3) Phương pháp so sánh
2.2.2. Về quy mô học sinh và mạng lưới trường lớp
2.2.2.1. Về quy mô học sinh
Học sinh tiểu học tăng liên tục từ năm 2006 – 2011 đạt đến đỉnh cao năm 2010 – 2011, sau đó bắt đầu giảm, hiện nay ổn định do tỷ lệ sinh giảm, nhưng tỷ lệ dân số cơ học tăng, dẫn đến số học sinh tiểu học từng bước tăng nhẹ, biểu hiện qua bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1. Số lượng học sinh tiểu học từ năm 2006– 2011
Năm học Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Tổng
cộng
2006 - 2007 2.916 2.990 2.267 2.858 2.786 13.817
2007 - 2008 3.109 3.099 3.104 2.305 2.925 14.542
2009 - 2010 2.840 2.960 3.059 3.108 2.999 14.966
2010 - 2011 2.991 3.327 2.826 2.993 3.030 15.167
(Nguồn: Phòng Giáo Dục và Đào tạo Quận 10)
Học sinh THCS cũng bắt đầu tăng từ năm học 2006 – 2007 đến năm học 2010 – 2011 sau đó, dân số và số dân trong độ tuổi đi học tăng nên số học sinh tăng dần, có thể thấy rõ ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Số lượng học sinh trung học cơ sở từ năm 2006 - 2011
Năm học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tổng cộng 2006 - 2007 2.314 2.815 2.721 2.579 10.429 2007 - 2008 2.258 2.345 2.795 2.818 10.216 2008 - 2009 2.567 2.478 2.436 2.810 10.300 2009 - 2010 2.573 2.605 2.592 2.530 10.300 2010 - 2011 2.596 2.563 2.692 2.752 10.603
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 10)
Nhờ tích cực huy động tối đa trẻ trong độ tuổi ra lớp và thực hiện nhiều biện pháp chống lưu ban, bỏ học nên Quận được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về chống mù chữ phổ cập giáo dục tiểu học (CMC, PCGDTH) vào năm 1999, đến tháng 12/2004 Quận đạt tiêu chuẩn Quốc gia phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (PCGDTHĐĐT), hoàn thành PCGD THCS tháng 12/2002. Hàng năm vẫn duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập như: tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi ra lớp trên 98%, huy động tối đa học sinh bỏ học ra lớp, phấn đấu giảm tỷ lệ lưu ban dưới 2%, bỏ học dưới 1%, tăng cường huy động đảm bảo chỉ tiêu về số người trong độ tuổi (15 – 25) ra học các lớp XMC và sau XMC, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học được huy động vào lớp 6 đầu cấp THCS ngày càng cao, hàng năm đều đạt trên 99,5%.
Đồng thời, ngành đã tích cực nâng cao chất lượng công tác quản lý trường học và giảng dạy nên tỷ lệ học sinh THCS lưu ban và bỏ học giảm dần, học sinh lưu ban dưới 3% và bỏ học dưới 2%, hiệu quả đào tạo đạt 72%, đa số học sinh trong độ tuổi PCGD THCS bỏ học các năm trước được huy động trở lại lớp phổ thông và ra học các lớp phổ thông và ra học các lớp Bổ túc THCS.
Mạng lưới trường, lớp phát triển phù hợp với tình hình phân bố dân cư, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Tuy nhiên về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên vẫn còn thiếu, việc tách THCS ra khỏi trường THPT còn gặp những khó khăn về đội ngũ và cơ sở vật chất (CSVC) vì: phải xây dựng CSVC trường THCS thì mới tách thành 2 trường THPT và trường THCS, có 3 phường chưa thành lập trường THCS vì số lượng học sinh quá ít. Hiện nay, ngành đang tiếp tục tham mưu tăng cường đầu tư xây dựng CSVC, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Mạng lưới trường, lớp phát triển, nhưng đến nay vẫn còn 4 phường chưa có trường THCS, tất cả các phường trong Quận đều có trường tiểu học. Đến nay, toàn Quận có 20 trường tiểu học, 12 trường THCS, 9 trường THPT trong 15 phường. Với số trường lớp trên, về cơ bản đủ khả năng đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, giữ vững kết quả phổ cập và hàng năm đều được công nhận lại, tiến tới thực hiện công tác PCGD bậc trung học một số phường trên địa bàn Quận. Xem bảng 2.3 dưới đây:
Bảng 2.3.Hệ thống trường học phổ thông trong Quận (2006 – 2011)
STT T
Tên Phườn
g
Tên trường TH Tên trường
THCS Tên trường THPT
1 1 HỒ THỊ KỶ
2 2 TRẦN NHÂN TÔN NGUYỄN AN NINH
3 2 TRƯƠNG ÐỊNH SƯƠNG NGUYỆT