+ Loại thứ nhất của hệ thống này là những nhân vật đại diện cho những biểu hiện thối nát, xấu xa của xã hội phong kiến Trung Quốc:
Trong Hồng lâu mộng hai phủ Vinh - Ninh là điển hình cho xã hội phong kiến Trung Quốc thời kỳ bấy giờ mà sống trong đó là những nhân vật điển hình cho mọi kiểu ngời trong xã hội với đầy đủ sự thối nát, xấu xa của nó nh giả dối, dâm ô, trụy lạc, tham vọng, tranh giành cấu xé lẫn nhau. Loại này, đầu tiên phải kể đến những nhân vật nam trong hai phủ Vinh- Ninh.
Giả Chính- Giả Xá: Là hai anh em, hai con ngời cùng đợc tớc phong của triều đình, cả hai cùng muốn lấy nhiều vợ để thoả lòng tham muốn dục vọng của mình và cùng gây ra biết bao nhiêu kết cục đau đớn. Tuy nhiên ở Giả Xá, hiếu sắc hoang dâm vô đạo đã ăn sâu vào trong con ngời ông ta. Còn Giả Chính thì ngu muội, vô tài, cam phận sống theo sự định đoạt của hệ thống giai cấp thống trị phong kiến, cố gò mình theo khuôn sáo nhng lại hoàn toàn bất lực.
Hoang dâm vô đạo còn đợc biểu hiện rõ nét qua các bậc con cháu họ Giả này: Giả Trân, Giả Liễn, Giả Thụy, Giả Dung. Giả Liễn lén lút đa gái về nhà khi vợ đi ăn tiệc, dan díu với vợ lẽ của cha. Sự hoang dâm của Giả Liễn đã khiến cho hai ngời con gái là vợ Bảo Nhị và Vu Nhị Th phải chết trong đau khổ, trong sự nhục nhã ê chề. Giả Trân, Giả Dung sau khi gian dâm với Vu Nhị Th đã lập mu gả Vu Nhị Th cho Giả Liễn. Giả Thụy định chim chuột với Phợng Th cuối cùng phải chịu cái chết đau đớn. Tần Chung, Bồi Dính mới vừa tí tuổi đã có những hành động bẩn thỉu nơi linh thiêng nh đền chùa. Ngòi bút Tào Tuyết Cần đã vạch ra những chỗ tối tăm, nhơ nhuốc của giai cấp phong kiến Trung Quốc. Nó còn đợc biểu hiện qua lời nói của Tập Nhân (hồi 46) khi Giả Xá định cỡng bức Uyên Ương làm vợ lẽ: "Ông nhà mình, quá hiếu sắc, hễ cô nào hơi sạch
mặt một chút là không tha" và lời nói của Liễu Tơng Liên (hồi 66): "ở phủ Đông chỉ có hai con s tử đá là còn trong sạch mà thôi".
Tiết Bàn - Giả Hoàn: là hai kẻ h hỏng, ăn chơi trác táng, lu manh hoá. Giả Hoàn luôn đố kỵ với Giả Bảo Ngọc, bất chấp tình anh em vu cho Giả Bảo Ngọc cỡng dâm để Giả Bảo Ngọc bị đánh đòn oan ức. Tiết Bàn ăn chơi sa đoạ, giết ngời cớp ngời rồi tự nhiên đi về nh ngời vô sự.
Nh vậy, để thể hiện hết tính cách dâm ô của giai cấp phong kiến Trung Quốc, ngòi bút Tào Tuyết Cần đã tập trung vào một loạt những nhân vật đối xứng nhau, mỗi ngời một kiểu soi sáng cho nhau để thể hiện sâu sắc tính chất dâm ô, trác táng, loạn luân của xã hội đợc thu nhỏ trong gia đình họ Giả.
