Kết cấu hệ thống sự kiện nhóm hồi đầu

Một phần của tài liệu Kết cấu tác phẩm hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 57 - 67)

- Thứ hai: Thơ của nhân vật trong truyện:

2.2.2. Kết cấu hệ thống sự kiện nhóm hồi đầu

Hồng lâu mộng có một trăm hai mơi hồi nhng từ rất sớm các nhà nghiên

giác nh đã đọc toàn bộ cuốn sách. Chỉ có lý giải một cách chính xác năm hồi đầu mới có thể nói đến chuyện lý giải Tào Tuyết Cần và Hồng lâu mộng của ông. Năm hồi đầu là chìa khoá thuận lợi để mở ra kho tàng quý báu của toà nghệ thuật. ở đây chúng tôi giành sự chú ý cho năm hồi đầu không chỉ vì vai trò của nó trong tổng thể một trăm hai mơi hồi mà quan trọng hơn nó có mối liên hệ với nhiều vấn đề trong tác phẩm.

Quan niệm về nghệ thuật sáng tác "chân sự ẩn khứ" và "giả ngữ thôn ngôn" đợc triển khai trên mọi phơng tiện nghệ thuật của tác phẩm nhng chỉ đợc tác giả nhắc đến một cách trực tiếp ở hồi một.

Việc dành nhiều bút mực cho điều này không phải là chuyện ngẫu nhiên, đặc biệt khi so sánh với truyền thống tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc vốn không chú trọng đến phần gọi là "tuyên ngôn nghệ thuật" trớc khi thực sự đi vào cốt truyện chính của tác phẩm. Điều đó cho thấy, Tào Tuyết Cần bắt tay vào viết hồi một này hẳn đã cân nhắc kỹ lỡng.

Hồi một của Hồng lâu mộng khiến ta liên tởng đến, chẳng hạn lời nói đầu trong tiểu thuyết Đônkyhôtê Nhà quý tộc xứ Mantra của M.Xetcvantex. Điểm giống nhau ở đây là cả hai đều dùng những lời trực tiếp của tác giả để nói với độc giả. Trong Hồng lâu mộng: "ngời làm sách xin nói...độc giả! Các bạn bảo sách này do đâu mà ra? Tôi xin kể rõ lai lịch để độc giả khỏi lầm...", trong

Đônkyhôtê nhà quý tộc xứ Mantra: "độc giả nhàn hạ, chẳng cần thề thốt, tôi

chắc các bạn cũng tin rằng tôi muốn cuốn sách này..." cả hai đều sử dụng một lối đối thoại, mợn lời tác giả để ngầm báo trớc rằng cuốn truyện này không giống những cuốn truyện trớc đó (ở trờng hợp Hồng lâu mộng đó là truyện dã sử, truyện tài tử giai nhân; Với Đônkyhôtê nhà qúi tộc tài ba xứ Mantra là

những truyện kiếm hiệp) chuẩn bị tâm thế cho sự lĩnh hội của ngời đọc trớc một tác phẩm khác thông thờng. Ngoài ra còn có một điều không kém phần quan trọng nữa, đó là những chi tiết này ngay lập tức đã tạo nên một khoảng cách th- ởng thức giữa độc giả và cuốn sách khiến cho ngời đọc ý thức đợc rằng mình

