Đánh giá thực trạng về chất lượng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX tại thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên ở thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 74)

GDTX tại thành phố Hồ Chí Minh

2.2.2.1. Kết quả khảo sát thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX tại thành phố Hồ Chí Minh

Để đánh giá thực trạng về chất lượng đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến dựa vào 20 tiêu chí trong Quy định Chuẩn giám đốc trung tâm GDTX ban hành kèm theo Thông tư số 42/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây cũng là những yêu cầu cơ bản về chất lượng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX mà chúng tôi đã nêu trong chương 1.

Phiếu trưng cầu ý kiến được gửi đến lãnh đạo và trưởng, phó các

phòng, ban Sở GD-ĐT (Phụ lục 1); CBQL trung tâm GDTX và giáo viên của

các trung tâm GDTX (Phụ lục 2)

Chúng tôi đề nghị tự đánh giá (đối với CBQL trung tâm GDTX), đánh giá của lãnh đạo và trưởng, phó các phòng, ban Sở GD&ĐT, của giáo viên về CBQL trung tâm GDTX bằng cách cho điểm theo thang sau đây:

Tốt : 4 điểm

Khá : 3 điểm

Trung bình : 2 điểm

Còn hạn chế : 1 điểm

Như vậy chúng tôi có được những điểm số khác nhau về tự đánh giá hay đánh giá về CBQL trung tâm GDTX và tổng hợp kết quả, tính điểm trung bình đối với mỗi tiêu chí theo công thức sau đây:

N x x n x i i ∑ = 1

xi là lấy các giá trị 4, 3, 2, 1

ni là số người cho điểm 4, hoặc 3, hoặc 2, hoặc 1

N là tổng số phiếu trưng cầu điều tra thu lại được sau khi gửi phiếu đi.

Kết quả trưng cầu ý kiến như sau:

(1): Đối với CBQL các trung tâm GDTX, chúng tôi đã gửi 50 phiếu tự

đánh giá đến 50 CBQL trung tâm GDTX và nhận lại được 50 phiếu.

(2): Đối với lãnh đạo Sở GD-ĐT và trưởng, phó các phòng, ban Sở

GD&ĐT, chúng tôi đã gửi 15 phiếu đánh giá và nhận lại được 15 phiếu.

(3): Đối với giáo viên của các trung tâm GDTX, chúng tôi đã gửi 100 phiếu đánh giá đến 100 giáo viên ở một số trung tâm GDTX và thu lại được 100 phiếu.

Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.8: Thống kê đánh giá CBQL trung tâm GDTX

Tiêu chí (1) (2) (3)

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp

1. Phẩm chất chính trị 3,92 3,88 3,85

2. Đạo đức nghề nghiệp 3,90 3,80 3,70

3. Lối sống, tác phong 3,92 3,80 3,75

Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

4. Hiểu biết chương trình GDTX 3,70 3,75 3,75 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Trình độ chuyên môn 3,78 3,80 3,75

7. Tự học và sáng tạo 3,60 3,70 3,66 8. Năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ

thông tin 3,54 3,70 3,60

Tiêu chuẩn 3: Năng lực lãnh đạo, quản lý trung tâm

9. Tầm nhìn chiến lược 3,66 3,80 3,70

10. Thiết kế và định hướng triển khai 3,66 3,50 3,70

11. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt

động 3,72 3,60 3,70

12. Tổ chức bộ máy, phát triển đội ngũ 3,80 3,60 3,76

13. Quản lý hoạt động giáo dục 3.80 3,70 3,60

14. Quản lý tài chính, tài sản 3,90 3,90 3,70

15. Phát triển môi trường giáo dục 3,88 3,70 3,58

16. Quản lý hành chính 3,78 3,50 3,80

17. Quản lý công tác thi đua, khen thưởng 3,66 3,50 3,70

18. Quản lý hệ thống thông tin 3,68 3,70 3,80

19. Hợp tác, liên kết và hỗ trợ cộng đồng 3,54 3,50 3,66

20. Quản lý hoạt động đánh giá và kiểm định chất

lượng giáo dục 3,78 3,82 3,70

Kết quả cho thấy, việc tự đánh giá của đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX và ý kiến đánh giá của lãnh đạo Sở GD-ĐT, lãnh đạo các phòng, ban Sở GD-ĐT, giáo viên các trung tâm GDTX về đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX tại thành phố Hồ Chí Minh là tương đối thống nhất.

