Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên ở thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 62)

2.1.3.1. Những mặt công tác đã làm được:

Nhìn chung, so với các năm học trước, các hoạt động giáo dục thường xuyên trong năm học 2011 – 2012 vừa qua đã có nhiều phát triển tốt.

a. Các trung tâm giáo dục thường xuyên đều thể hiện sự quyết tâm đổi mới trong việc xây dựng kế hoạch năm học và kế hoạch chiến lược, tập trung đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Sở Giáo dục và Đào tạo đã hết sức quyết liệt trong việc chỉ đạo và phối hợp nhằm từng bước đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp điều kiện dạy học; hoàn thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ; cải thiện đáng kể các chính sách tài chính và chế độ đãi ngộ cho các trung tâm GDTX.

b. Các cơ sở văn hóa ngoài giờ hoạt động ổn định, hầu hết chấp hành tốt sự quản lý, chỉ đạo của Sở GDĐT. Các cơ sở văn hóa ngoài giờ không chỉ

tăng về số lượng mà về chất lượng, hiệu quả, quy mô phát triển của các trung tâm ngoại ngữ, tin học cũng có những bước tiến bộ đáng khích lệ.

c. Công tác xây dựng xã hội học tập được đẩy mạnh, nổi bật là sự phát triển nhảy vọt về lượng và về chất của các trung tâm học tập cộng đồng, đáp ứng nhu cầu dạy theo yêu cầu người học và học tập suốt đời của nhân dân thành phố.

2.1.3.2. Những mặt công tác còn hạn chế:

a. Đối với các trung tâm GDTX: vẫn còn có đơn vị chưa xây dựng đủ bộ máy; lực lượng giáo viên, nhân viên còn yếu. Nghiệp vụ quản lý của một số CBQL giáo dục còn non kém, gây ảnh hưởng đến độ ổn định của đơn vị.

b. Đối với các cơ sở văn hóa ngoài giờ: còn có hiện tượng cơ sở văn hóa ngoài giờ không thực hiện đúng quy định của ngành, vi phạm pháp luật,

c. Đối với các trung tâm HTCĐ:

Việc đầu tư kinh phí ban đầu và chi thường xuyên cho các Trung tâm học tập cộng đồng chưa được thực hiện đồng đều ở các cơ sở. Việc huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia xây dựng xã hội học tập chưa phát huy mạnh mẽ. Đội ngũ báo cáo viên ở trung tâm HTCĐ còn ít. Nguồn tài liệu tuyên truyền chưa nhiều. Công tác khảo sát, điều tra, nắm bắt nhu cầu học tập của người dân chưa cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác. Công tác vận động nông dân, cán bộ, công chức xã, phường, quận, huyện đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa đạt được mục tiêu đề ra. Nhiều cán bộ chuyên trách trung tâm HTCĐ phải kiêm nhiệm, không có nhiều thời gian và kinh nghiệm trong công tác.

Chế độ chính sách cho giáo viên, cán bộ làm công tác XMC; học viên XMC, GDTTSKBC không phù hợp với tình hình thực tế, nên không tạo được động lực để khuyến khích người dạy và người học.

Nói tóm lại, tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học cho thấy Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh nói chung và GDTX nói riêng đã có quyết tâm rất cao trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao phó. Dù phạm vi quản lý của GDTX hết sức rộng và phức tạp nhưng với nỗ lực trong việc tập trung chỉ đạo, các hoạt động BTVH, VHNG cũng như XDXHHT đã đi vào nề nếp và phát triển theo chiều hướng ổn định, góp phần đưa GDTX thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên ở thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w