đang tiếp xúc với một câu chuyện không phải là sự thật, cho dù câu chuyện này dựa trên sự thực và ngầm chứa sự thực. Có lẽ, ở đây cần phải nhắc lại một lần nữa những lời Tào Tuyết Cần đã nói ở hồi một này, một mặt ông chỉ rõ "trải qua quãng đời mộng ảo, nên có ý dấu những việc thực...", mặt khác ông lại đa ra câu hỏi "Đầy trang những câu nói hoang đờng, ai giải đợc ý vị bên trong của nó ?". Đa ra sự so sánh giữa hai tác phẩm khá xa nhau về mặt không gian, thời gian nh trên chúng tôi muốn khẳng định rằng: Sở dĩ Tào Tuyết Cần phải dành hẳn một phần hồi một để trình bày quan niệm sáng tác của mình bởi lẽ hơn ai hết ông hiểu rõ sự khác biệt giữa tiểu thuyết của mình so với tiểu thuyết trớc đó hay cùng thời, nên việc có một “lời giáo đầu” với bạn đọc là cần thiết. Nh vậy, những câu trong hồi một, tuy rằng không trực tiếp tham gia vào tình tiết cốt truyện, nhng lại có một tầm quan trọng lớn hơn với lối kết cấu "chân sự ẩn khứ "và "giả ngữ thôn ngôn" của tác phẩm .

Trong năm hồi đầu của tác phẩm, tác giả đã đa ra hàng loạt các sự kiện có ý nghĩa nh các đầu mối dẫn đờng cho sự phát triển của toàn bộ tình tiết cốt truyện cũng nh sự xuất hiện của các nhân vật về sau. Những gì đợc đề cập đến còn là sự thu nhỏ, sự phản chiếu của toàn bộ câu chuyện Hồng lâu mộng. Vai

trò ngụ ý và vai trò dẫn dắt là những điểm nổi bật của năm hồi đầu này. Đáng chú ý đầu tiên là tình tiết hòn đá vá trời xuống trần hởng vinh hoa phú quý, lý giải bi kịch tình duyên giữa Bảo Ngọc - "hòn đá" và Đại Ngọc - "cây tiên thảo". Tình tiết này còn gắn với một câu chuyện có nguồn gốc thần thoại. Nữ Oa vá trời nằm trong hệ thống những thần thoại thời kỳ viễn cổ của Trung Quốc. Việc xuất hiện những nhân vật thần thoại phái nữ nh: Nữ Oa, Hi Hoà, Tây Vơng Mẫu... phản ánh xã hội thị tộc mẫu hệ đơng thời, khi phụ nữ là ngời sáng tạo, là ngời sản xuất, là điểm quy tụ của cả cộng đồng. Ngay từ những lời tâm sự đầu cuốn truyện, tác giả Tào Tuyết Cần đã bộc lộ tấm lòng trân trọng khâm phục của mình với phái nữ, trong nội dung toàn bộ tác phẩm ông vẫn một mực trung thành với ý tởng này, nên việc lấy một thần thoại nh "Nữ Oa vá trời" làm điểm

đầu tiên để triển khai câu chuyện là điều hết sức hợp lý. Cũng trong năm hồi đầu này, ngoài những tình tiết nửa thực nửa h mang đầy tính ẩn dụ, tác giả còn khéo léo dẫn dắt đến những sự kiện, những con ngời thực, coi đó là đầu mối để ngời đọc tiếp xúc với toàn bộ bối cảnh và nhân vật của câu chuyện một cách tự nhiên nh đang quan sát chính cuộc sống, không hề có cảm giác của một độc giả đọc lời giới thiệu của nhà văn. Ví nh chỉ một câu chuyện về Chân Sỹ ẩn đã là đầu mối của ít nhất ba dòng sự kiện:

- Giả Vũ Thôn đợc Chân Sỹ ẩn giúp đỡ, đi thi, làm quan, bị cách chức, làm thầy học cho Lâm Đại Ngọc, rồi đa Lâm Đại Ngọc vào phủ Giả.

- Giả Vũ Thôn gặp Lãnh Tử Hng, từ cuộc đối thoại của hai ngời mà hình dung ra toàn cảnh họ Giả cùng nhân vật của hai phủ: Câu chuyện con gái Anh Liên của Chân Sỹ ẩn bị bắt cóc, sau đó rơi vào tay Tiết Bàn, gây nên vụ kiện do Giả Vũ Thôn xử, từ đó lại có chuyện nhà họ Tiết vì vụ kiện nên đến ở nhà họ Giả, Bảo Thoa vào Giả phủ.