Trong tiêu chuẩn 1 về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, sự tự đánh giá của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX có phần cao hơn so với sự đánh giá của lãnh đạo Sở GD-ĐT, lãnh đạo phòng, ban Sở GD-ĐT và đội ngũ giáo viên. Điểm số về tiêu chuẩn này cũng cao hơn các tiêu chuẩn 2 và 3.

Trong tiêu chuẩn 2 về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, sự tự đánh giá của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX lại thấp hơn so với sự đánh giá của lãnh đạo Sở GD-ĐT, lãnh đạo phòng, ban Sở GD-ĐT và đội ngũ giáo viên. Điều này cũng cho thấy, đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX cũng đã rất khắt khe với bản thân và cũng đã nhìn nhận được một số khiếm khuyết của bản thân trong việc nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Các số liệu trên thể hiện chất lượng đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX cơ bản đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của người CBQL trong giai đoạn hiện nay.

Trong tiêu chuẩn 3 về năng lực lãnh đạo, quản lý trung tâm, sự tự đánh giá của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX ít đồng nhất nhất so với sự đánh giá của lãnh đạo Sở GD-ĐT, lãnh đạo phòng, ban Sở GD-ĐT và đội ngũ giáo viên. Điều này cũng là tất yếu do các nhìn nhận, đánh giá về năng lực quản lý, hiệu quả hoạt động của đơn vị có nhiều khác biệt mang tính chủ quan và cũng cho thấy, việc xây dựng, triển khai và tổ chức các hoạt động một trung tâm GDTX là vô cùng phức tạp, đòi hỏi người CBQL không chỉ vững chuyên môn mà còn phải có khả năng kết nối các lĩnh vực, các đối tượng cùng tham gia thật đồng bộ vào sự nghiệp chung của đơn vị.

Tuy nhiên, bảng thống kê kết quả sự tự đánh giá và đánh giá về đội ngũ CBQL được nêu trên đây cũng còn mang tính chủ quan, chưa phản ánh chính xác được thực trạng. Muốn đánh giá đúng được chất lượng thực chất của đội ngũ CBQL cần phải có một quá trình lâu dài và sự đầu tư đúng mức về mọi mặt với sự kết hợp của nhiều phương pháp đánh giá khác nhau.

Trong điều kiện cho phép của nghiên cứu này, tôi kết hợp thêm phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp

nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX tại thành phố Hồ Chí Minh trong phần kế tiếp.

2.2.2.2. Nhận xét về thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX tại thành phố Hồ Chí Minh

a. Những mặt mạnh, mặt thuận lợi:

GDTX thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai đồng bộ các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX, trong đó có nhiều mặt đạt hiệu quả khả quan, đặc biệt là về quy mô trường lớp, trình độ đội ngũ. Công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp và đầu tư trang thiết bị dạy học luôn được các cấp quan tâm.

Đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX luôn nắm bắt kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục; luôn có ý thức giữ gìn phẩm chất đạo đức nhà giáo. Đội ngũ CBQL có lập trường quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; hầu hết đều tận tụy với nghề nghiệp, có chí tiến thủ. Mặc dù chưa đủ về số lượng nhưng so với thời gian trước đây, đã có bước cải thiện đáng kể.

Về tuổi đời và tuổi nghề, đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX đã đạt độ chín, có thể khai thác được nhiều kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, công tác quản lý, với sức khoẻ đảm bảo cho công tác điều hành, quản lý nhà trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hầu hết đội ngũ CBQL trung tâm GDTX đều có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý; có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, tận tuỵ, gương mẫu trong công tác và tạo được uy tín với tập thể; biết động viên, khuyến khích các lực lượng tích cực phối hợp hoạt động để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Những thành tựu của GDTX trong những năm qua có sự đóng góp vô cùng to lớn của đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX.

b. Những mặt yếu kém, khó khăn:

