Kiến trúc nghệ thuật và cách bài trí trong điện thờ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hoá ở huyện thọ xuân, tỉnh thanh hoá (Trang 53 - 57)

Kiến trúc nghệ thuật.

Chùa Tạu cách thành phố Thanh Hoá 38km về phía tây nam theo đờng tỉnh lộ 15A, ô tô dễ dàng đi tới di tích, cách khu di tích Lam Kinh 12km, cách đền thờ vua Lê Đại Hành trên quê hơng Xuân Lập 6 km bên kia bờ tả ngạn sông Chu.

Chùa Tạu là một ngôi chùa đã có từ rất lâu đời, vì không còn có tài liệu nào xác định đợc cho nên chỉ qua văn bia còn sót lại cho biết chùa đơc xây dựng khoảng năm 980 nh vậy cho đến nay chùa đã trải qua hàng nghìn năm. Với thời gian nh vậy cho nên chùa đã bao nhiêu lần trùng tu, tôn tạo, thay đổi, lần trùng tu thay đổi cuối cùng là vào năm 1943 và giữ lại kiến trúc từ thời đó cho đến nay cha thay đổi.

Trớc những năm 70 của thế kỷ trớc chùa còn đầy đủ quần thể cấu trúc bố trí gồm: chùa chính ở trớc, phía sau chùa chính là nhà Tổ (để các Tăng ở), phía bên trái là phủ thờ Mẫu, chính giữa phía trớc chùa chính cách một khoảng sân là nhà bia ghi lại lịch sử chùa và bia công đức tu tạo chùa từng thời kỳ (nhng hiện nay bia đã bị mất hết).

Ngoài cùng là cổng tam quan có đầy đủ tợng thần gác cửa theo kiến trúc của đền, chùa. Nhng do tính lịch sử của từng thời kỳ và do thời gian và chiến tranh cho nên tất cả đều đã h hỏng mà dỡ bỏ hết, duy nhất chỉ còn lại ngôi chùa chính còn giữ nguyên đợc kiến trúc từ thời kỳ 1943 cho đến nay.

Chùa đợc xây dựng theo hình chữ đinh, phía trớc là Bái đờng, phía sau là Hậu cung. Tổng diện tích khoảng 170 m2, thềm hiên rộng 2m, chiều dài của Bái đờng khoảng 16m, lòng nhà của Bái đờng rộng 6m, đợc chia làm 5 gian. Hậu cung: chiều sâu (dài) khoảng 7, 5m, chiều ngang 6m đợc chia làm 3 gian. Toàn bộ tờng đều đợc xây bằng gạch, gồm 2 đốc chùa chính tờng hậu cung và đốc hậu cung. Thềm chùa thông 5 gian, hai đầu thềm cửa đối xứng có chiều rộng 1,4m, cao 1,8m, 3 đốc phía trên cùng có cửa thoáng gió có kích thớc chiều đứng khoảng 1,2m, rộng 0,8m. Các song cửa bằng gỗ tròn bán kính 0,3m. Hậu cung

có một cửa đi ở phía bên trái đợc đặt sát tờng hậu của Bái đờng để ra ngoài, kích thớc 1,8m x 0,8m chỉ dùng cho nhà chùa không dùng cho khách.

Mái toàn bộ lợp bằng ngói mũi hài có lót ngói liệt, 3 chóp đốc đợc đắp 3 đầu rồng nhe nanh quay vào chính giữa Bái đờng. Chính giữa nóc Bái đờng dặt một mảng trang trí theo kiểu chữ triện có một đỉnh nhọn huớng lên không trung và có chữ Hồi Long Tự, vì vậy chùa còn có tên gọi khác là chùa Hồi Long, ở các đốc tờng đợc xây theo kiểu đặt từng mảng vuông theo hình thớc thợ để chắn mái. Riêng phần cuối của mái Bái đờng đợc đắp 2 đôi rồng cách điệu. Tất cả các cửa đi đều đợc xây cuốn.

Năm gian chùa chính đợc kết cấu bằng bốn vì gỗ, với kết cấu trốn 1 cột cái. Các vì đợc gắn kết với nhau bằng các đờng xà nối, mỗi đờng có 2 xà: thợng và hạ. Tất cả có 3 đờng xà, riêng 2 gian giáp đốc ở Bái đờng các đờng xà đợc cắm vào tờng, 3 gian giữa Bái đờng hàng cột phên cách thềm và nhà, phía trên làm các bức trang trí gọi là xen hoa, phía dới gọi là ngạch, cách đất khoảng 0,4m, đợc lắp cửa theo kiểu cối quay, mỗi gian có 4 cánh riêng biệt có thể tháo lắp dễ dàng. 2 gian giáp đốc ở thềm đợc xây gạch, đặt cửa sổ theo hình thức xây gạch để các ô thoáng theo hình chữ Thọ không có cách cửa.

