3) Phương pháp so sánh
1.7.4. Thực trạng giáo dục là một nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của giáo dục
phát triển của giáo dục
1.7.4.1. Quy mô học sinh
Học sinh là nhân vật trung tâm của trường học, là lý do để nhà trường tồn tại. Quy mô học sinh lớn, nhỏ, tăng hay giảm đều ảnh hưởng trực tiếp đến quy hoạch giáo dục. Quy mô học sinh cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để xác định quy mô trường lớp, làm cơ sở để phân hạng trường, để hoạch định diện tích cần có, để tính biên chế giáo viên, nhân viên.
1.7.4.2. Cơ sở vật chất và trường lớp
Từ khi nhà giáo dục vĩ đại Kômenxki đề xuất mô hình trường lớp tập trung, CSVC trường, lớp trở thành một bộ phận không thể thiếu của hệ thống giáo dục, là một trong những điều kiện tiên quyết để hệ thống giáo dục hoạt động, đồng thời phải được xây dựng, củng cố và phát triển liên tục để đáp ứng cho sự phát triển, đổi mới của hệ thống giáo dục.
1.7.4.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường học
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường học vừa là lực lượng thực thi quy hoạch, vừa là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng của quá trình giáo dục. Đội ngũ CBQL, GV, NV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có tay nghề vững vàng sẽ góp phần tạo nên chất lượng giáo dục tốt.
1.7.5. Thu nhập quốc dân và đầu tư cho giáo dục TH, THCS
Nhóm nhân tố này có ảnh hưởng cơ bản và trực tiếp quy mô phát triển giáo dục tiểu học và THCS. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và GNP bình
quân đầu người cao sẽ tạo điều kiện cho việc đầu tư cho GDĐT, làm cho công tác phổ cập GDTH và THCS được tiến hành thuận lợi, tạo tiền đề cho phổ cập giáo dục bậc trung học trong những năm tiếp theo.
Nguồn ngân sách nhà nước chi cho giáo dục chiếm tỷ lệ cao trong ngân sách nhà nước và ngày càng tăng lên qua các năm sẽ tạo điều kiện để giáo dục phát triển nhanh và bền vững.