Xã hội phong kiến thu nhỏ ấy còn thể hiện rõ ở những mu mô thủ đoạn tranh giành địa vị, kinh tế, tình cảm mà bất chấp tất cả. Nổi bật ở đây là Phợng Th, Hạ Kim Quế; Hai ngời hầu: Th Đồng, Bảo Thiềm; Hay nh: Dì Triệu, Tập Nhân... tất cả đều đợc Tào Tuyết Cần sắp xếp theo từng cặp đối xứng.
Tiêu biểu nhất ở đây là Phợng Th. Tào Tuyết Cần đã rất thành công khi khắc họa nhân vật này từ hình dáng, ngôn ngữ đến hành động. Phơng Th là con ngời hiếu thắng, cả ghen. Phợng Th có ham muốn mãnh liệt là ham muốn quyền lực, nhiều khi nó trở thành dục vọng trong cuộc sống của nàng. Trong con ngời tràn ngập những mu mô, xảo trá, những tính toán, hành động tàn ác. Và một điều rất đáng sợ ở Phợng Th là che dấu tội lỗi bằng lời nói, bắng thái độ ngọt nhạt với đối thủ của mình. Không phải ngẫu nhiên mà ngời ta gọi Phợng Th là Tào Tháo đàn bà. Phợng Th dùng Th Đồng để giết Vu Nhị Th (tình nhân của chồng) rồi sau đó tỏ ra vô cùng đau xót (hồi 68,69). Phợng Th bày ra kế "t- ơng t cuộc" để giết chết Giả Thuỵ và cũng là ngời bày kế "tráo hôn" để giết Lâm Đại Ngọc... việc Phợng Th thực hiện đợc tất cả nhng mu mô đã tính toán trớc càng chứng tỏ quyền lực. Trên con đờng đi tới thực hiện hết mu mô này đến mu mô khác Phợng Th đã trở nên có bản lĩnh khác thờng, vì cha bao giờ
nếm mùi thất bại nên cô ta càng ngày càng liều lĩnh và tàn ác. Sự sống của Ph- ợng Th đã kéo theo nhiều cái chết vô tội.
Hạ Kim Quế - đứng bên cạnh Phợng Th đã làm nổi bật lên sự tàn nhẫn của Phợng Th. ở trong con ngời Kim Quế cũng chứa chất sự độc ác, cô ta ghen ghét, hành hạ Hơng Lăng và mu mô ngọt nhạt chăm sóc để âm mu giết chết H- ơng Lăng bằng cách bỏ thuốc độc vào cháo. Nhng rồi cô ta phải trả giá cho mu mô của mình.
Không chỉ những bà chủ cậy quyền, cây thế mới chèn ép tàn ác mà ngay cả những kẻ hầu ngời hạ cũng lắm mu mô nh Thu Đồng, Bảo Thiềm. Bảo Thiềm mu mô quyến rũ Tiết Khoa, lẳng lơ với Tiết Bàn để mong đợc yêu chiều và thay đổi địa vị. Bảo Thiềm mu mô hại Hơng Lăng nhng lại hại chính chủ mình. Thu Đồng từ con hầu của Giả Xá, đợc Giả Xá cho về làm hầu của Giả Liễn đã lên mặt, ghen ghét cay độc với đối thủ là Vu Nhị Th. Sự ích kỉ và lòng đố kỵ của Thu Đồng là lỡi dao sắc tiếp tay cho Phợng Th. Bên cạnh đó còn có Gì Triệu, ghen ghét tàn ác đến nỗi lập mu yểm bùa để giết chết Giả Bảo Ngọc và Phợng Th để dành quyền lực về tay con trai. Thế nhng chính những tham vọng quyền lực, địa vị, tiền bạc... đã khiến cho những con ngời nh Phợng Th, Kim Quế... thậm chí đến cả Tập Nhân một nàng hầu có trách nhiệm cũng trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn.