3 gian hậu cung đợc kết cấu bằng 2 vì gỗ, còn hai gian kia đợc cắm xà vào tờng. Mỗi vì gỗ có 2 cột nối, 2 cột bằng vợt và khâu đầu, nối vào tờng là các con ngang, toàn bộ mái đều đợc làm bằng gỗ gọi là hoành tải. Toàn bộ đờng nóc đợc làm bằng các đoạn gỗ chắc chắn mặt dới đợc bào nhẵn, mặt trên hơi lăn tròn để ăn với các đờng li tô (dui).

Cách bài trí trong điện thờ.

Chùa Tạu cũng nh những ngôi chùa thông thờng khác đợc bài trí theo mô hình các chùa của đạo phật tức là có hậu cung( tức bàn thờ Tam Bảo) và Bái đ- ờng. Bàn thờ hậu cung thờng đợc chia ra làm nhiều bậc khác nhau nhng số bậc phải là số lẻ, ít nhất phải là 3 bậc, chùa Tạu trớc đây có 3 bậc, nhng hiện nay đ-

ợc tôn tạo lại thành 5 bậc. Trớc đây đợc cấu tạo bằng gỗ, hiện nay đợc làm bằng gạch và bê tông có ốp gạch trang trí.

Bậc trên cùng đợc đặt tợng Di Đà ngồi thiền trên toà sen, bậc thứ 2 (các bậc tính theo thứ tự từ cao xuống thấp) đợc đặt tợng Phổ Hiền bồ tát và Văn Thù bồ tát, các tợng đều ở t thế ngồi thiền định. Bậc thứ 3 đợc đặt tợng Quan Thế Âm bồ tát ở t thế ngồi thiền một tay cầm bầu cam lộ, một tay niệm phật. Bậc thứ 4 đặt tợng Ngọc Hoàng ngồi ngai đầu đội mũ bình thiên, phía trớc thẳng với Ngọc Hoàng là tợng Đức Thích Ca sơ sinh ở t thế đứng một tay giơ cao trỏ lên trời, một tay xuôi thẳng trỏ xuống đất. Bậc thứ 5 dùng để đặt các vật phẩm lễ, ở tất cả các bậc ở bàn thờ Tam Bảo đều đợc bài trí các đồ thất sự nh: cây đèn, cây nến, mâm bòng, lọ hoa...để tăng thêm sự uy nghi và linh thiêng.

ở tất cả các cây cột trong chùa đều đợc treo các câu đối kiểu lòng máng ôm lấy cột, giữa 2 cột phía trên sát mái đợc treo đại tự, phía dới đại tự là các bức cửa võng. Tất cả các câu đối, đại tự, cửa võng đều đợc sơn son thiếp vàng, vừa nghệ thuật vừa linh thiêng. Tất cả đều đợc trạm khắc tinh vi theo tính chất của bộ Tứ Ly: long (rồng), lân (kỳ lân), quy (rùa), phợng (Phợng hoàng).

ở ngay 2 cửa vào hậu cung là 2 vị tợng Hộ Pháp bồ tát ngồi trên lng s tử, đợc cấu trúc to lớn và dữ tợn (tính từ trong nhìn ra cổng), phía bên phải tợng bên phải là ban thờ tợng Thổ địa, phía bên trái tợng Bồ tát cửa bên trái là tợng Đức ông theo hình ngồi xử lý công việc.

Hiện nay, do quần thể khu di tích cha đầy đủ nên bàn thờ Địa Tạng bồ tát cũng đang để tạm ở sát tờng đốc bên phải Bái đờng (nếu đủ theo kế hoạch thì sẽ bố trí ở một nhà thờ riêng gọi là nhà tứ ân để thờ các vong linh những ngời đã chết mà các gia đình gửi lên chùa). Sát tờng đốc phía trái Bái đờng là gian thờ tam thần Thành Hoàng làng Xuân Phả (sau này xây nhà riêng gọi là nghè).

Nh vậy, chùa Tạu là một công trình kiến trúc nghệ thuật hoàn chỉnh và có tính thẩm mỹ cao thể hiện ở sự hài hoà của công trình với môi trờng tự nhiên xung quanh và cách bài trí trong điện thờ mang tính linh thiêng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hoá ở huyện thọ xuân, tỉnh thanh hoá (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w