Đối ứng với không gian tâm lý

Một phần của tài liệu Kết cấu tác phẩm hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 111 - 115)

- Hệ thống nhân vật phi đối xứng:

3.2.2. Đối ứng với không gian tâm lý

Bên cạnh xây dựng cặp đối ứng giữa không gian sinh hoạt trong phủ Giả và xã hội, tác giả còn xây dựng một thế giới tinh thần trong phủ Giả để làm nổi bật các vấn đề xã hội. Trong không gian sang trọng, xa hoa, không ngớt những âm thanh nhộn nhịp đó độc giả còn cảm nhận ở đây là một không gian tù túng ngột ngạt, cũng với những mâu thuẫn hết sức gay gắt. Đây thực chất là cuộc sống bên trong của một đại gia đình quý tộc giàu sang này.

Trong cuộc sống hồng trần, ớc mơ về giàu sang và quyền lực luôn đi liền với nhau. Nên ngay cả khi sống trong sự vinh hoa phú quý, các chủ nhân của phủ Giả vẫn ra sức kéo lợi về mình và tìm mọi cách để nắm giữ quyền lực, thu lợi nhuận cho riêng bản thân mà không cần đến xung quanh. Chính điều này làm cho phủ Giả nhiều khi trở thành một chiến trờng với sự ganh đua đấu đá quyết liệt.

Phợng Th tuy là cháu dâu nhng lại đợc Giả Mẫu giao cho nhiệm vụ trông coi mọi thứ chi tiêu quản lý trong phủ nhng cũng qua đó mà tận dụng mọi cơ hội để kiếp chác. Ngay cả trong đám ma của Tần Thị, chị ta cũng luôn tìm mọi cách để luồn lọt, hòng lấy lòng Giả Mẫu để tạo ra cơ hội thăng tiến địa vị trong gia đình đồ sộ này. Ngoài những tham vọng về tiền tài cũng nh lòng hẹp hòi về cá nhân. Phợng Th còn là một con ngời đầy lòng nham hiểm, độc ác. Khi biết chồng mình có vợ bé, Phợng Th đã tìm mọi thủ đoạn vừa ra mặt nhân đức hiền từ nhng mặt khác lại bày trò vùi dập ngời ta đến chết.

Tiết Bảo Thoa cũng ngấm ngầm bớc vào gia đình đại quý tộc này bằng âm mu thủ đoạn riêng. Bề ngoài thể hiện là một phụ nữ đoan trang hiền thục nhng bên trong lại vô cùng quyết liệt, thâm hiểm. Tuy cuối cùng Bảo Thoa cũng thành thân đợc với Bảo Ngọc nhng lại hứng chịu sự thất bại vì đó là cuộc hôn nhân không có tình yêu. Còn Lâm Đại Ngọc, cô tiểu th đã sầu đa cảm này lại thắng lợi trong tình yêu vì trái tim của Giả Bảo Ngọc chỉ có một mình "em Lâm" mà thôi, nhng Đại Ngọc lại thất bại trong việc thành thân với Bảo Ngọc để rồi cuối cùng cô chết trong sự cô đơn, bệnh tật.

Dì Triệu vì luôn mong muốn thay đổi vị trí để đợc làm bà chủ trong phủ giả nên không từ bỏ một hành động độc ác nào để đạt đợc mục tiêu ngay cả việc yểm bùa hòng giết chết Giả Bảo Ngọc.

Có thể nói, thế giới nội tâm của các nhân vật ở trong phủ Giả là một không gian chiến trờng diễn ra những cuộc đấu tranh quyết liệt ngay trong nội bộ gia đình của mình. Sự gay gắt cùng với những mâu thuẫn đã đợc tác giả thâu tóm trong lời nói bất bình đầy sắc cạnh của Thám Xuân: "Chúng mình đều là con ruột thịt một nhà thế mà ngời nào ngời nấy chẳng khác gi gà chọi, chỉ chực nuốt sống lẫn nhau”. Đây là lời nhận xét chính xác về mối quan hệ giữa các thành viên chủ nhân trong phủ Giả.

Nhng thực chất, các mâu thuẫn và cuộc đấu tranh ngấm ngầm nhng ác liệt giữa các thành viên trong gia đình phủ Giả là hình ảnh những mâu thuẫn nội bộ

và cuộc chiến đấu gay gắt trong hệ thống giai cấp thống trị xã hội đơng thời. Nếu nh mâu thuẫn giữa các ông chủ bà chủ tạo ra một tâm lý hết sức căng thẳng ngay trong phủ Giả thì trong mối quan hệ giữa chủ và tớ cũng tạo ra một sự gò bó, tù túng đến hạn hẹp trong không gian gia đình. Đây chính là một đặc điểm nổi bật trong không gian tâm lý.

Chế độ phong kiến có những quy định hết sức ngặt nghèo đối với thân phận của những ngời hầu. Họ chỉ có một phận sự duy nhất là phụng sự và hầu hạ chủ của họ. Còn lại tất cả mọi quyền lợi cũng nh quyền tự do của họ cũng bị tớc đoạt, tơng lai và số phận của họ nằm trong tay của chủ nhân. Chính những quy định quá khắt khe đó đã khiến cho những thân phận nhỏ bé càng trở nên mong manh và bất ổn.

