0
Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Đặc điểm kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA Ở HUYỆN HÀ TRUNG TỈNH THANH HOÁ (Trang 29 -32 )

5. Tổ chức đảng và các đoàn thể

2.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hộ

Hà Trung nằm về phía Bắc - Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, có Quốc lộ 1A và đờng sắt xuyên Việt chạy qua, cách thành phố Thanh Hóa hơn 20 km. Hà Trung là một huyện tơng đối lớn có diện tích tự nhiên là 25.096,96 ha, phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Ninh Bình, có dãy núi đồi Tam Điệp và khe Rồng còn gọi là sông Long Khê chạy qua xã Hà Long làm giới hạn và tiếp giáp với thị xã công nghiệp Bỉm Sơn; phía Nam giáp với huyện Hậu Lộc có sông Lèn (tức sông Nga) làm giới hạn; phía Tây giáp với huyện Thạch Thành và huyện Vĩnh Lộc mà địa giới cụ thể là các dãy núi đồi; phía Đông giáp với huyện Nga Sơn có sông Tuần và sông Hoạt làm giới hạn. Hà Trung đợc gọi là vùng cửa ngõ địa đầu của khu vực Bắc miền Trung nối liền với miền Bắc thân yêu của Tổ quốc...

Là vùng tiếp nối giữa trung du và đồng bằng ven biển, huyện Hà Trung có thể chia thành hai dạng địa hình cơ bản là vùng bán sơn địa và vùng đồng chiêm trũng. Địa hình nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam,... là vùng đất nhiều núi đồi bao bọc chen lẫn với các xứ đồng thấp lũng quanh năm ngập nớc bị chia

cắt manh mún bởi địa hình núi-sông. Ngời dân xứ Thanh từ lâu vẫn gọi đây là vũng đất trũng “chiêm khê mùa thối”...

Tuy địa hình không đa dạng và phức tạp nh các vùng núi cao khác, nhng do những yếu tố cao thấp không đều và sự chia cắt, xé nhỏ bởi địa hình sông, núi mà vùng đất Hà Trung ngoài những yếu tố thuận lợi thì cũng còn vô số những khó khăn, thách thức trong quá trình chinh phục, cải tạo tự nhiên để phát triển kinh tế và văn hóa. Vì vậy, ở Hà Trung trong hai vùng địa hình chủ yếu, ngoài những điểm tơng đồng còn có nhiều điểm khác biệt cơ bản, đó là:

- Vùng bán sơn địa: Đây là dạng địa hình điển hình đợc phân bố ở cả ba phía Bắc- Tây-Nam huyện bao gồm toàn bộ sờn đông của dãy núi đồi từ Thạch Thành, Vĩnh Lộc, và Tam Điệp đổ xuống mà phần lớn là các dãy đồi trọc và núi sót xen kẽ với những cánh đồng nhỏ, hẹp và thấp trũng không đều. Độ dốc bình quân ở vùng này khá cao. Theo tính toán sơ bộ thì toàn vùng bán sơn địa Hà Trung có khoảng 3.500 ha trồng lúa nớc với độ cao bình quân so với mặt nớc biển từ 5,5m-15m. Đây là vùng địa hình chia cắt rất phức tạp cho nên rất khó khăn cho việc phát triển sản xuất và bố trí cây trồng. Để khắc phục tình trạng “cha nắng đã hạn, cha ma đã úng” ở vùng bán sơn địa này, huyện Hà Trung cũng đang cố gắng hoàn thành hệ thống thủy lợi hồ, đập, cống, mơng, máng giữ và tiêu nớc một cách chủ động và sáng tạo. Nhờ đó mà hầu hết các diện tích đất đai đã đợc khai thác, sử dụng và phát huy hiệu quả.

