Nghệ thuật thể hiện nhân vật

Một phần của tài liệu Kết cấu tác phẩm hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 85 - 100)

- Hệ thống nhân vật phi đối xứng:

2.3.3. Nghệ thuật thể hiện nhân vật

ở phần trên chúng tôi đã đề cập đến nhân vật "chính tà kiêm phu" gắn với chữ "chân" trong bản chất tính cách cũng nh trong miêu tả tính cách nhân vật. Để miêu tả con ngời Tào Tuyết Cần sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, theo chúng tôi, việc sáng tạo ra những hình tợng ẩn dụ đi kèm nhân vật là một thành công của Tào Tuyết Cần khi thể hiện con ngời, đó cũng là việc thành công khi ông áp dụng mối quan hệ thực- h vào nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Với những nhân vật tiêu biểu nh Giả Bảo Ngọc - Lâm Đại Ngọc, Tào Tuyết Cần không dùng phơng pháp tả chân đơn thuần. Trên cơ sở chung hai khí chính tà của vũ trụ để lý giải những mâu thuẫn phức tạp trong tính cách của họ, ông còn dùng biện pháp lấy h nói thực, lấy giả nói chân và ngợc lại thể hiện hết "chân tình", "chân tính" trong họ thông qua cái mà chúng tôi tạm gọi là những hình tợng ẩn dụ gắn liền với nhân vật. Đó không phải là bất kỳ hình tợng ẩn dụ nào trong tác phẩm mà là những hình tợng gắn liền với sự tồn tại của nhân vật, có tác dụng làm sáng rõ thêm hình tợng nhân vất ấy. Tách rời khỏi nhân vật, hình tợng sẽ trở nên vô nghĩa, không có sức sống.

Hình tợng kiểu ẩn dụ đợc sử dụng rõ nét ở hai nhân vật Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Với Giả Bảo Ngọc là hình tợng hòn đá: “Hòn đá vá trời - Viên thông linh bảo ngọc - Hòn đá ghi trên đó cả một tích chuyện” .Với Lâm Đại Ngọc là “cây Giáng Châu” và vị chúa hoa nơi "Thái H ảo Cảnh". Ngoài ra, khi xem xét mối quan hệ của bộ ba Giả Bảo Ngọc - Lâm Đai Ngọc - Tiết Bảo Thoa với "Kim Ngọc lơng duyên" - "Mộc Thạch lơng duyên", chúng tôi cho rằng có thể coi chiếc khoá vàng đi liền với nhân vật Tiết Bảo Thoa là một hình tợng ẩn dụ về nhân vật.

Câu chuyện "hòn đá Tam Sinh" gắn với nhân vật Giả Bảo Ngọc và "cây tiên Giáng Châu" gắn với nhân vật Lâm Đại Ngọc chịu ảnh hởng của thuyết đầu thai của Phật giáo. Riêng câu chuyện Hòn đá thì vừa chịu ảnh hởng thuyết đầu thai của Phật giáo, vừa phảng phất bóng dáng mô típ sáng thế sự trong thần thoại. Sự xuất hiện của hình tợng hòn đá hay cây tiên cỏ không phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên của tác giả, những ẩn dụ này về nhiều mặt đã góp phần làm sáng tỏ tính cách của nhân vật.

Trớc hết, nói về nhân vật Giả Bảo Ngọc dùng hình tợng ẩn dụ hòn đá. Dù là “hòn đá vá trời” bị bỏ rơi, hay là “viên Thông linh bảo ngọc” ngậm trong miệng cậu công tử mới sinh hay hòn đá lớn ghi lại câu chuyện hợp tan trên núi Đại Hoang thì cũng đều bắt nguồn từ đá. Điều này có ý nghĩa nh thế nào? Thời viễn

cổ thì con ngời một mực tin rằng "vạn vật hữu linh", đá từng mang ý nghĩa rất linh thiêng, thậm chí đợc coi là vật tổ của loài ngời. Thần thoại truyền thuyết cổ đại Trung Hoa còn lu lại những câu chuyện và những con ngời xuất chúng sinh ra từ đó. Tiêu biểu nhất có lẽ là câu chuyện sự ra đời của Khải con trai Vũ Trị Thuỷ. Vợ Vũ đi đa cơm cho chồng, thấy chồng hoá thành con gấu đang đào núi trị thuỷ, xấu hổ mà bỏ đi. Đến chân núi Tung Cao thì hoá thành tảng đá. Vũ nói "trả con cho ta", tảng đá nứt đôi đẻ ra Khải. Hòn đá sinh ra Khải đợc gọi là Khải thạch mẫu và trở thành tô tem của dân tộc Hạ. Môtip sự ra đời thần kỳ này đã đợc Ngô Thừa Ân kế thừa và sáng tạo một cách tuyệt vời khi ông miêu tả sự ra đời đầy màu sắc kỳ ảo của Tôn Ngộ Không: “Trên đỉnh núi này có một tấm đá trên cao ba trợng sáu thớc, năm tấc, chu vi hai trợng, bốn thớc... có lẽ từ khi sinh ra, tấm đá cảm thụ tinh hoa của trời đất, của mặt trời, mặt trăng nên mới linh thông đợc. Trong tấm đá có một tiên thai. Một hôm tấm đá nứt ra, sinh một quả trứng to bằng quả cầu lớn, gặp gió hoá to ra bằng con khỉ đá đủ mặt mũi tay chân" [2,32]. Trong Hồng lâu mộng, nhân vật chính Giả Bảo Ngọc cũng có một lai lịch xuất thân kỳ lạ, cũng sinh ra từ đá, nhng ý nghĩa lại không giống với những nhân vật thần thánh xuất chúng sinh ra từ đá đợc nêu ở trên.