Gia đình họ Giả là nơi biểu tợng tập trung nhất mối quan hệ giữa chủ và tớ. Với quy mô của một đại gia đình quý tộc, phủ Giả có một quan hệ thống các ông chủ, bà chủ kèm theo đó là các a hoàn, nàng hầu. Sống bên cạnh các ông chủ bà chủ, các a hoàn hầu không thể lờng hết đợc những gì sẽ xẩy ra với số phận mỏng manh của mình. Ngay cả những sơ suất nhỏ cũng có thể làm cho họ đánh đập, chửi mắng thậm chí còn bị bức bách cho đến chết. Kim Xuyến chỉ vì một lời nói đùa đối với cậu chủ mà bị khép vào tội làm "h hỏng" các cậu ấm. Tình Văn vì xinh đẹp nên bị coi là một mối hoạ với các cậu chủ, cô bị đánh đập, bị đuổi ra ngoài. T Kỳ vì có "tình tứ" với ngời ngoài phủ nên bị đuổi việc... Đó cũng là những lý do dẫn đến cái chết oan uổng của họ. Còn Tập Nhân nhu mì, hiền thục, chu đáo đợc lòng chủ, chính vì vậy mà cô không có cơ hội để thoát khỏi thân phận "tôi đòi".

Có thể nói, phủ Giả sang trọng xa hoa trở thành một nơi giam hãm, chôn vùi tuổi thanh xuân của họ. Sự bức bách trong mối quan hệ giữa chủ và tớ ở phủ Giả khiến cho bầu không gian trở nên ngột ngạt tù túng. Hầu nh không có ngày nào là không có sự việc đánh đập hoặc chết chóc... Đây cũng chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra những phản ứng tức thời của họ. Thực ra không gian tâm

lý tù túng trong mối quan hệ giữa chủ nhân và ngời hầu không phải là một trờng hợp duy nhất. Mà chỉ là một điển hình của xã hội ở góc độ mối quan hệ giữa chủ và tớ.

Không gian sinh hoạt cùng với các mối quan hệ trong phủ Giả đã tạo thành một bức tranh hết sức sinh động biểu hiện một cách tập trung nhất các vấn đề của hiện thực. Đó là hiện thực cuộc sống của tầng lớp quý tộc với những bản chất chân thật của nó.

Nh vậy phủ Giả là một không gian đợc xây dựng bằng bút pháp h cấu, mang tính chất giả định. Tuy nhiên, các sự kiện, các hiện tợng xẩy ra trong không gian đó đều xuất phát từ cuộc sống hiện thực. Vì vậy mỗi thông tin đợc phản ánh đều mang một sức khái quát cao độ, hình tợng hoá các vấn đề của cả một xã hội. Nếu nh Thái H ảo Cảnh là sự phản ánh hiện thực của phủ Giả thì không gian phủ Giả lại là sự phản ánh hiện thực của xã hội đơng thời. Phủ Giả là hình ảnh thu nhỏ trong Thái H ảo Cảnh, còn xã hội đơng thời Tào Tuyết Cần lại đợc thu nhỏ lại trong không gian sinh động của phủ Giả.

Qua sự khảo sát về sự đối ứng giữa không gian trong mộng và không gian thực đã đợc tác giả phản ánh các vấn đề một cách sâu sắc. Bên cạnh đó biện pháp đối ứng này còn giúp cho tác giả tránh đợc sự kiểm soát của xã hội, nhằm che đậy đợc sự thật của vấn đề.

Bằng biện pháp tổ chức các cặp không gian trong mộng đối ứng với không gian thực tác giả đã lần lợt đề cập đến nhiều vấn đề của xã hội. Ngợc lại không gian thực xuất hiện bên cạnh không gian mộng lại là sự hiện thực tuy có sự đối lập nhau giữa mộng và thực nhng xét đến cùng đó là vừa bổ sung, vừa đối lập để phản ánh một cách sâu sắc hiện thực mà thôi. Bên cạnh tính chất phản ánh hiện thực xã hội không gian mộng còn có ý nghĩa biểu hiện quan điểm của tác giả. Cũng từ sự phản ứng với bản chất của xã hội đó mà tác giả đã đa ra một lẽ sống của mình: Tất cả những vinh hoa phú quý chỉ là một thứ phù du h ảo, có thể tan

biến đi vào bất cứ lúc nào. Quan điểm này xuất phát từ chính cuộc đời thực của tác giả.

Tóm lại: "Chân" và "Giả" là hai cặp phạm trù đối lập nhau nhng lại đợc kết hợp khá độc đáo ở trong tác phẩm. Với nguyên tắc "Dĩ giả đối chân" đã đem đến cho độc giả một cái nhìn mới, đặc biệt là góc độ không gian nghệ thuật, mỗi một cặp không gian hiện thực và không gian giả định đợc xuất hiện trong tác phẩm chính là những thủ pháp nghệ thuật có ý nghĩa hiện thực, vừa chuyển tải đợc những quan niệm mới mẻ về cuộc đời mà tác giả muốn gửi gắm. Với thủ pháp nghệ thuật này biểu hiện tài năng của Tào Tuyết Cần.

Một phần của tài liệu Kết cấu tác phẩm hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w