- Vùng đồng chiêm trũng: đây là vùng đất bị vây kẹt bởi dãy núi đá vôi Tam Điệp và dãy đồi trung du Đức - Thắng gồm 10 xã ( Hà Tân, Hà Tiến, Hà Giang, Hà Yên, Hà Dơng, Hà Vân, Hà Thanh, Hà Vinh, Hà Châu và Hà Lai). Địa hình nhìn chung có hình lòng chảo, đây chính là vùng địa hình thấp trũng nhất của đồng bằng Thanh Hóa...đến hôm nay vùng đất từng bị gọi là "chiêm khê mùa thối " này đã thực sự trở thành một vùng trọng điểm lúa của tỉnh với một năm hai vụ và năng suất ngày càng cao...

Trong tổng số 25 xã thị trấn thì có 6 xã nằm ở phía Tây của huyện đợc công nhận là xã miền núi, đó là: Hà Lĩnh, Hà Sơn, Hà Tiến, Hà Đông, Hà Tân và Hà Long [36, 21,23,25] .

Tổng dân số của huyện là 123.154 ngời năm 2008

Tốc độ tăng trởng kinh tế bình quân hàng năm đạt khá cao 12.7%, thu nhập bình quân đầu ngời 6.8 triệu đồng/ngời/năm. Tổng số vốn đầu t phát triển toàn xã hội thời kì 2006-2010 ớc đạt 800 tỷ đồng năm 2008. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 0.65%, Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13%, tỉ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 100%, tỉ lệ phòng học kiên cố, bán kiên cố đạt 83%, tỉ lệ trờng đạt chuẩn quốc gia 42%.

... Tốc độ tăng trởng kinh tế cha đạt mục tiêu đề ra, kinh tế phát triển cha t- ơng xứng với tiềm năng, thế mạnh... thu nhập của nhân dân cha cao. Về văn hóa -xã hội một số chỉ tiêu đạt thấp nh: trờng chuẩn quốc gia, chất lợng xây dựng tr- ờng chuẩn.

... Tập trung phát triển kinh tế với phát triển văn hóa-xã hội tạo bớc chuyển biến mạnh mẽ. Tiếp tục lãnh đạo thực hiện tốt nghị quyết TW7 khóa X về nông nghiệp, nông thôn, và các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề của ban thờng vụ, ban chấp hành đảng bộ huyện về phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển mạnh các lĩnh vực sản xuất hoặc các môn hình kinh tế có thế mạnh nh: trang trại, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế hộ theo mô hình nhà vờn, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Thực hiện tốt việc đổi điền dồn thửa, xuất khẩu lao động. Tạo môi trờng thuận lợi và tập trung các nguồn lực đầu t các công trình trọng điểm nh: cảng Lèn, các khu công nghiệp làng nghề, phát triển tiểu thủ công nghiệp, kết cấu hạ tầng về giao thông, thủy lợi, y tế, trờng học...[2, 25].

Truyền thống hiếu học ở Hà Trung đã đợc nhân dân vun đắp từ ngàn đời, đã trở thành truyền thống quý báu và đợc gìn giữ, phát huy cho đến ngày nay. chỉ tính sau cách mạng tháng 8 cho đến thời điểm năm 2005, Hà Trung đã có 2 giáo s, 12 phó giáo s-tiến sĩ, 34 tiến sĩ , 19 thạc sĩ và 2 nghệ sĩ u tú. Có 3 anh hùng lực l- ợng vũ trang nhân dân, 2 anh hùng lao động, đặc biệt có 12/25 (48%) xã anh hùng

lực lợng vũ trang nhân dân, có 1 trung tớng, 2 thiếu tớng, 53 đại tá và 61 thợng tá...[36, 897-910].

Từ những đặc điểm địa hình, đất đai, tài nguyên...rất phong phú và đa dạng khác nhau mà đặc biệt là truyền thống quý báu của nhân dân Hà trung nên đã có nhiều ảnh hởng đến quá trình phát triển KT-XH, đặc biệt trong đó có GD&ĐT. Tuy nhiên, hiện nay GD&ĐT ở một số xã cha tơng xứng với thế mạnh, đó là vấn đề của sự lãnh đạo và quản lý mà huyện Hà Trung phải quan tâm.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA Ở HUYỆN HÀ TRUNG TỈNH THANH HOÁ (Trang 29 -32 )

×