Những khó khăn, thách thức.

Một phần của tài liệu Xây dựng và quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở quận 10, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 đến 2020 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 61 - 64)

1) Về cơ sở vật chất:

2.3.4.Những khó khăn, thách thức.

Giáo dục tiểu học và THCS Quận 10, mặc dù có những thuận lợi rất cơ bản nhưng trước yêu cầu tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục phổ thông, hiện nay vẫn còn tồn tại những vấn đề như: việc phát triển mạng lưới trường lớp ở một số phường còn khó khăn, chưa có trường THCS, mỗi phường chỉ có 1 trường TH, trường TH ở những địa phương này có nhiều điểm lẻ, chất lượng dạy học ở một số trường chênh lệch còn lớn hơn so với mặt bằng chung của Quận, một số bộ phận nhân dân nhận thức chưa thật đúng đắn về XHHGD, giao phó trách nhiệm giảng dạy, giáo dục học sinh cho thầy cô và nhà trường, đồng thời, việc hỗ trợ từ phía cha mẹ học sinh đối với nhà trường chưa tích cực.

Mọi thách thức lớn là do yêu cầu đổi mới GDPT, chương trình do Bộ GDĐT ban hành có nhiều nội dung đổi mới, để có thể dạy tốt thì giáo viên phải có năng lực sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại để tổ chức hướng dẫn

học sinh thực hành, thí nghiệm… Tuy nhiên, do giáo viên, nhân viên phụ trách các phòng chức năng phục vụ giảng dạy, trước đây chưa được đào tạo đúng nghiệp vụ từ trường sư phạm nên làm trở ngại việc thực hiện công tác giảng dạy và phục vụ giảng dạy đạt yêu cầu cao.

Bảng 2.17:Phân tích theo sơ đồ SWOT

MẶT MẠNH (S) THUẬN LỢI (O)

- Quy mô học sinh, mạng lưới trường lớp phát triển ổn định, từng bước hoàn chỉnh theo hướng chuẩn

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. - Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến, hiệu quả đào tạo khá tốt. - Duy trì, phát huy tốt phong trào học sinh giỏi.

- Liên tục giữ vững chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và THCS.

- Cơ cấu bộ máy khoa học hợp lý đủ năng lực vận hành đổi mới.

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ trường học: 90% trường công nhận là cơ quan văn hóa.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn XHH

- Thành ủy, HĐND, UBND và các tổ chức chính trị xã hội quan tâm chăm lo phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục thành phố.

- Thành phố ưu tiên đầu tư kinh phí nâng cấp CSVC – thiết bị dạy học, triển khai tốt các chương trình của giáo dục.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng cường GDP hàng năm vững chắc tạo điều kiện cho việc phân luồng học sinh THPT và nâng cao chất lượng cuộc sống làm cho người dân có điều kiện học tập tốt hơn.

- Hội đồng giáo dục Quận và các phường hoạt động có hiệu quả.

- Đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, giao lưu hợp tác phát triển giáo dục của quận.

MẶT YẾU (W) KHÓ KHĂN (T)

- Cơ cấu đội ngũ giáo viên mất cân đối giữa các bộ môn.

- Công tác quản lý giáo dục chậm đổi mới.

- CSVC, TB-DH còn thiếu, các điều

- Chất lượng giáo dục đào tạo chưa đáp ứng nguồn nhân lực của Thành phố.

kiện làm việc chưa được đảm bảo. - Việc đổi mới phương pháp giảng dạy, viết SKKN, nghiên cứu khoa học, hướng nghiệp, dạy nghề còn hạn chế.

khu dân cư mới được hình thành làm ảnh hưởng đến quy mô giáo dục. - Quận 10 là trung tâm của Thành phố nên có nhiều tác động ngược chiều đến môi trường giáo dục.

Kết luận chương 2

Qua đánh giá thực trạng giáo dục TH, THCS ở Quận 10 ta thấy Giáo dục và đào tạo Quận 10 đang phát triển khá mạnh mẽ đáp ứng đủ, đồng bộ thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo.

Tuy nhiên, thực trạng cho thấy vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển KT – XH của Quận trong quá trình hội nhập. Đội ngũ giáo viên, CBQL chưa được tính toán về lớp kế thừa một cách khoa học, chất lượng giáo dục giữa các trường còn chênh lệch, quy mô trường học, phòng học, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng đủ, đồng bộ, vì vậy, khó khăn trong xây dựng, phát triển trường học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa chưa đáp ứng được theo chủ trương trường học hai buổi của Sở Giáo dục và Đào tạo, còn trường có diện tích quá nhỏ lớp học và chia thành 02 cơ sở, không đúng chuẩn, loại hình các lớp học chưa được sắp xếp có hệ thống, chưa xây dựng được trường chuẩn Quốc gia, công tác dự báo xây dựng quy hoạch và phát triển chưa đặt nặng.

Vì thế để phát huy những thế mạnh, khắc phục những khó khăn thách thức đáp ứng được nhu cầu xã hội trong xu thế hội nhập. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp của Giáo dục và Đào tạo Quận 10 là phải làm tốt công tác xây dựng quy họach phát triển giáo dục.

Chương 3

XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 10 TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN 2020

Một phần của tài liệu Xây dựng và quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở quận 10, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 đến 2020 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 61 - 64)