Tiết Bảo Thoa và Vơng phu nhân: vì ở trong hai gia đình, hai thế hệ, hai địa vị khác nhau nhng đều có chung một nét tính cách "bề ngoài trung hiếu bề trong nham hiểm". Với Tiết Bảo Thoa, tất cả mọi ngời trong gia đình họ Giả đều cho rằng cô ta là ngời khôn khéo, nói nh Giả Mẫu: "Chẳng ai bằng cháu Bảo Thoa nhà ta cả" đủ thấy Tiết Bảo Thoa đã đợc lòng mọi ngời từ trên xuống dới nh thế nào. Nhng để đợc lòng mọi ngời trong Phủ Giả tất yếu, giả dối, phải mu mô và tàn nhẫn nữa. Tiết Bảo Thoa tàn nhẫn ở chỗ biết rằng Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc không thể nào chia lìa nhau nhng mặc cho Lâm Đại Ngọc đau khổ, mất mát tình yêu, chết trong đám cới của mình, không quan tâm đến
Giả Bảo Ngọc có yêu mình hay không mà chỉ miễn là đợc trở thành “mợ hai Bảo”. Để đợc lòng Vơng phu nhân mà Bảo Thoa đã nói những câu tàn nhẫn về Kim Xuyến. Vơng phu nhân cũng giả dối đẩy Kim Xuyến đến chỗ chết rồi lại tỏ ra hối hận, tàn nhẫn đến mức đuổi Tình Văn ra khỏi nhà giữa lúc cô ta đang đau ốm để Tình Văn chết một cách oan ức.
Hệ thống nhân vật đối xứng ở trên vừa bổ sung cho nhau, vừa có những nét riêng biệt để bộc lộ bản chất xấu xa, bẩn thỉu trong lòng xã hội phong kiến đ- ơng thời. Quan hệ giữa những ngời trong gia đình với nhau rất tàn nhẫn. Vợ cả với vợ lẽ thì "nếu gió Đông không thổi bạt gió Tây thì gió Tây sẽ thổi bạt gió Đông". Đến nỗi Thám Xuân phải nói "chúng mình là bà con ruột thịt một nhà, thế mà ngời nào ngời ấy chẳng khác gì gà chọi chỉ chực nuốt sống lẫn nhau". Tào Tuyết Cần đã đi vào lựa chọn những nhân vật tiêu biểu, sau đó sắp xếp lại thành một hệ thống đối xứng để ngời đọc nhận thấy tính cách đạo đức giả của nhân vật, đồng thời tác giả cũng đã vẽ ra trớc mắt ngời đọc một hiện thực rằng trong cái phủ Giả chan chứa hơng vị thi th hội hoạ kia, văn minh phong kiến chẳng qua chỉ là chiếc áo choàng đẹp đẽ mà thôi.
+ Cặp nhân vật đối xứng thứ hai là những nhân vật thể hiện lý tởng khát vọng của nhà văn:
Bất cứ một nhà văn chân chính nào bao giờ cũng gửi gắm tình cảm nhân văn, của mình qua những nhân vật lý tởng trong tác phẩm. W. Shakespeare đã gửi gắm rất nhiều lý tởng của mình qua nhân vật Hamlet trong tác phẩm cùng tên, lý tởng của con ngời "sống hay không sống". L. Tolstoi đã gửi gắm lý tởng nhân dân của mình qua nhân vật Anđrây trong tiểu thuyết Chiến tranh và hoà bình. Còn với Tào Tuyết Cần, ông thể hiện lý tởng khát vọng của mình qua một
hệ thống nhân vật đợc đối xứng với nhau .
Trong Hồng lâu mộng, Tào Tuyết Cần đã để cho nhân vật lý tởng của mình hoạt động trong làn sóng đấu tranh và xung đột của xã hội để biểu hiện tính cách và bộ mặt tinh thần của họ. Tào Tuyết Cần gửi gắm rất nhiếu lý tởng, hy
vọng vào nhân vật chính diện của mình. Chắc hẳn rằng tác giả cũng đã mong mỏi rằng họ sẽ dành đợc phần nào chiến thắng trong cuộc đấu tranh sinh tử với xã hội phong kiến.
