“Điều đáng khen là nhà vua có nhân đức rộng lớn ơn trạch cao dày, dân trong bốn biển tởng nhớ và ngỡng mộ sâu sắc, bèn lập đền thờ ở quê nhà để bốn mùa hởng sự báo đền của thiên hạ”.
Đó là đoạn văn trích trong “Sáng lập Lê Đại Hành Hoàng Đế điện miếu bi minh tự” do Nguyễn Thực soạn. Văn bia còn cho chúng ta biết chính xác
ngôi đền thờ Lê Hoàn tại xã Xuân Lập ( Thọ Xuân, Thanh Hoá ) đã có lịch sử xây dựng ít nhất là 355 năm.
Từ Thanh Hoá về phía tây lên huyện Thọ Xuân qua cầu Hạnh Phúc độ 4 km thì đến làng Trung Lập, nơi có đền Lê Hoàn. Ngôi đền đợc toạ lạc trên khu đất rộng 2 ha, nằm phía tây bắc làng Trung Lập. Toàn bộ khu đền thờ đợc bao quanh bởi môt hàng rào kiên cố. Theo truyện truyền ngôn ở địa phơng thì đên năm trên nét ngang thứ nhất của khu đất hình chữ vơng, hiện rõ thế long chầu hổ phục đứng trên nền nhà của bà Đặng Thị – Thân mẫu Lê Hoàn, ngày xa nơi đây là rừng cây rậm rạp. Ngôi đền quay hớng nam, phía trớc có hồ sen thơm ngát, phía tây cũng có hồ khá lớn. Bốn hớng xung quanh là cánh đồng thoáng
mát, khiến cho đền càng nổi bật bởi tờng ngói rêu phong cổ kính, núp mình dới những lùm cây cổ thụ bóng um tùm làm cho quang cảnh thêm sâu lắng, tĩnh lặng, tôn nghiêm.
Đến thăm đền sau khi qua hai cột nanh cao vút (mới xây lại năm 1976), trên đỉnh mỗi cột có một con nghê ngồi chầu. Đi khoảng 35m là bớc vào ngôi nhà 3 gian cột kèo bằng gỗ, lợp ngói đợc chống đỡ bằng 12 cột lim, đấy là cửa nghinh môn. Nghinh môn làm đơn giản, không có chạm trổ gì đặc biệt, diện tích 50 m2. Cách đấy chừng 10 m về phía tay trái là nhà che bia 4 mái (mới làm) để bảo vệ 2 tấm bia đá. Sau cửa nghinh môn có sân rồng, trớc đây có nhà tả vu, hữu vu thờ Tả hữu Thái giám quan nay đã mất. Diện tích sân rồng khoảng 55 m2, lát bằng loại gạch vuông xa, bản rộng, xung quanh sân xây tờng bằng những viên gạch có kích thớc lớn, đoạn sân lát gạch có trang trí hoa sen 4 cánh.
Toàn bộ ngôi đền ở đây kiến trúc theo kiểu chữ công, dáng thấp, chắc khoẻ, trớc kia có tờng đất bao quanh theo kiểu nội công ngoại quốc, hiện còn 13 gian nhà. Đây là kiểu kiến trúc quen thuộc cổ truyền của các đền miếu ở nớc ta.
Đứng ở giữa sân rồng, nhìn phía trớc tiền đờng 5 gian nhà với diện tích mái khá rộng cũng lợp bằng gỗ, lợp ngói mũi hài to bản nhấp nhô tựa những làn sóng uốn lợn song song đều đặn, tạo nên không gian rộng mát thật thích hợp với khí hậu nóng ẩm ở nớc ta.
