễm nhiệm, luân chuyển, sử dụng CBQL thực hiện theo Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước [11]; Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo [12]. Việc bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ lãnh đạo được thực hiện theo thời hạn, khi hết thời hạn giữ chức vụ, cấp có thẩm quyền căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ và nhu cầu công tác để xem xét, quyết định bổ nhiệm lại hay không.

Nghị định nêu rõ, điều kiện và yêu cầu bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ lãnh đạo được thực hiện theo yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp; tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí lãnh đạo; thực hiện theo thẩm quyền và trình tự, thủ tục về bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành giải pháp

Giải pháp này có nhiều vấn đề cụ thể. Chúng tôi trình bày các nội dung và cách thức thực hiện trong từng vấn đề cụ thể đó.

a. Công tác tuyển chọn CBQL

Việc tuyển chọn CBQL trung tâm GDTX là khâu quan trọng để phát hiện người có tài, đức; đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công việc đặt ra. Công tác tuyển chọn CBQL trung tâm GDTX phải được thực hiện trên cơ sở quy hoạch CBQL, nhu cầu thực tế của các trung tâm GDTX cần tuyển chọn và đảm bảo các nội dung sau đây:

+ Đảm bảo nguyên tắc dân chủ và công khai, trọng dụng người có tài, có đức. Công khai hoá các tiêu chuẩn tuyển chọn, làm cho mọi người đều được bình đẳng trong việc lựa chọn vào vị trí CBQL; tránh hiện tượng cực đoan, thiếu nhất quán trong việc nhận xét, đánh giá các tiêu chí (thành phần xuất thân, quá trình cống hiến, bằng cấp, độ tuổi, giới tính, đạo đức, tài năng…)

+ Đảm bảo tiêu chuẩn cán bộ được quy định trong Nghị quyết TW 3 (Khoá VIII), Luật Cán bộ công chức, Luật Giáo dục và tiêu chuẩn của cán bộ quản lý trung tâm GDTX, các văn bản do cấp có thẩm quyền ban hành và quá trình đào tạo, học tập, những thành tích đạt được của cán bộ. Tùy theo tình hình cụ thể, ưu tiên cho các tiêu chuẩn thích hợp (như cơ cấu độ tuổi, tỉ lệ cán bộ nữ, cơ cấu bộ môn…), có chú ý đến khả năng, triển vọng phát triển và năng lực, kỹ năng quản lý.

+ Cần tuyển chọn CBQL trong diện đã được quy hoạch và được thử

thách qua thực tế công tác.Khi xem xét tuyển chọn CBQL, cần chú ý: cán bộ

phải có trình độ, kiến thức đáp ứng được với yêu cầu công tác, yêu cầu về đổi mới và phát triển của sự nghiệp giáo dục; được huấn luyện, rèn luyện các kỷ năng quản lý và phải có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt.

b. Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL:

Việc lựa chọn và bổ nhiệm CBQL trung tâm GDTX phải đảm bảo được thực sự dân chủ và phát huy được trí tuệ, trách nhiệm của tập thể, cấp uỷ. Lựa chọn và bổ nhiệm CBQL có đủ phẩm chất và năng lực cho đơn vị vừa góp phần củng cố, kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực lãnh đạo và chất lượng công tác, vừa làm căn cứ để các cấp quản lý xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chính sách đối với cán bộ. Thông qua việc được lựa chọn, người CBQL được bổ nhiệm sẽ có cơ sở để tự đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu của mình, trên cơ sở đó, có biện pháp cụ thể để phấn đấu, rèn luyện và hoàn thiện, khắc phục khuyết điểm, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

+ Bổ nhiệm CBQL:

Thực hiện công tác bổ nhiệm cần quán triệt phương châm: sử dụng, bố trí, bổ nhiệm cán bộ phải đúng lúc, đúng tầm, đúng việc, đúng tiêu chuẩn; giao việc phải tương xứng với nghị lực và sức vươn lên; không nên để lúc cán bộ đó chững lại hoặc có chiều hướng đi xuống mới đề bạt.

Khi bổ nhiệm CBQL trung tâm GDTX , cần lưu ý các nội dung sau đây: Đảm bảo tính dân chủ, công khai, phát huy trách nhiệm của cấp có thẩm quyền và trí tuệ của tập thể (đánh giá hiệu quả công tác, lấy phiếu tín nhiệm, tham khảo ý kiến, theo dõi quá trình công tác...), tránh tình trạng nể nang, bè cánh.

Không bổ nhiệm CBQL ngoài diện quy hoạch hoặc CBQL không đúng chuyên môn được đào tạo. Cần xem xét công tác đào tạo nguồn lực để lựa chọn, bổ nhiệm CBQL trong diện quy hoạch, đã được đào tạo, bồi dưỡng và có đủ tiêu chuẩn theo quy định của vị trí, chức danh và phù hợp với chuyên môn được đào tạo.

Cán bộ được bổ nhiệm cần trình bày đề án công tác trong nhiệm kỳ của mình để các cấp có thẩm quyền và cán bộ, công chức, viên chức xem xét. Ngoài ra để bổ nhiệm CBQL trung tâm GDTX còn có thể được tiến hành theo phương thức thi tuyển với quy trình tổ chức thật chặt chẽ, tránh tình trạng bỏ sót người tài.