Hầu hết CBQL giữ chức vụ công tác tại một đơn vị khá lâu, ít có cơ hội luân chuyển, giao lưu, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kế cận cũng còn nhiều hạn chế. Hầu hết CBQL chưa được bồi dưỡng kiến thức QLGD trước khi đề bạt nên hiệu quả quản lý chưa đạt được như mong muốn. Hoạt động QLGD còn mang tính tự phát, vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm. Số CBQL lâu năm không có điều kiện cập nhật kiến thức về nghiệp vụ QLGD hiện đại, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thiếu kiến thức về pháp luật, quản trị nhân sự, tài chính, hạn chế về trình độ ngoại ngữ, tin học nên công tác QLGD hiện đại còn hạn chế. Số CBQL trẻ mới được bổ nhiệm lại thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý, lãnh đạo, điều hành hoạt động trung tâm nên các trải nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý chưa nhiều, khả năng giải quyết các vấn đề, các tình huống quản lý mới nảy sinh còn lúng túng, hiệu quả chưa cao.

Trong quá trình công tác, đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX còn bộc lộ một số yếu kém về năng lực điều hành, quản lý, tính chuyên nghiệp chưa cao; còn nhiều hạn chế, bất cập trong công tác tham mưu, xây dựng chính sách, tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện và thực thi công vụ; kỷ năng soạn thảo văn bản, nghiên cứu văn bản còn nhiều hạn chế; khả năng sử dụng và ứng dụng CNTT trong quản lý chưa tốt.

Số CBQL trung tâm GDTX từng đạt giáo viên giỏi ít, chất lượng chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên còn nhiều hạn chế, hiệu quả các chuyên đề cấp trung tâm chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện của trung tâm GDTX.

Ý thức tự học, tự nghiên cứu khoa học của một bộ phận CBQL chưa cao. Khả năng lãnh đạo, chỉ đạo nhằm xây dựng tập thể sư phạm thành tổ

chức học tập còn hạn chế. Phong trào tự học, tự nghiên cứu khoa học, làm đồ dùng dạy học ở các trung tâm GDTX chưa được phát huy mạnh.

Trình độ tin học của đội ngũ CBQL còn yếu. Số CBQL có thể sử dụng được tin học cơ bản chưa nhiều, chưa được đào tạo cơ bản, khả năng quản lý, chỉ đạo, ứng dụng CNTT vào phục vụ công tác quản lý còn hạn chế.

Việc nắm vững các chủ trương, đường lối, định hướng phát triển GD - ĐT trong giai đoạn mới của thành phố, quận / huyện nơi trung tâm GDTX đóng còn hạn chế nên một số trung tâm GDTX còn bị động trong việc xây dựng kế hoạch, nội dung kế hoạch chưa phù hợp với tầm nhìn chiến lược và các chương trình hành động của trung tâm, việc quản lý, chỉ đạo thực hiện kế hoạch chưa sát, hiệu quả chưa cao.

Khả năng liên hệ giữa môn được đào tạo với các bộ môn khác của đội ngũ CBQL chưa tốt nên việc quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình các môn học theo hướng phân hoá, phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo nhằm đạt kết quả cao trong học tập còn nhiều hạn chế, nhất là ở những đơn vị có giám đốc và các phó giám đốc có cùng chuyên môn đào tạo.

Nhiều CBQL chưa được đào tạo cơ bản về quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, kiến thức hiểu biết pháp luật chưa nhiều nên trong quản lý tài chính, tài sản trung tâm còn khó khăn; khả năng huy động và sử dụng các nguồn tài chính, tài sản, thiết bị dạy học của trung tâm đạt hiệu quả chưa cao; công tác thi đua, khen thưởng quản lý chưa tốt, các hình thức thi đua, khen thưởng chưa khích lệ được cán bộ, giáo viên phấn đấu hết sức mình vì sự phát triển của trung tâm; quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của đội ngũ nhà giáo và học viên chưa khoa học.

Một bộ phận CBQL còn chuyên quyền, độc đoán, tiếp nhận và sử dụng các thông tin phản hồi chưa tốt, ít lắng nghe ý kiến của tập thể nhằm phát

triển nhà trường nên khả năng tập hợp quần chúng còn hạn chế, chưa tạo được sự đồng tình, ủng hộ cao của tập thể Hội đồng sự phạm.

Chưa tranh thủ hết được vai trò quan trọng của các tổ chức đoàn thể ngoài xã hội, ban đại diện cha mẹ học viên, các cơ quan trên địa bàn trong việc giáo dục toàn diện học viên và nhằm hỗ trợ sự phát triển của trung tâm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên ở thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 74)