17 14 LÊ ÐÌNH CHINH
2.2.3. Thực trạng về các điều kiện đápứng cho GDTH và THCS
2.2.3.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên phục vụ
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có vai trò quyết định tới chất lượng giáo dục. Ngành GDĐT Quận luôn chăm lo xây dựng đội ngũ về mọi mặt, chú trọng bồi dưỡng CBQL, GV nhằm nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, rèn luyện năng lực sư phạm, nhân cách nhà giáo tốt, đáp ứng yêu cầu của GDĐT trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Cụ thể là: kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý từ phòng GDĐT đến trường theo tiêu chuẩn quy định để có khả năng thực hiện nhiệm vụ, thực hiện các công cụ vận động đạt kết quả tốt như: “Dân chủ hóa trường học”, “Kỷ cương, Tình thương, Trách nhiệm” và “Không gian lận trong thi cử, không chạy theo bệnh thành tích trong giáo dục”, xây dựng kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng đội ngũ GV các bậc học đạt yêu cầu chuẩn về trình độ đào tạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc tự bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ cho giáo viên dạy TH và THCS nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, đảm bảo chuẩn GV, tiếp tục thực hiện việc luân chuyển CBQL, GV bố trí công tác phù hợp từng bước thực hiện công bằng và đảm bảo đồng đều về năng lực sư phạm của đội ngũ các trường trên địa bàn Quận.
Thời gian qua, Quận đã tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên, CBQL giáo dục phát triển khá đồng bộ về số lượng, nâng cao chất lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đúng đường lối lãnh đạo của Đảng, chấp hành nghiêm túc pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có ý thức vươn lên về mọi mặt.
1) Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phục vụ các trường tiểu học a) Ưu điểm:
Tính đến thời điểm 5/2011, cán bộ quản lý (60 người) cơ bản đủ đáp ứng nhu cầu các trường tiểu học, theo tỷ lệ quy định: trường TH hạng 3 có 2 cán bộ quản lý, trường tiểu học hạng 2 có từ 2 đến 3 cán bộ quản lý.
Bảng 2.4. Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên các trường tiểu học từ 2006 - 2011 Năm học Số trườn g Số lớp Tổng số CB, GV, NV (người) CBQL (người)
Giáo viên Nhân viên Số lượng (người) Tỉ lệ % Tổng (người) Trong đó KT TV 2006 - 2007 18 375 591 54 555 93.9 36 01 01 2007 - 2008 18 375 598 54 558 93.3 40 01 01 2008 - 2009 19 410 652 56 550 84.4 46 01 01 2009 - 2010 19 410 672 56 575 85.6 41 01 01 2010 - 2011 20 430 686 60 586 85.4 41 01 01
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 10)
Đội ngũ giáo viên trực tiếp dạy lớp gồm 482 GV dạy lớp, 218 GV bộ môn chuyên biệt, số lượng đủ so với mức quy định của Chính phủ (1, 2 GV/lớp). Với tỷ lệ này, các trường đã tổ chức dạy học “chuyên biệt”, đặc biệt là môn ngoại ngữ đều bố trí dạy cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 và đảm bảo việc bố trí dạy 2 buổi ở những lớp 2 buổi/ngày (để tiến tới năm 2015 hầu hết các trường tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày), bố trí dạy thay cho giáo viên nghỉ ốm, thai sản, dạy thay cho giáo viên đi học, không có hiện tượng phải “treo” lớp (lớp không có giáo viên đứng lớp ổn định, mà do nhiều giáo viên dạy thay).
Đồng thời, trình độ chuyên môn của GV được nâng lên đáng kể: năm 1987 khi Quận mới tái lập, theo thống kê của phòng GDĐT Quận trình độ chuyên môn của đội ngũ CBQL, GV, NV thấp, tỷ lệ GV đạt chuẩn đào tạo sư phạm như sau:
Mầm non: 100%; Tiểu học: 100%; THCS: 99,5%.
