Hồng lâu mộng kết cấu theo lối liên kết các hồi theo một trật tự xác định

Một phần của tài liệu Kết cấu tác phẩm hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 25 - 29)

T tởng kết cấu của ào uyết Cần trong Hồng lâu mộng

1.3. Hồng lâu mộng kết cấu theo lối liên kết các hồi theo một trật tự xác định

xác định

Hồng lâu mộng toàn sách bao gồm một trăm hai mơi hồi, đợc hợp thành

một bố cục chỉnh thể có thể chia thành : Phần đầu, phần chính văn và phần kết. Bố cục này đem lại sự hoàn chỉnh của câu chuyện Hồng lâu mộng. Câu chuyện

về gia đình họ Giả trong hai phủ Vinh - Ninh đợc “định vị” trên một toạ độ không - thời gian nhất định. Những câu chuyện nhỏ trong “giấc mộng lầu hồng” đợc tổng hợp móc xích thông qua các hồi trở thành một chuỗi liên kết.

Khảo sát kỹ lỡng văn bản trần thuật tác phẩm ta thấy rõ ràng nhà tự sự d- ờng nh cứ sau một đơn vị trần thuật quan trọng lại cấu tạo nên một bố cục chỉnh thể cho văn bản, khéo léo dùng một kết thúc ngữ nào đó thể hiện sự ám thị với nội dung chủ yếu cũng nh tình điệu chung của tiết đoạn trần thuật tiếp theo. Kết thúc ngữ thờng là những cặp đối ngẫu kèm theo câu trứ danh của tiểu thuyết ch- ơng hồi "cha biết (rốt cuộc) chuyện sau nh thế nào, hẵng nghe hạ hồi phân giải". Nhng trong Hồng lâu mộng nhà tự sự đã thay đổi thông lệ chuyển sang dùng thơ và câu văn xuôi. Đây chính là một đặc điểm khác biệt của kết cấu văn bản trần thuật Hồng lâu mộng bởi vì trong tiểu thuyết chơng hồi Trung Quốc thì việc sử dụng các cặp đối ngẫu truyền thống là một nét tiêu biểu. Phát hiện các tiêu chí có tính chất đánh dấu văn bản này là cơ sở để chúng tôi tiến hành phân đoạn bố cục tác phẩm.

Có ý kiến cho rằng kết cấu chung của Hồng lâu mộng cha thật chặt chẽ, ví dụ nh các sự kiện dồn nén vào bốn mơi hồi cuối mà lại tản mạn ở tám mơi hồi đầu, một số đoạn ngâm vịnh sa đà, mô tả quá chi li vụn vặt (nh đoạn kê thuốc cho Tần Thị). Thế nhng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều cho rằng đó là một kết cấu đồ sộ và tinh vi, khác với các bộ truyện mà quy mô của nó phụ thuộc vào độ dài của thời gian lịch sử, chiều rộng của không gian sự kiện, đây là sáng tác cá nhân quy mô tác phẩm hoàn toàn tuỳ thuộc vào khả năng sáng tạo của tác giả. ở đây vấn đề là tơng quan giữa thời gian trần thuật và thời gian câu chuyện, xử lý tơng quan đó cũng phản ánh t tởng kết cấu của nhà tiểu thuyết. Đó chính là quan hệ giữa “kết cấu hình tợng” (sự kiện - nhân vật) và “kết cấu văn bản “(lời kể). Trên ý nghĩa đó thì Hồng lâu mộng là một tác phẩm thực sự đồ sộ. Tài năng kết cấu của nhà tự sự thể hiện không chỉ ở chỗ từ nhiều góc độ có thể mô tả câu chuyện tám năm của một gia đình mà đạt đến quy mô của những tác