Cặp nhân vật Lâm Đại Ngọc - Giả Bảo Ngọc đợc Tào Tuyết Cần xây dựng thành hai nhân vật trung tâm của tác giả. Sống trong gia đình đại phong kiến, nhng Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc đều rất thù ghét và khinh miệt học hành, tiến thân bằng con đờng khoa cử. Giả Bảo Ngọc chế diễu kẻ đọc sách, thi cử là "con mọt sách", "mọt công danh". Cả Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc cùng có một tấm lòng yêu thơng những số phận bất hạnh. Tình yêu của họ là sự biểu hiện xung đột gay gắt với chế độ phong kiến, mối tình của họ càng phát triển thì xung đột càng trầm trọng. Xây dựng chuyện tình của hai nhân vật ấy, vợt qua lễ giáo, luật lệ của xã hội phong kiến Tào Tuyết Cần muốn gửi vào đó khát vọng chung của nhân loại.
Xoay quanh cặp nhân vật Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc còn có cặp nhân vật khác thể hiện khát vọng sống, khát vọng yêu đơng tự do. T Kỳ - Vu Tam Th cũng có những tình yêu đợc xây dựng trên cơ sở chung tâm hồn lý tởng. Lâm Đại Ngọc quan niệm về tình yêu rằng: "tôi làm theo tiếng gọi của trái tim", Giả Bảo Ngọc thì bất chấp hôn nhân tiền định: "Tôi đã có trái tim rồi cần viên ngọc đó làm gì". T Kỳ khi bị Phợng Th phát hiện ra lá th của ngời yêu tỏ tình thì đã đọc cho mọi ngời nghe mà không hề xấu hổ, ngợng ngùng, không chối cãi. Còn Vu Tam Th tuyên bố chỉ suốt đời chờ đợi một ngời là Liễu Tơng Liên. Và khi họ bị cản trở trong tình yêu thì T Kỳ đã lao đầu vào tờng tự vẫn, Vu Tam Th dùng kiếm đâm mình.
Phơng Quan - Tích Xuân khao khát một cuộc sống tự do, thoải mái, không phải chứng kiến những cảnh ngang trái, khổ sở, tranh dành mu hại lẫn nhau nh trong cái xã hội mà họ đang sống. Hai con ngời này do hoàn cảnh khác nhau, nhng đều chán ghét cuộc sống hiện tại nên họ phản kháng bằng cách hớng tấm lòng của mình vào nơi cửa Phật, nơi mà ở đó con ngời đợc thanh thản tuyệt đối,
hết ham muốn, hết tham vọng tầm thờng tức là đạt tới cõi niết bàn, nơi không sinh không diệt.
Tào Tuyết Cần đã chứng kiến biết bao nhiêu biến đổi lớn lao của thời đại, đã từng trải qua cuộc sống thịnh suy của gia đình, chịu nhiều nỗi đau ê chề nhất là giai đoạn cuối đời. Điều đó giúp ông có nhãn quan hiện thực sâu sắc. Qua
Hồng lâu mộng ông đã tố cáo bộ mặt xấu xa, tàn ác của xã hội phong kiến bằng
cách sắp xếp, xây dựng nhân vật theo dụng ý nghệ thuật của mình để phản ánh xã hội đơng thời. Ông đã gửi gắm khát vọng, lý tởng của mình vào cả trong những nhân vật đợc coi là “phản nghịch” của xã hội phong kiến. Tuy nhiên do ảnh hởng bởi t tởng Phật Giáo, quan điểm h vô của Lão Tử cho nên khi xây dựng nhân vật lý tởng của mình Tào Tuyết Cần đã để cho nhân vật khi đứng lên chiến đấu với giai cấp phong kiến tuyệt vọng nhiều hơn là hy vọng. Lâm Đại Ngọc dù có tích cực đấu tranh đến mấy rồi cũng mang mối hận tình duyên dang dở, bỏ mình nơi “quán Tiêu Tơng”. Giả Bảo Ngọc dù có kiên quyết chống đối xã hội phong kiến cuối cùng phải nơng mình nơi cửa Phật. Nhng dẫu sao thì qua những nhân vật đó Tào Tuyết Cần đã nói lên đợc ớc mơ sống, ớc mơ đợc yêu tự do trong sâu thẳm trái tim của con ngời. Nh vậy qua kiểu đối xứng nhân vật này ta thấy đợc Tào Tuyết Cần không chỉ xuất sắc ở chổ thể hiện đợc hiện thực khốc liệt của xã hội phong kiến mà còn đã phản ánh cô đúc, sâu rộng ý muốn vơn lên và những ớc mơ khát vọng.