Sau hơn 20 năm phấn đấu, GV vừa công tác vừa tham gia các lớp đào tạo sư phạm với nhiều hình thức (tập trung, tại chức, từ xa,…), đến nay trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên được nâng lên rõ nét, số liệu giáo viên đạt theo chuẩn của Bộ GDĐT quy định, mầm non đạt 100% (trong đó 72,3% trên chuẩn và có 02 Thạc sĩ), tiểu học đạt 100% (trong đó 52,2% trên chuẩnvà có 01 Thạc sĩ), THCS đạt 99,5% (trong đó 77,4% trên chuẩn và có 07 Thạc sĩ; 01 Tiến sĩ), xem cụ thể ở bảng 2.5 sau:
Bảng 2.5. Tổng hợp trình độ đào tạo của đội ngũ CB, GV, NV (đến tháng 5/2011) Giáo dục Tổng số Số không cần có TĐĐT Số CB, GV, NV có trình độ đào tạo Tổng
Đạt chuẩn Chưa đạt chuẩn Trên chuẩn Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Mầm non 397 0,00 397 397 100 0,00 0,00 287 72,3
TH 700 0,00 700 700 100 0,00 0,00 365 52,2
THCS 685 0,00 685 681 98,9 10,00 1,02 530 75,2
Tổng: 1.782 0,00 1.782 1.775 99,6 0,10 0,6 1,182 66,3
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 10)
Đội ngũ nhân viên trường học có 67 người gồm chuyên trách các bộ phận, phụ trách các phòng chức năng và nhân viên phục vụ, bảo vệ. Từ những năm thực hiện chương trình, SGK mới, đội ngũ được bổ sung cơ bản đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng, hạn chế tối đa hiện tượng giáo viên phải kiêm nhiệm, đặc biệt là nhân viên thư viện, kế toán được bổ sung hàng năm, trong năm 2006 – 2007 đã phân công phụ trách tài chính, thư viện đúng chuyên môn, nghiệp vụ trên 80%.
Cơ cấu đội ngũ giáo viên, giáo viên nữ trong ngành cao, ít trường chỉ có một vài GV nam, đây cũng là một khó khăn trong việc điều động dạy thay cho những GV nghỉ thai sản, ốm đau, luân chuyển và ít nhiều ảnh hưởng không tích cực đến giáo dục toàn diện đối với HS, GV có tuổi đời trẻ chiếm tỷ lệ khá cao (dưới 35 tuổi là 56,6%) là một thuận lợi trong việc bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
Công tác xây dựng Đảng trong các trường TH được quan tâm, do đó số Đảng viên được kết nạp hàng năm có tăng lên, từ năm học 1999 – 2000 có 52 Đảng viên đạt 8.63%, có trường không có đảng viên và không có đủ số lượng đảng viên để thành lập chi bộ, đến năm học 2009 – 2010 có 236 đảng viên, 100% trường có chi bộ riêng. Năm 2011 số đảng viên là 252 (18,4%), tăng so với năm 2009 là 9,8%.
Phong trào thi đua phấn đấu trở thành giáo viên giỏi được đại bộ phận CBQL, GV nhiệt tình tham gia hưởng ứng và được tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ theo hướng nâng cao chất lượng. Song thực tế số GV giỏi xuất sắc không nhiều, do một số GV vừa phấn đấu GV dạy giỏi, lại chuyển công tác theo chủ trương địa phương hóa, một vài nhà trường còn tồn tại GV xếp loại trung bình.
b) Nhược điểm:
Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên hiện nay đội ngũ CBQL, GV, NV của trường tiểu học còn bộc lộ một số điểm bất cập sau đây:
Số lượng giáo viên tuy không thiếu nhiều so với định mức, song do địa bàn có các phường xa nên tỷ lệ giáo viên phân bố không đều giữa các đơn vị. Những đơn vị ở các phường trung tâm thuận lợi thường có số lượng vượt định mức hơn ở những đơn vị các phường khó khăn.
Số lượng giáo viên dạy các môn chuyên biệt như: âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, ngoại ngữ, tin học chỉ đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng, chưa đạt về chuẩn đào tạo đúng nghiệp vụ. Hàng năm, có một số lớp đào tạo GV dạy môn chuyên biệt, ngành mới chỉ sắp xếp, cử đi học số GV đang dạy ở các trường có điều kiện phát triển giáo dục thuận lợi.
Năm học 2006 – 2011, bậc tiểu học toàn Quận có: 46 giáo viên dạy âm nhạc, 43 GV mỹ thuật, 24 GV tin học, 69 GV dạy ngoại ngữ, 53 giáo viên dạy thể dục, một số trường chưa có giáo viên dạy các môn chuyên biệt.