- Chân Sỹ ẩn nằm mộng lý giải chuyện Bảo Ngọc đầu thai vào nhà họ Giả, mối duyên “Mộc - Thạch” cũng nh việc “oan gia phong lu đều phải xuống trần”. Nh vậy, chỉ có một đầu mối đã dẫn dắt đến bao sự kiện h có, thực có, lớn có, nhỏ có; vừa giới thiệu đợc ba nhân vật chính (Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc, Tiết Bảo Thoa) vừa ngầm lý giải cho sự phát triển của toàn bộ diễn biến câu chuyện này.

Riêng vai trò của hồi thứ năm:

Chơi cõi ảo, mời hai thoa chỉ đờng mê

Uống rợu tiên mộng lầu hồng diễn thành khúc

đối với toàn bộ kết cấu nghệ thuật Hồng lâu mộng thì có lẽ không cần phải chứng minh dài dòng. Tác giả đã dành trọn cả hồi này cho sự kiện Giả Bảo Ngọc nằm mộng đến "Thái h ảo cảnh", tuy chỉ là giấc mộng nhng ý nghĩa của nó với toàn bộ tác phẩm thì không gì thay thế đợc. Giấc mộng đã hội hợp toàn

bộ các nhân vật chính từ "Kim Lăng thập nhị thoa chính sách, phó sách, hựu phó sách" đến các sự kiện sẽ xảy ra trong những hồi còn lại của tiểu thuyết. Ng- ời đọc theo dòng câu chuyện mà liên hệ với thực tế.

Với những điều đã nói ở trên có thể khẳng định rằng toàn bộ câu chuyện

Hồng lâu mộng đã đợc tác giả bớc đầu triển khai trong năm hồi đầu. Chỉ có

điều đây là sự triển khai ngầm không thể đoán ra ngay khi mới chỉ đọc năm hồi đầu mà chỉ có thể dùng sự liên tởng để cảm nhận dần dần. Trên thực tế câu chuyện tác phẩm, một trăm mời lăm hồi còn lại nh là một sự diễn dịch năm hồi đầu, mà trong tiếp nhận tác phẩm thì sau khi đọc xong ngời đọc có thể quy nạp toàn bộ một trăm mời lăm hồi sau vào năm hồi đầu. Kết cấu nghệ thuật của

Hồng lâu mộng đã duy trì cả hai hớng quy nạp và diễn dịch đó trong suốt tiểu

thuyết. Nếu hiểu tiểu thuyết không chỉ là kể một câu chuyện, phản ánh một hiện thực mà là trải nghiệm một thế giới, kiểm tra xác nhận một tồn tại nhân sinh khác thì Hồng lâu mộng chính là một ví dụ chứng minh tốt nhất. Chỉ những nhà tiểu thuyết lớn, những bậc thầy trong kết cấu tự sự mới làm đợc điều đó. Hồng

lâu mộng về mặt này làm ta nhớ đến Đi tìm thời gian đã mất của M. Prút chẳng

hạn. Phải chăng chính vì vậy nên mặc dù có những sự kiện mang tính chất thu nhỏ và dự báo trong năm hồi đầu này nhng bốn mơi hồi viết tiếp Thạch đầu ký của Cao Ngạc vẫn không thể hoàn toàn trung thành với kết cấu nghệ thuật ban đầu của Tào Tuyết Cần, ắt hẳn ông sẽ có cách viết khác. Thiết nghĩ đó cũng là lẽ tất yếu trớc những dòng mạch ẩn hiện; h- thực giao nhau phức tạp trong số trang giấy có hạn của năm hồi đầu này.

2.2.3. Tình tiết đối xứng - " Vòng quay cuộc sống" và Tình tiết điềm báo - " Nốt thắt đời ngời" Tình tiết điềm báo - " Nốt thắt đời ngời"

Lịch sử nghiên cứu Hồng lâu mộng cho thấy tác phẩm này có rất nhiều khả năng trong việc đem đến những cảm nhận nghệ thuật hết sức phong phú cho độc giả. Tuy vậy, nhìn chung trên một số điểm ngời đọc có thể thống nhất với nhau:

Thứ nhất: Hồng lâu mộng là tấm gơng phản ánh đúng xã hội Trung Quốc đơng thời (mặc dù phản ánh hiện tợng, quy luật gì trong xã hội và phản ánh nh thế nào thì vẫn là điều cha hoàn toàn nhất trí).

