Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.

Một phần của tài liệu Xây dựng và quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở quận 10, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 đến 2020 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 92 - 93)

1) Về cơ sở vật chất:

3.5.6.Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.

Xã hội hóa giáo dục là một quá trình tạo ra một xã hội học tập, trong đó mọi người được thụ hưởng giáo dục và mọi tổ chức, gia đình, mọi công dân trong xã hội đều có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp phát triển giáo dục.

Với ý nghĩa đó, biện pháp đẩy mạnh công tác XHHGD ở Quận 10 nhằm thực hiện tốt quy hoạch phát triển GDTH và THCS tập trung vào các vấn đề sau:

+ Làm tốt công tác tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, tăng cường công tác tuyên truyền một cách sâu rộng để cộng đồng hiểu rằng phát triển giáo dục vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của mọi người dân.

+ Phối kết hợp với các tổ chức, đoàn thể làm tốt công tác huy động số lượng – nhất là số lượng trẻ vào lớp 1, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 và học sinh bỏ học trở lại trường, làm tốt công tác duy trì số lượng học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo. Tăng cường xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh ở các địa phương. Phát huy vai trò chủ động của nhà trường trong mối quan hệ gia đình – nhà trường – xã hội. Lồng ghép

chương trình chăm lo cho sự nghiệp giáo dục vào kế hoạch hành động của các cơ quan, đoàn thể và coi đó là một tiêu chí đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ.

Mỗi phường xây dựng phong trào học tập trong toàn xã hội, tạo cơ hội để mọi người ở mọi lứa tuổi đều có điều kiện học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Phát triển các trung tâm học tập cộng đồng cả về số lượng cũng như chất lượng, đến năm 2020 tất cả phường trong Quận có một trung tâm học tập cộng đồng.

Một phần của tài liệu Xây dựng và quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở quận 10, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 đến 2020 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 92 - 93)