Những di tích lịch sử văn hoá đợc dựng nên và tồn tại lâu dài trải qua bao thăng trầm của lịch sử đến nay đều đợc bắt nguồn từ những sự kiện, công lao to lớn của những con ngời có thật trong lịch sử và gắn với thời gian nhất định, thể hiện mối tổng hoà của tôn giáo ngoại nhập (sự du nhập của phật giáo vào nớc ta) với tín ngỡng bản địa (thờ tổ tiên, anh hùng dân tộc, thờ thành hoàng làng). Một số di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu của huyện Thọ Xuân đã đợc xếp hạng di tích Quốc gia nh đền Lê Hoàn, chùa Tạu, đình làng Giữa là những bằng chứng sống chứng minh cho điều đó.
Xuất phát từ công lao to lớn của Lê Hoàn trong lịch sử mà dân trong bốn biển tởng nhớ, ngỡng mộ sâu sắc bèn lập đền thờ để bốn mùa hơng khói thờ phụng. Khi nhắc đến ngôi đền Lê Hoàn hầu hết mọi ngời đều có biểu tợng về nhân vật Lê Hoàn trong lịch sử, cuộc đời của Lê Hoàn hiến dâng cho đất nớc là một cuộc đời mãnh liệt kết tinh tất cả những vinh quang của thời đại lúc bấy giờ. Lê Hoàn có công lao to lớn trong sự nghiệp chống ngoại xâm(chống Tống, bình Chiêm) thống nhất quốc gia và tổ chức nề nếp quốc gia trong thời kỳ đầu xây dựng nhà nớc quân chủ chuyên chế trung ơng tập quyền. Thế kỷ X trong lịch sử Việt Nam đợc xem là một thế kỷ nền tảng để dân tộc ta bớc sang thời đại mới. Từ đầu thế kỷ XI trở đi, liên tiếp gần 400 năm sau đó, thời đại Lý - Trần là triều đại rực rỡ của nền văn hoá Thăng Long, cũng có những thành quả to lớn về các mặt chính trị, quân sự, văn hoá.
Sự tồn tại của ngôi chùa Tạu (Hồi Long Tự) cũng cho chúng ta hiểu biết hơn về tình hình phật giáo ở nớc ta lúc bấy giờ đã rất phát triển, những ngôi
chùa thờ phật đợc dựng nên đáp ứng nhu cầu tâm linh của con ngời, và ngôi chùa cũng chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tôn giáo ngoại nhập, nhng lại rất phù hợp với nhân dân Việt Nam. Đây cũng là mảnh đất tốt cho các tôn giáo phát triển, bên cạnh phật giáo còn có Đạo giáo, Thiên chúa giáo…
Việc tôn thờ vị thần Cao Sơn làm thành hoàng và đợc các triều đại phong kiến phong tặng là “Thợng đẳng phúc thần” ngời dân làng Giữa ớc mong cuộc sống của dân làng mình luôn đợc yên lành. Họ đã gửi gắm vào nhân vật bảo trợ cho cuộc sống của mình trong hình ảnh Đức thánh Cao Sơn - một biểu tợng thần linh đợc tôn thờ mãi mãi. Cùng với những truyền thuyết về thành hoàng Cao Sơn và các sắc phong của các triều đại phong kiến đối với vị thần cũng cho chúng ta hiểu thêm về những triều đại phong kiến ở nớc ta.
Có thể nói rằng Thọ Xuân không chỉ là vùng đất địa linh nhân kiệt đã sinh thành ra 2 bậc đế vơng (Lê Hoàn, Lê Lợi) với 2 triều đại Tiền Lê (thế kỷ X) và Hậu Lê (thế kỷ XV), mà còn là vùng đất giàu về mặt tinh thần mặc dù còn có những khó khăn về vật chất. Những công trình đền, chùa…đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của c dân nơi đây.