Thứ hai: Hồng lâu mộng là kho tàng ẩn chứa tinh hoa văn hoá truyền thống Trung Hoa. Tuy nhiên chỉ có thế thì e rằng tác phẩm không thể có sức quyến rũ mạnh mẽ đến nh vậy đối với ngời đọc nhiều thời đại. Sức cuốn hút của tác phẩm phần lớn nằm ở tài năng tổ chức, sắp xếp các chi tiết h, thực ngay trong cuộc sống hàng ngày để xây dựng tác phẩm.

Thứ ba: Hồng lâu mộng vơn đến sự thể nghiệm cắt nghĩa nhân sinh bằng sáng tạo đặc sắc.

Đánh giá về thành tựu nghệ thuật của Hồng lâu mộng, Trung Quốc văn

học sử viết: "Thành tựu nghệ thuật của Hồng lâu mộng thể hiện ở chỗ tác giả

phản ánh đời sống mà không để lại tý dấu vết nhân tạo nào, tự nhiên mà không tô vẽ hay nói cách khác khéo nh thợ trời, đó là nét đặc sắc nổi bật của thiên tài Tào Tuyết Cần. Tuy trong Hồng lâu mộng mọi thứ đều sinh động, phức tạp, rối rắm, muôn màu, muôn vẻ, nhng lại trong sáng rõ ràng. Cuộc sống đợc tái hiện trong Hồng lâu mộng dờng nh không hề qua bàn tay nhà văn gọt giũa công phu, khắc họa tỉ mỉ gì mà chỉ là theo dáng dấp vốn có tràn trên mặt giấy một cách tự nhiên nh cảnh vật thiên nhiên trời cao đất rộng không hề tô vẽ" [32,73]

Đó cũng là cảm nhận của hầu hết các bạn đọc khi đọc Hồng lâu mộng. Nh- ng kỳ thực Tào Tuyết Cần đã phải trải qua sự dày công lựa chọn, trăn trở, tác phẩm mới đạt đến sự hoàn hảo nh vậy. Đúng nh lời tâm sự của nhà văn:

Xem ra chữ chữ toàn bằng huyết

Cay đắng mời năm khéo lạ lùng

Sở dĩ Tào Tuyết Cần thành công đến mức ngời đọc hầu nh không nhận thấy đợc dấu vết tô vẽ gì trong tác phẩm, là do chỗ ông đã giữ vững khuynh hớng hiện thực chủ nghĩa trong sáng tác tiểu thuyết. Tào Tuyết Cần đã phản ánh tỉ mỉ sâu sắc những chi tiết, sự kiện, sự việc, nhng lại khái quát cao độ mặt chân thực

của cuộc sống. Trong hồi một mở đầu cuốn sách Tào Tuyết Cần viết: "Đều là theo dấu tìm vết, không dám thêm bớt xuyên tạc" .

Việc tổ chức, sắp xếp các tình tiết trong mỗi tác phẩm không phải là tuỳ tiện mà phải dựa vào quan niệm nghệ thuật mang đậm sắc thái của truyền thống văn hoá, sắp xếp các chi tiết để xây dựng cốt truyện tác phẩm phát triển theo đúng ý đồ nghệ thuật của nhà văn, theo đúng t tởng kết cấu của tác phẩm. ở