+ Bổ nhiệm lại CBQL:

Khi CBQL kết thúc một nhiệm kỳ, cần căn cứ vào các văn bản quy định, mức độ hoàn thành nhiệm vụ và yêu cầu công tác để xem xét có tiếp tục bổ nhiệm lại giữ chức vụ đó hay không. Tuyệt đối không bổ nhiệm lại những CBQL yếu kém về phẩm chất, năng lực, có mức độ hoàn thành nhiệm vụ thấp. Bổ nhiệm lại CBQL là khâu rất quan trọng góp phần duy trì sự ổn định và phát triển của các trung tâm GDTX.

c. Miễn nhiệm CBQL:

Việc miễn nhiệm CBQL là một giải pháp không thể thiếu của công tác tổ chức cán bộ nhằm làm trong sạch bộ máy; tạo môi trường lành mạnh cho nhân tố mới phát triển và kịp thời củng cố, đảm bảo sự ổn định tích cực cho toàn bộ máy.

CBQL trung tâm GDTX được lựa chọn, bổ nhiệm theo những yêu cầu và tiêu chuẩn được Đảng, Nhà nước và ngành quy định. Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, nếu cán bộ vi phạm, uy tín giảm, không hoàn thành nhiệm vụ

thì tuỳ theo tính chất, mức độ mà xử lý kịp thời bằng các hình thức thích hợp như: miễm nhiệm, cách chức. Nếu vì lý do tuổi tác, sức khoẻ hoặc hoàn cảnh gia đình thì được từ chức, miễn nhiệm.

Việc miễn nhiệm đúng đối tượng, đúng thời điểm là giải pháp cần thiết làm cho đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX luôn được sàng lọc, điều chỉnh, bổ sung; làm cho bộ máy được trong sạch, kiện toàn; đem lại niềm tin cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị. Đây cũng là hoạt động góp phần tạo ra môi trường giáo dục trong sạch, ổn định và cũng là công cụ để giáo dục cán bộ.

d. Luân chuyển CBQL:

Luân chuyển CBQL nhằm khắc phục tình trạng trì trệ, gia trưởng, chủ quan, không chịu đổi mới, tạo cho cán bộ một sức sống mới, chủ động rèn luyện, phấn đấu trong hoàn cảnh mới, môi trường mới. Việc luân chuyển CBQL trung tâm GDTX phải nằm trong quy hoạch, kế hoạch theo quy định hiện hành nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, chất lượng giáo dục.

Công tác luân chuyển CBQL cần đảm bảo các nội dung sau:

+ Nghiên cứu kỹ về phẩm chất, năng lực của từng CBQL và tập thể CBQL của từng đơn vị, sao cho việc luân chuyển phải tạo ra được yếu tố tích cực, không để xảy ra tình trạng hoang mang, mất ổn định. Cần đánh giá mức độ, triển vọng công tác của cán bộ diện luân chuyển, không vì nể nang, tình cảm mà kìm hãm sự phát triển của đơn vị.

+ Cần quán triệt tư tưởng cho CBQL thuộc diện luân chuyển để các đối tượng yên tâm, toàn tâm toàn ý với cương vị công tác mới; ổn định đội ngũ CBQL nơi tiếp nhận cán bộ luân chuyển đến, tránh tình trạng bè phái, cục bộ có thể gây mất ổn định. Chỉ nên luân chuyển cán bộ đến đơn vị mới khi họ am hiểu lĩnh vực đó. Đề cao ý thức trách nhiệm và kỷ luật trong việc luân chuyển

CBQL, kết hợp hài hòa trong bố trí CBQL về trình độ lý luận, kinh nghiệm thực tiễn, nam – nữ, già – trẻ, chuyên ngành đào tạo...

e. Sử dụng CBQL:

Sử dụng cán bộ là nghệ thuật của người đứng đầu và của các cấp quản lý trực tiếp cán bộ. Sử dụng cán bộ phải đúng người, đúng việc, vửa đảm bảo khối đoàn kết của đơn vị, vừa gắn với quản lý , kiểm tra giám sát đội ngũ để đánh giá đúng năng lực cán bộ, gắn với bồi dưỡng toàn diện và bảo vệ cán bộ, khắc phục tư tưởng chủ quan, gia trưởng, hẹp hòi, định kiến, áp đặt.

Để sử dụng đội ngũ CBQL hiệu quả, cần đảm bảo các nội dung:

+ Yêu cầu đội ngũ CBQL thường xuyên thực hiện tốt chế độ tự phê bình và phê bình; tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm, báo cáo kinh nghiệm trước lãnh đạo và tập thể, trước các Hội đồng chuyên môn nhằm có thể khai thác hết tiềm năng của từng cán bộ, tiến đến việc giao khoán công việc cho từng cán bộ.

+ Tăng cường phân cấp trong quản lý, thay đổi cách chỉ đạo, điều hành các hoạt động giáo dục theo phương thức quản lý theo chất lượng, sao cho mỗi một CBQL đều tích cực, chủ động hơn trong công tác và luôn nỗ lực hết khả năng của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ.

+ Tăng cường giám sát, kiểm tra thường xuyên cán bộ theo các nội dung, từ tư tưởng, nhận thức, công tác đến lối sống, quan hệ, sinh hoạt. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn ngay từ đầu khi cán bộ có dấu hiệu sai phạm.

+ Thực hiện tốt chế độ chính sách và các chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ CBQL là một trong những biện pháp quan trọng để duy trì tính ổn định, đoàn kết và phấn đấu của tập thể.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên ở thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w