Phương pháp sơ đồ luồng

Một phần của tài liệu Xây dựng và quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở quận 10, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 đến 2020 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 27 - 28)

Là phương pháp thông dụng để dự báo quy mô học sinh. Phương pháp này có thể cho phép ta tính toán “luồng” học sinh suốt cả hệ thống giáo dục phổ thông, nhất là ở các cấp học phổ cập như tiểu học và THCS. Phương pháp sơ đồ luồng dựa vào 3 tỷ lệ quan trọng:

• Tỷ lệ học sinh lên lớp P.

• Tỷ lệ học sinh lưu ban R.

• Tỷ lệ học sinh bỏ học D.

Sơ đồ luồng được hình dung như sau:

Theo sơ đồ trên thì số lượng học sinh lớp 1 ở năm học T2 sẽ được tính bằng công thức sau: E1.2= N2 + (E1.1 x R1.1)

Trong đó:

• E1.2: là số học sinh lớp 1 ở năm học thứ T2.

• E1.1: là số học sinh lớp 1 ở năm học thứ T1.

• R1.1: là tỷ lệ lưu ban của lớp 1 ở năm học thứ T1.

Cũng theo sở đồ trên số lượng học sinh lớp 2 năm học T2 sẽ được tính theo công thức: E2.2 = (E1.1 x P1.1) + (E2.1 x R2.1)

Tương tự như thế ta có thể tính được số lượng học sinh cho các lớp 3, 4, 5 ở năm học T2 hoặc tính cho học sinh lớp n ở năm học thứ Tn.

Dùng mô hình sơ đồ luồng để dự báo ta thấy:

• Phương pháp này có thể áp dụng để dự báo một cách khá chính xác quy mô học sinh phổ thông.

• Để dự báo được chính xác, phải nắm chắc các chỉ số:

+ Dân số trong độ tuổi nhập học trong thời kỳ dự báo.

+ Tỷ lệ nhập học tương lai.

+ Tỷ lệ lên lớp, lưu ban, chuyển cấp trong tương lai.

Một phần của tài liệu Xây dựng và quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở quận 10, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 đến 2020 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w