Hồng lâu mộng, t tởng kết cấu đó là kết cấu dựa trên nguyên tắc đối lập chuyển

hoá hai mặt: Thái - Bỉ; Thịnh - Suy; Vinh - Nhục; Xấu - Tốt; Sống - Chết ... đó là sự ảnh hởng của t tởng Đạo giáo (âm dơng đối lập nhau nhng lại thống nhất trong vạn vật ), t tởng của Phật giáo (các sự vật hiện tợng trong vũ trụ biến hoá vô thờng, sắc sắc không không ), Kinh dịch (vũ trụ vận động đến cùng lại quay về trạng thái ban đầu). Sự chuyển đổi của quy luật âm dơng (Vạn vật không ngừng biến đổi, luôn luôn có sự mất đi của vật này và sự xuất hiện của vật kia tất cả đều ở trong vòng chu chuyển bất tận) và t tởng Lão Trang (Muốn làm cho sự vật mất đi hãy tạm thời làm cho nó hng thịnh đến đỉnh điểm là lúc nó suy vong). T tởng kết cấu đó đã chi phối Tào Tuyết Cần trong việc sắp xếp các chi tiết của tác phẩm. Đó là cách sắp xếp các chi tiết theo kết cấu đối xứng, đối xứng của quy luật tự nhiên và đối xứng của quy luật cuộc đời.

Có thể nói đây là một nét điểm xuyến tài tình của Tào Tuyết Cần trong tác phẩm Hồng lâu mộng. Cuộc sống đợc tác giả nhìn từ nhiều góc cạnh, có thấp hèn - cao sang, có thịnh - có suy, và cũng có những quy luật tự nhiên không thể nào cỡng lại đợc. Hai phủ Vinh - Ninh và đám đông nhân vật của Hồng lâu

mộng đều nằm trong sự kiềm toả ấy. Rõ ràng khi bắt gặp những chi tiết đối

xứng này độc giả không chỉ thấy đợc cái tài tình của tác giả mà còn cảm nhận và thấm thía đợc sự trải nghiệm của ông trớc cuộc đời, số phận con ngời đầy rẫy những điều ngang trái.

Cuộc đời con ngời là một chuỗi tuần hoàn bất tận, càng quẫy đạp bao nhiêu thì càng bị bủa vây thít chặt bấy nhiêu. Điều này đã đợc ảnh xạ trong tác phẩm

Hồng lâu mộng. Tào Tuyết Cần từ những chi tiết đối xứng tuy rất nhỏ nhng đã

làm nổi bật đợc quan niệm triết lý của mình về cuộc đời bể khổ và về số phận ngang trái của con ngời.

Chi tiết ba mùa xuân đồng hành với chi tiết ba mùa thu trong "giấc mộng lầu hồng" đã để thể hiện cảm quan của tác giả về quy luật "xuân xanh thu tàn " - đối xứng giữa cái sinh ra và cái mất đi.

Tam xuân >< Tam thu Nghênh Xuân >< Thu Văn Nguyên Xuân >< Thu Đồng Tích Xuân >< Thu Lăng

Sự đối lập giữa mùa xuân và mùa thu đồng hành trên tên của từng nhân vật và gắn với số phận của họ nh một thứ quy luật định mệnh. Phải chăng chính nhờ vào sự đối xứng này mà ý nghĩa triết lý càng nổi rõ hơn khi ngời đọc suy ngẫm về tác phẩm.

Từ cặp đối xứng của quy luật tự nhiên, tác giả đã sắp xếp ba cặp đối xứng của quy luật cuộc đời:

Ba đám cới >< Ba đám ma

Tam hồng Tam bạch

Giả Bảo Ngọc - Tiết Bảo Thoa >< Tần Khả Khanh Tiết Bàn - Hạ Kim Quế >< Giả Kính

Giả Liễn - Vu Nhị Th >< Giả Mẫu

Nếu cặp đối xứng ở trên là cảm quan của tác giả về cái đợc sinh ra và cái bị mất đi thì cặp đối xứng này là cảm quan về sự sống và cái chết. Hai cặp chi tiết đối xứng này phần nào đã thể hiện đợc quan niệm về cuộc đời và con ngời của

Một phần của tài liệu Kết cấu tác phẩm hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w