+ Hệ thống nhân vật nữ đã thể hiện rõ tính cách, số phận khổ đau khác nhau trong cuộc đời. Tào Tuyết Cần bị ảnh hởng bởi nhân sinh quan đạo Phật, tinh thần h vô của đạo Lão, cho nên dới ngòi bút của ông mỗi cuộc đời, mỗi số phận của từng nhân vật có một nét riêng biệt. Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa là hai cô gái trẻ trung, xinh đẹp, hai ngời cùng yêu Giả Bảo Ngọc nhng một ng- ời đợc yêu và một ngời không đợc yêu. Do hoàn cảnh, tính cách, t tởng hai cô gái khác nhau nên t tởng mỗi ngời nhận một bi kịch khổ đau khác nhau. Lâm Đại Ngọc yếu đuối đa sầu đa cảm. Một cánh hoa rơi, tiếng gió ma trong đêm
thu cho đến cảnh nhộn nhịp phồn hoa của vờn Đại Quan cũng làm nàng buồn lòng chạnh thơng. Ngợc lại Tiết Bảo Thoa là một ngời con gái có đủ trí thức, là một giai nhân phong kiến chuẩn mực. Bảo Thoa không quen tiếng khóc mà ở cô ẩn chứa bản chất vụ lợi, giả dối, tàn nhẫn của xã hội phong kiến. T tởng phong kiến đã ăn sâu đến nỗi ngay cả tình yêu - thứ tình cảm thiêng liêng của con ngời cũng không lay chuyển nổi Bảo Thoa để rồi cuối cùng chính nàng đã phải đón nhận bi kịch của hôn nhân không có tình yêu và trở thành ngời goá phụ trẻ tuổi. Bên cạnh Bảo Thoa, Lâm Đại Ngọc còn có hình ảnh của hai cô hầu là Tình Văn và Tập Nhân. Tình Văn là cái bóng của Đại Ngọc, con ngời Tình Văn cứng rắn, xinh đẹp nhng cuối cùng cũng phải chết oan uổng. Tập Nhân là cái bóng của Bảo Thoa, Tập Nhân luôn mang trong mình tham vọng trở thành bà chủ, nhng rồi cũng không thể thay đổi thân phận đợc.
Phợng Th - Lý Hoàn cùng là hai cô con dâu nhng Phợng Th sắc sảo quán xuyến bao nhiêu thì Lý Hoàn hiền lành và cam chịu số phận bấy nhiêu. Cuối cùng Phợng Th chết vì quá ham muốn quyền lực còn Lý Hoàn chấp nhận cuộc đời cô phụ thuỷ chung nuôi con một mình, vì hai chữ tiết trinh mà lẻ loi cô quạnh. Cũng nh Phợng Th, Thám Xuân là quản gia sắc sảo, xinh đẹp. Nhng Thám Xuân thông minh, thẳng thắn, trung thực bao nhiêu thì Phợng Th ngon ngọt giả dối bấy nhiêu.
Tích Xuân - Diệu Ngọc là hai cô gái xinh đẹp gắn cuộc đời mình nơi cửa Phật. Nhng hai ni cô này lại khác nhau ở chỗ Diệu Ngọc chạy trốn cuộc đời để đi tu, chôn chặt khát vọng yêu đơng bên ngọn đèn xanh mà lòng vẫn luẩn quẩn