Toàn bộ chiều cao của công trình (tiền đờng, trung đờng, hậu cung có độ dài nh nhau) có vẻ hơi thấp một chút so với các kiến trúc đình đền mà ta thờng thấy vì 2 lý do: Một là, nền đền không đợc tôn cao, chỉ có một cấp mà cả khu đất 2 ha di tích có độ cao hơn 1 m so với mặt ruộng đợc sử dụng nh cái nền lớn, vì vậy đứng xa quan sát công trình không thấp so với cảnh quan xung quanh. Hai là các mái đền đợc kéo rộng ra: Hiên rộng 2,7m, 3 mái còn lại nếu tính từ giọt mái vào tờng rộng 1,5m để bảo vệ những tấm lợp quanh nền, tránh nắng ma hắt vào.
Tám tàu mái của nhà tiền đờng và hậu cung là những bộ phận đợc đặc biệt chú ý với độ cong vừa phải. Đến đoạn cuối các tàu mái hớng theo chiều các bờ giải trên đỉnh nóc tạo thành tám đầu đao ở tám góc đền nh nâng bổng công trình lên. Nhờ vậy, tuy phần mái có phần hơi xoè rộng nhng không chút nặng nề. Ngời nghệ sỹ dân gian còn làm đẹp thêm tám đầu đao bằng việc mỗi đầu đao gắn một hình mặt hổ phù bằng đất nung uốn theo độ cong của đầu đao. Tại điểm chót của mỗi đầu đao lại đợc gắn một con nghê nhỏ trong giáng ngồi chầu hớng bên bờ nóc. Đây là điểm độc đáo ởđền thờ Lê Hoàn mà chúng ta ít thấy ở các đình, đền, chùa khác.
Chạy dọc hai bờ giải tiền đờng gắn những con nghê trong các t thế khác nhau: con nằm, con nh đang chạy với vẻ đùa giỡn tạo thành cảnh đàn nghê rất sống động. Những tác phẩm nghệ thuật bằng đất nung này thu hút đợc sự chú ý của khách tới vãn cảnh đền và của nhiều nhà nghiên cứu và cũng là niềm tự hào của ngời dân địa phơng. Phủ gần hết chiều dài bờ nóc có đôi rồng chầu mặt nguyệt.
Chạy suốt chính diện tiền đờng là hệ thống cửa bức bàn đóng mở, tháo lắp dễ dàng, giúp cho sự lu thông gió và ánh sáng, khắc phục sự ẩm ớt, mối mọt của khu đất xa kia vốn là rừng cây rậm rạp. Chạy suốt ở các mặt công trình đợc liệt bản bằng nhiều loại gỗ quý, bền chắc. Trên các đầu hồi mái nắp các vĩ ruồi chạm trổ hoa lá tinh vi.
Tiền đờng 5 gian, trung đờng 3 gian, hậu cung 5 gian, cộng tất cả lại là 13 gian nhà với 54 cột lim có đờng kính rộng chống đỡ rất chắc chắn.
Nhà tiền đờng có 4 hàng cột theo chiều ngang chia ra một hàng cột hiên, một hàng cột cân, và 2 hàng cột cái với 24 cột lim, tất cả đều đợc kê bằng các chân tảng đá.
Diện tích tiền đờng là 98 m2(7m x 14m), trung đờng diện tích 39 m2(6,1 x 6,1m) diện tích hậu cung bằng tiền đờng. Diện tích toàn công trình là 235m2.
Các vì kèo tiền đờng cấu trúc theo lối chồng giờng giữa các con giờng đều có đầu kê đệm. Có xà nách, kẻ truyền liên kết các xà ngang, xà dọc thành khối vững chắc, riêng hai kẻ kéo dài ra hai góc hiên phía trớc chỗ cắt ngang hàng cột cân cũng đợc cấu trúc 1/2 vì kèo có tác dụng kê đệm chống sụt mái góc.
Sáu kẻ truyền đợc kéo dài và hơi cong về phía trớc hiên. Nhng chỉ có 3 kẻ truyền đợc trang trí cẩn thận với những mô típ rồng phợng, hoa lá. 3 kẻ truyền còn lại để trơn hoặc chỉ trang trí sơ sài vài ba dãy hoa lá.
Một bức chạm bong đợc trình bày phía ngoài hiên, kéo dài gần hết chiều rộng ở phía trên khung cửa chính với mô típ “rồng ổ” khá đẹp.