phẩm viết về câu chuyện một trăm năm của ba nớc trong Tam quốc. Hơn thế còn thể hiện ở tính tập trung của kết cấu, tác giả đề cập đến mọi mặt đời sống gia đình họ Giả nhng bao giờ cũng tập trung xoay quanh câu chuyện tình tay ba (Giả Bảo Ngọc - Tiết Bảo Thoa - Lâm Đại Ngọc). Câu chuyện tình bi thảm ấy trở thành sợi dây xuyên suốt tác phẩm, vừa có ý chắp nối sự kiện, vừa có tác dụng gắn kết hai chủ đề của tác phẩm đó là sự sa đoạ, ruỗng nát của một gia đình thợng lu và sự trong sáng đẹp đẽ của một mối tình mà ở đó gia đình càng đen tối, ruỗng nát bao nhiêu thì tình yêu càng trở nên cao đẹp, đáng quý bấy nhiêu. Ngợc lại tình yêu càng lâm vào tình thế bi kịch càng có sức tố cáo sự lỗi thời và kệch cỡm của gia tộc phong kiến: Đó chỉ là mạch ngoài dễ thấy, trên thực tế tác phẩm còn đợc liên kết bởi những "mạch ngầm toả vạn dặm" làm cho dấu vết của một sự kiện có khi mơ hồ, ẩn hiện nhng tựu trung tất cả đều có đầu mối của nó. Mở đầu tác phẩm là một câu chuyện hoang đờng về hòn đá và cây tiên thảo nh một cái án phong lu dẫn đến chuyện tình duyên đầy trắc trở và nớc mắt để rồi chấm dứt nh một sự trả nợ kiếp phong trần. Gạt ra ngoài t tởng duy tâm định mệnh thì đây là một biện pháp kết cấu đợc a chuộng. Tác giả còn mợn số phận của nhân vật Anh Liên (con gái của Chân Sỹ ẩn) làm khúc dạo đầu báo hiệu và kết thúc số phận hồng nhan. Có hai nhân vật nh là cái bóng từ đầu đến cuối tác phẩm đó là Không Không đạo nhân và Chân Sỹ ẩn. Họ trở thành ngời chứng kiến quá trình đi từ thịnh đến suy của phủ Giả, ngời theo dõi và quan sát sự kiện, ngời mở đầu triển khai và kết thúc các số phận. Tất cả những thủ pháp nghệ thuật đã tạo nên tính tập trung của kết cấu tác phẩm, làm cho sự việc nhiều mà không rối, câu chuyện nhiều chiều hớng mà có vẫn mạch lạc, chủ để t tởng của tác phẩm đợc thể hiện kín đáo sâu sắc.

Tiểu thuyết Hồng lâu mộng bản một trăm hai mơi hồi lu hành ngày nay nh giới nghiên cứu đã thống nhất chính là cuốn sách chung của hai tác giả Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc. Điều quan trọng là không phải cuốn sách đợc viết chung ngay từ đầu, truyền thống vẫn cho rằng Tào Tuyết Cần viết dang dở bộ