Bảng số 2.6. Thống kê trình độ đào tạo, trình độ chính trị, ngoại ngữ, tin học, độ tuổi đội ngũ CB, GV, NV các trường tiểu học hiện nay
Đội ngũ Tiêu chí
Tổng CB, GV,
NV
Cán bộ quản lý Giáo viên Nhân viên
Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người ) Tỉ lệ % Trình độ đào tạo Tổng số 686 60 8,8 600 87,5 26 3,8 Thạc sĩ 09 05 0,8 4 0,6 00 00 Đại học 437 60 7,5 377 62,8 00 00 Cao đẳng 225 00 00 223 37,2 02 7,7 Trung cấp 02 00 00 00 00 02 7,7 Chưa đạt chuẩn (chưa đào tạo)
00 00 00 00 00 00 00 Trình độ chính Trung cấp chính trị trở lên 108 59 54,6 49 45,4 00 00 Sơ cấp chính trị 57,5 00 00 572 99,5 03 0,5 Tin học CCA 686 60 87 623 90,8 03 0,4
Tin học CCB 75 12 16 61 81,3 02 0,4 Ngoại ngữ A 81 09 11,1 72 10,4 00 00 Ngoại ngữ B 55 03 33,3 52 7,5 00 00 Độ tuổi Dưới 35 397 23 3.3 371 54.1 03 0.4 Từ 35 – 45 169 27 3.9 132 19.2 10 1.2 Nữ trên 45 270 15 2.2 255 37.2 00 00 Nam trên 50 165 20 2.9 145 21.1 00 00
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 10)
Qua bảng 2.6 trên, ta thấy những điểm mạnh, yếu của đội ngũ TH biểu hiện:
− Về trình độ đào tạo: cán bộ quản lý qua đào tạo quản lý giáo dục 99%, giáo viên được đào tạo từ nhiều nguồn: 12+1, trung học sư phạm (THSP), cao đẳng tiểu học (CĐTH) nên chất lượng không đều, tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên trên chuẩn thấp, vẫn còn giáo viên chưa đạt chuẩn.
− Về trình độ chính trị: tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ lý luận chính trị trung cấp đạt 2,8%, trình độ tin học tương đối (chứng chỉ A: 81%), đa phần CBQL, GV, NV chưa đủ sức khai thác những chức năng cơ bản của máy tính, chưa vận dụng được máy tính vào công tác quản lý, dạy học, trình độ ngoại ngữ thấp so với mặt bằng chung của Thành phố (chứng chỉ A: 10,4%, chứng chỉ B: 7,5%), nhiều giáo viên chưa có khả năng hỗ trợ học sinh trong việc học ngoại ngữ.
− Về độ tuổi: cán bộ ở độ tuổi trên 45 chiếm tỷ lệ cao (35/60: 58,3%)
2) Đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở a) Ưu điểm:
Về số lượng: đội ngũ CBQL, GV, NV các trường THCS có nhiều biến động theo chiều hướng tốt như: hiện nay tổng số CBQL, GV THCS là 991 người ( PGDĐT quản lý) và 71 người (thuộc trường THPT có cấp THCS). Số lượng cán bộ quản lý cơ bản đủ về số lượng, theo định mức quy định: trường hạng 3 có 2 cán bộ quản lý, trường hạng 2 có từ 2 đến 3 cán bộ quản lý. Giáo viên liên tục tăng cả về số lượng lẫn loại hình.
• Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo từ CĐSP trở lên là 99,6% (trong đó: trình độ Đại học 24,1%)
• Đã có đủ giáo viên ngoại ngữ (Anh văn) để dạy ở tất cả các trường THCS trong toàn Quận.
• Giáo viên thể chất đang từng bước được bổ sung đầy đủ, được đào tạo, bồi dưỡng đúng chuyên môn nghiệp vụ.
Bảng 2.7. Cán bộ quản lý, GV, NV các trường THCS từ 2006 - 2011 Năm học THPT có HS THCS THCS Tổng số CB,GV ,NV (người ) CBQL (người )
Giáo viên Nhân viên
Trư ờng Lớp Trường Lớp Tổng (người Số lượng Số lượng Tỉ lệ % Tổng (ngư Trong đó KT TV 2006 - 2007 05 93 06 197 909 36 895 98,5 11 01 01 2007 - 2008 07 125 06 189 965 36 952 98,7 10 01 01 2008 - 2009 08 145 06 195 960 36 947 98,6 10 01 01 2009 - 2010 09 170 06 198 955 36 940 98,4 12 01 01 2010 - 2011 09 172 06 198 971 36 955 98,4 13 01 01
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 10)
Đa số đội ngũ CBQL, GV, NV trường THCS có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với nghề nghiệp, một bộ phận có tay nghề vững vàng và chuyên môn giỏi đã và đang đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của ngành.