Trung đờng và hậu cung các vì kèo làm đơn giản theo lối dầm đơn có chống nóc, không có trang trí, riêng 2 con gẩy đỡ vì kèo thứ 2 ở trung đờng đợc “biến hoá” thành 2 đầu rồng với kỹ thuật chạm thủng có dáng thẳng, nhô từ thân 2 cột cái ra.
Những sự khác biệt trong kết cấu các vì kèo cũng nh sự thể hiện trong mỹ thuật trang trí ở các bộ phận kết cấu công trình phải chăng là những dấu hiệu của những lần trùng tu hay hai hiệp thợ cùng làm theo 2 phong cách.
Ngăn cách giữa trung đờng và hậu cung là bức cửa cấm gồm 6 cánh cửa bức bàn bằng kỹ thuật chạm thủng với những mô típ rồng phợng xoè rộng cánh trong áng mây, long mã đang phi. Phía trên cửa cấm kéo lên sát vì kèo liệt gõ kín, trên đó chạm bong đôi rồng chầu mặt nguyệt.
Đền thờ Lê Hoàn chẳng những là một di sản văn hoá có giá trị về kiến trúc mà ở đây còn lu lại một số tác phẩm nghệ thuật (điêu khắc, chạm khắc) mang tính thẩm mĩ cao.
Bớc qua nghinh môn vào giữa sân rồng, dới bóng mát sum suê của những hàng cây, mái đền hiện ra với dáng cổ kính trang nghiêm và tâm trí ta càng bị thu hút bởi ngời nghệ sỹ xa đã làm đẹp thêm cho nóc đền bằng việc trang trí 10 con nghê (nay chỉ còn 9 con) bằng đất nung đến độ lửa già khiến màu tựa đồng
hun. Mời con nghê là mời tác phẩm đặc sắc đợc phân đều trên hai bờ giải. ở
điểm chót của mỗi đầu đao đều gắn 1 con trong dáng ngồi thu gọn nh đang chầu, nhỏ bằng nắm tay, đầu nghê hơi lá nh sắp đớp vào đuôi con nghê thứ hai có dáng hình to hơn (dài khoảng 60cm) đang trong t thế bò rất thận trọng: hai chân trớc hạ thấp đa ra phía trớc để lộ 4 móng nhọn quắp chặt vào bờ giải, hai chân sau thu lại, đầu và cổ vơn ra phía trớc. Cả phần thân sau nhô cao, miệng há rộng. Toàn thân con vật nh căng ra để lộ hàng vây lng chạy suốt từ cổ đến sát phần đuôi, nhấp nhô nh hình ngọn lửa tạt về phía sau. Mắt nghê mở to, tròn chăm chú nhìn về phía trớc.
Dừng điểm quan sát lại khoảng giữa bờ giải ta gặp đôi nghê bố cục gần nhau: một con nằm sấp bốn chân choãi ra dáng thoải mái, cổ hơi rụt vào, đầu h- ớng sang bờ giải bên kia. Cạnh đó là con nghê khác nh vừa chồm từ trên phía bờ nóc xuống đùa giỡn với con nằm, toàn thân uốn lợn phô rõ phần ngực chắc lẵn, vây sống lng uốn thành hình mặt trời với những tia hình ngọn lửa to bản. Những vây cung to nhọn nh bị những luồng gió thổi tạt về phía sau.
Con nghê thứ năm trong t thế bò từ đầu bờ nóc ra đôi rồng chầu mặt nguyệt. Từ những chi tiết đầu, thân mình giống con thứ hai nhng vây lng lại uốn tròn dô cao hẳn lên mang lại cảm giác cho ngời xem con vật đang rất “say” với động tác bò của nó.
Bên bờ giải đối diện ngời nghệ sỹ lại tái hiện cảnh đàn nghê nh vậy. Những tác phẩm hình con nghê ở đây không đợc thể hiện với phong cách tồn tại độc lập từng con một. Mọi hoạt động của những con nghê trên nóc đền Lê Hoàn đều hớng vào nhau, với dáng điệu lộ rõ vẻ hiền hoà, vui và rất động.