tiểu thuyết đến hồi tám mơi và Cao Ngạc đã hoàn thành nó bằng bốn mơi hồi tiếp theo. Chuyện đó dĩ nhiên cũng đem đến cho việc nghiên cứu kết cấu tiểu thuyết này nhiều điều thú vị. Cả Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc đều xuất thân từ quý tộc, nhập tịch vào Mãn Châu, nhng Tào Tuyết Cần sống một cuộc đời nghèo túng, cô độc và bất đắc chí còn Cao Ngạc thì đỗ tiến sĩ, làm quan con đ- ờng rộng mở. Tuy hai tác giả có hoàn cảnh khác nhau nhng không làm hai phần của tác phẩm có dấu vết chắp vá. Nh chúng ta đã biết một tác phẩm văn học kiệt xuất đúng nghĩa luôn là sản phẩm có một không hai trong lịch sử văn học và in đậm dấu ấn cá nhân. ở đây chúng ta tạm thời không nói đến những tác phẩm khuyết danh bởi lẽ đối tợng đang đợc bàn đến là Hồng lâu mộng, vốn là một điển hình của tiểu thuyết Minh- Thanh "đợc gọi là một tiểu thuyết hẳn hoi nghĩa là đợc hình thành bởi nó có tác giả hẳn hoi, nghĩa là đợc hình thành bởi một ngòi bút văn phong nhất quán" [35]. Mặc dù bốn mơi hồi sau của tiểu thuyết là do tác giả khác viết tiếp, cho đến nay vẫn có những đánh giá khác nhau về mặt đợc và mặt cha đợc của bốn mơi hồi này, nhng có thể nói toàn bộ tác phẩm vẫn là một chỉnh thể nghệ thuật khá thống nhất, từ đó ta có thể “đọc” đợc một quan niệm và nét riêng biệt của ngời viết. Độc giả vẫn đợc tiếp cận với một kết cấu văn bản rất hoàn chỉnh, từ mở đầu cho đến kết thúc đều nằm gọn trong đơn vị hồi của tiểu thuyết, rõ ràng đây không chỉ đơn giản là thủ pháp bố cục tác phẩm, nó còn là kết quả thực sự của nhãn quan tự sự nhất định. Nh vậy có thể nói rằng bốn mơi hồi sau của Cao Ngạc là một sự “tiếp tục” di cảo Tào Tuyết Cần và đã đa tác phẩm hớng đến một sự hoàn thiện. Chúng tôi cho rằng Cao Ngạc đã thực sự hoà nhập vào “giấc mộng lầu hồng” của Tào Tuyết Cần để đến với “đời sống” đầy ấn tợng. Có thể nói Cao Ngạc hiểu rõ cần phải kết thúc câu chuyện đợc ghi trên đá (Thạch đầu ký) ra sao.

Tiểu thuyết chơng hồi dới thời Minh - Thanh chịu ảnh hởng sâu sắc của Phật giáo. ở thời đại đó Phật giáo - đặc biệt là phái Tịnh Thổ Tông cực thịnh, phái này cổ xuý nghiệp báo luân hồi. T tởng đó có tác dụng ít nhiều đến kết cấu

nhân quả trong tiểu thuyết đơng thời. Biểu hiện ở chỗ tiểu thuyết thời đó thờng mợn bút tích "chuyển kiếp đầu thai" để làm khung cho câu chuyện tiểu thuyết. Nhiều khi việc đó vì lạm dụng mà trở thành khuôn sáo. ở Hồng lâu mộng thì

ngợc lại tác giả của nó đã xử lý xuất sắc lối kết cấu này.

Nhìn chung mợn thuyết "chuyển kiếp đầu thai" để làm khung kết cấu bên ngoài là nhằm lý giải tất cả mọi sự kiện trong câu chuyện là tiền định và kết cục tất yếu. Lối kết cấu này tìm kiếm cho nhân vật chính trong truyện một tiền duyên, choàng lên câu truyện một khung viền khép kín. Trong nhiều trờng hợp, việc này đã thành khuôn sáo, tháo bỏ những cái đó vẫn không ảnh hởng đến hệ thống tình tiết và chủ đề chung. Hồng lâu mộng cũng mô phỏng mô thức này những đã thổi vào đó một sức sống mới.

Chuyện hòn đá hoá kiếp ngời xuống trần ngộ, giác lẽ “sắc không”; và chuyện “cây Giáng Châu” đầu thai cõi thế lấy lệ báo ân “đá Thần Anh” đã đợc đan cài vào trong cái một cái khung viền khép kín. Toàn bộ câu chuyện hng thịnh, suy vong của Giả phủ cũng nh câu chuyện tình “Cây” - “Đá” - “Vàng” đều lồng trong khung kết cấu đó. Lý giải về truyền thuyết giữa Thần Anh và Giáng Châu giúp độc giả hiểu đợc gốc rễ mối tình bi thơng giữa Đại Ngọc và Bảo Ngọc.

Một phần của tài liệu Kết cấu tác phẩm hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w