Cho đến hiện nay các công trình kiến trúc đền Lê Hoàn, chùa Tạu, đình làng Giữa trải qua thời gian lâu dài đã bị xuống cấp, nhiều lần đợc trùng tu tôn tạo nên những di tích này không còn nguyên vẹn cấu trúc ban đầu, đã có chỉnh sửa đi một số hạng mục tuy nhiên những di tích này vẫn có giá trị kiến trúc nghệ thuật đặc sắc.
Đền thờ Lê Đại Hành là một công trình kiến trúc văn hoá nghệ thuật cổ và độc đáo vào loại bậc nhất còn lại trên đất Thọ Xuân. Với các kiểu dáng, hoa văn, hoạ tiết đợc chạm khắc trên chất liệu gỗ, đá, đồng, đất nung…tất cả đều gắn với những huyền thoại, truyền thuyết kể về sự tích và sự hng vong của nhà Tiền Lê, nó nh những ký hiệu riêng mà chỉ ngời dân nơi này mới thấy, mới hiểu.
Cũng nh những ngôi đền khác, đền Lê Hoàn nằm trong xu thế chung của kiến trúc đền chùa thời Hậu Lê, bộ phận nóc đợc tập trung nhiều công sức nghệ thuật để trang trí, vì nóc là phần của kiến trúc đợc phô diễn rõ nhất. Nhng nhng tác phẩm hình con nghê ở đền Lê Hoàn không đợc thể hiện với phong cách tồn tại độc lập từng con một. Trái lại chúng hợp lại thành bầy, quần tụ và giữa chúng thể hiện sự giao cảm rất rõ. Khác với những con vật này ở các đình chùa thờng trong t thế đứng gác, im lìm có phần dọa dẫm, mọi hoạt động của các con nghê trên nóc đền Lê Hoàn đều hớng vào nhau với dáng điệu lộ rõ vẻ hiền hoà, vui và rất động.
Thế kỷ XVII là thời kỳ theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật, nghiên cứu lịch sử là thời kỳ phong phú của mỹ thuật Việt Nam, những công trình đình, đền, chùa thời kỳ này là những công trình kiến trúc điêu khắc đẹp của thế kỷ XVII. Thời kỳ này làm vinh dự cho nền văn hoá Việt Nam. Đền thờ Lê Hoàn đợc trùng tu và mở rộng trong hoàn cảnh nh vậy, hơn nữa lại là công trình mang tính chất làng xã với tình cảm gắn bó của nhân dân trên quê hơng vị anh hùng dân tộc có công đức to lớn, nhng tại quê hơng này cũng chứng kiến
thời thơ ấu đói nghèo của cậu bé Lê Hoàn. Có lẽ đó là lý do sâu xa của lịch sử để tạo nên những hiệu quả nghệ thuật thật hoàn mỹ trong kiến trúc, trong một số bức chạm còn lại của thế kỷ XVI.