Số lượng nhân viên trường học tăng, đáp ứng được phần nào nhu cầu phục vụ đổi mới phương pháp dạy và học.
Về trình độ đào tạo: được nâng dần qua hàng năm, trình độ đào tạo trên chuẩn tăng, không có giáo viên chưa đạt chuẩn.
Về độ tuổi: tỷ lệ CBQL, GV, NV dưới 35 tuổi tăng dần, tỷ lệ trên 45 tuổi (đối với nữ), trên 50 tuổi (đối với nam) giảm dần.
Bảng 2.8. Thống kê trình độ đào tạo, độ tuổi đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường THCS Quận 10 hiện nay
Đội ngũ Tiêu chí
Tổng CB, GV,
NV
Cán bộ quản lý Giáo viên Nhân viên Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
(người) (người) (người) Tổng số 909 36 4,0 880 96,8 12 1,3 Thạc sĩ 09 07 0,8 02 0,2 00 00 Đại học 879 29 3,2 850 93,5 00 00 Cao đẳng 20 00 00 16 1,8 04 0,4 Trung cấp 01 00 00 00 00 01 0,1 Chưa đạt chuẩn (chưa qua đào tạo)
07 00 00 00 00 07 0,7 Trình độ chính trị, tin Trung cấp chính trị 245 36 4,0 209 23 00 00 Sơ cấp chính trị 668 00 00 668 73,5 00 00 Tin học CCA 860 30 3,3 820 90,2 10 1,1 Tin học CCB 66 06 0,7 59 6,5 01 0,1 Ngoại ngữ A 773 32 3,5 740 81,4 01 0,1 Ngoại ngữ B 152 04 0,4 148 16,3 00 00 Độ tuổi Dưới 35 344 12 1,3 320 35,2 12 1,3 Từ 35 – 45 387 17 1,9 370 40,7 00 00 Nữ trên 45 123 03 0,3 120 13,2 00 00 Nam trên 50 74 04 0,4 70 7,7 00 00
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 10)
b) Nhược điểm
− Về số lượng: đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên THCS tuy tăng nhiều, tăng liên tục qua hàng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được tỷ lệ cần thiết theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
− Về cơ cấu theo bộ môn:
− Số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường THCS tuy tạm đủ, song không đồng bộ về mặt cơ cấu. Một số môn như Âm nhạc, Mỹ thuật vẫn còn thiếu, nhất là bộ môn mỹ thuật (70 giáo viên). Hiện tại, toàn Quận có 83 giáo viên Âm nhạc, 86 giáo viên có trình độ dạy tin học. Chính vì thế, hiện tượng giáo viên dạy “chéo môn”, dạy những môn không được đào tạo vẫn còn.
+ Quận 10, trung tâm kỹ thuật tổng hợp và dạy nghề vừa mới xây dựng xong (năm 2011) chưa có cơ sở giảng dạy và có trung tâm Tin học, ngoại ngữ, giáo viên chỉ vận dụng kiến thức được đào tạo cơ bản, không được trang bị thêm kiến thức bổ trợ, nên việc đầu tư dạy học theo hướng đổi mới, tích cực, tích hợp và ứng dụng công nghệ thông tin… có nhiều hạn chế, do đó chất lượng giảng dạy chưa cải thiện tốt.
+ Đội ngũ nhân viên thư viện mới được tuyển từ năm học 2006 – 2010 đến nay, kinh nghiệm còn ít, chưa qua đào tạo trình độ chuyên môn thư viện và chưa có tay nghề vững vàng nên việc giúp nhau tự bồi dưỡng hết sức hạn chế.
− Về trình độ đào tạo:
+ Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên trên chuẩn còn ít, chưa có giáo viên học Thạc sĩ.
+ Vẫn còn vài giáo viên chưa đạt chuẩn.
− Về trình độ chính trị:
+ Số cán bộ quản lý, GV có trình độ chính trị trung cấp chưa nhiều.
− Về trình độ tin học, ngoại ngữ còn quá thấp, đa số GV, NV chưa đủ trình độ tin học để làm việc trên máy vi tính, chưa góp được công sức, kinh nghiệm trong việc đưa tin học vào nhà trường theo tinh thần quyết định số 81/2001/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ, chưa đủ trình độ ngoại ngữ tham gia thi tuyển sau Đại học.
− Về độ tuổi: độ tuổi dưới 35 chiếm tỷ lệ cao, nhưng lại ít kinh nghiệm trong công tác quản lý.
2.2.3.2. Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và các nguồn vật lực, tài lực cho phát triển giáo dục