Ngời thợ thể hiện những tác phẩm này rõ ràng có bàn tay chuyên luyện đã đa vào tác phẩm của mình sự hồn hậu trong phong cách. Những chi tiết nh vây, đuôi, vẩy… con vật rất đợc chú ý gia công trau chuốt, không hề lộ một chút cẩu thả buông lơi, ở mái sau tiền đờng, trên hai bờ giải ngời nghệ sỹ dân gian cũng để lại bốn tác phẩm hình nghê với phong cách nh vậy. Mang tình cảm đôn hậu, đậm đà
màu sắc dân gian, những ngời dựng đền thờ Lê Hoàn ở đầu thế kỷ XVII còn sáng tạo ra những bức chạm bằng gỗ thật đẹp.
Ngay phía ngoài hiên, kéo gần hết chiều ngang gian giữa, trên bộ cánh cửa bức bàn có một bức chạm bong mô tả ba thế hệ rồng. Hai rồng lớn chầu lại, bám quanh rồng lớn là rồng nhỡ, rồng nhỏ. Tất cả đều cắm vào vây, vẩy và râu rồng lớn và đều hớng về phía trớc tạo ra hai ổ rồng chầu nhau, trông thật hoà hợp, hạnh phúc.
Hai ổ rồng lại đợc phủ lớp chạm hồi văn với những mây ám, khiến cho ổ rồng thêm phần sống động. Hình tợng “rồng ổ” là biểu tợng của tính dân gian trong nghệ thuật trang trí ở thế kỷ XVII trong một số đình chùa còn lại ở nớc ta.
Trong nhà tiền đờng và trung đờng có long đình đặt bài vị thờ vua Lê Đại Hành, trớc đây long đình có bàn thờ văn võ bá quan, có bát hơng đất, đĩa bằng đá, bảng văn, kiệu, một ít đồ khí và các hộp đựng sắc phong. Tất cả đều chạm trổ và sơn son thiếp vàng
Một cánh cửa bức bàn gồm 6 cánh ngăn cách trung đờng với nhà hậu cung. Bằng kỹ thuật chạm thủng thể hiện những con phợng xoè rộng cánh nh hình cánh sen trong dây cúc trải dài nh những dải phớn nhà phật, những con long mã đang phi nớc kiệu, bờm tung thành những dải song song kéo dài.
Hai con s tử đang vờn nhau. Những hoa cúc đợc thể hiện rất trau chuốt, những bức chạm ở cửa cấm đạt đến trình độ kỹ thuật điêu luyện, ngời nghệ sĩ không hề để xảy tay dù một nét nhỏ trong tác phẩm của mình.
Đền thờ Lê Hoàn đợc trùng tu và mở rộng ở thế kỷ XVII là thời kỳ phong phú của mỹ thuật Việt Nam với những công trình kiến trúc điêu khắc đẹp với những yếu tố dân tộc thể hiện rất rõ. Hơn nữa đền lại là công trình mang tính chất làng xã với tình cảm gắn bó của nhân dân trên quê hơng vị anh hùng dân tộc có công rất lớn nhng cũng tại quê hơng này cũng chứng kiến thời thơ ấu đói nghèo của cậu bé Lê Hoàn. Có lẽ đó cũng là lý do sâu xa của lịch sử để tạo nên
những hiệu quả nghệ thuật hoàn mĩ trong kiến trúc, trong một số bức chạm còn lại của thế kỷ XVII ở ngôi đền thờ Lê Hoàn.
Cho đến ngày nay, ngôi đền Lê Hoàn vẫn tồn tại trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, nó nh một minh chứng cho công lao đức độ to lớn của vị anh hùng dân tộc Lê Hoàn, một ông vua của một triều đại. Và cũng để cho đời sau hiểu biết thêm về nghệ thuật kiến trúc điêu khắc rất tinh vi của các nghệ nhân ở thế kỷ XVII.