Xuất thân của nhân vật Giả Bảo Ngọc gắn với câu chuyện thần thoại "Nữ Oa vá trời" đợc nêu ở hồi một của tác phẩm. Trong số ba vạn sáu nghìn năm trăm linh một viên đá đợc “luyện” ở đỉnh Vô Kê trên núi Đại Hoang duy nhất chỉ có một viên trở thành phế vật không đợc tham gia vá trời, bị bỏ rơi lại dới chân núi Thanh Nghạnh. Sự lạc lõng của viên đá đợc ngụ ý qua con số một d thừa bên cạnh con số ba vạn sáu nghìn năm trăm tròn trịa tơng ứng với số ngày của một năm. Song nghịch lý ở chỗ hòn đá bị coi là phế vật này lại có linh tính, không chịu làm hòn đá vô tri vô giác "ngày đêm kêu khóc buồn rầu". Số phận hòn đá vá trời kia là sự phản ánh kín đáo số phận của Giả Bảo Ngọc. Tài năng không đợc dùng đúng, cảm xúc không đợc đồng tình, Giả Bảo Ngọc thực chất

là con ngời lạc lõng, chàng bị coi là nghịch tử, nghiệp chớng, họa thai trong cả xã hội lẫn gia tộc.

Hòn đá bởi nghe đợc hai vị Đạo sỹ, nhà S nói về chuyện vinh hoa phú quý, khiến "lửa trần rực cháy trong lòng", hết sức kêu nài hai vị tăng đạo cho nó đợc xuống trần nếm thử vinh hoa. Qua bàn tay phép thuật của nhà S "hòn đá kếch xù" ấy phút chốc hoá thành "viên ngọc báu" trong sáng long lanh. Ngụ ý của sự biến hoá này là ở chỗ với vẻ ngoài nh vậy khiến ngời ta nghĩ viên ngọc là báu vật (cũng vì có viên ngọc ngậm trong miệng lúc ra đời nên Giả Bảo Ngọc mới đợc mọi ngời cng chiều nh ngọc báu) song thực tế đúng nh lời nhà s nói đó chỉ là một viên đá không có giá trị thực là Bảo Ngọc giả mà thôi. Cái vẻ "sáng suốt nh ráng trời ban mai, nhẵn nhụi nh váng sữa, lóng lánh đủ năm màu" cũng chỉ là tợng trng cho "ảo tởng của hòn đá ở ngọn Thanh Ngạnh dới chân núi Đại Hoang", mà đã là "ảo tởng" thì rốt cục "trải qua mấy đời mấy kiếp", lại trở về thành "một hòn đá lớn, trên mặt có khắc chữ kể rõ lai lịch" dới chân núi Thanh Ngạnh. Quá trình trải qua sự gọt đẽo nên từ hòn đá thô kệch trở thành viên ngọc báu, rồi lại trở về thành hòn đá thô kệch tự nhiên hàm chứa nhiều ẩn ý sâu xa. Nó tơng ứng một cách không hề ngẫu nhiên với giai cấp phong kiến mà tiêu biểu là các bậc huynh trởng trong phủ Giả ra sức gọt đẽo Giả Bảo Ngọc thành bảo ngọc nh họ muốn nhng cuối cùng không thành công. Nó cũng là một ẩn dụ cho quá trình "chuyển Mê khải Ngộ" trong con ngời Giả Bảo Ngọc. Hình tợng ẩn dụ viên ngọc đóng một vai trò rất quan trọng trong câu chuyện mất ngọc rồi lại tìm thấy ngọc trong tiểu thuyết. Phủ Giả náo loạn vì không tìm thấy viên ngọc đợc coi là bản mệnh, là linh hồn của cậu công tử quý tôn nhất phủ, chuyện mất ngọc cơ hồ nh một chuyện lớn mất ngời. Nhng thực ra, không dới một lần Giả Bảo Ngọc đã giận dữ ném viên ngọc bản mệnh của mình với lý do "tôi đã có trái tim rồi, còn cần gì viên ngọc này nữa". Sự đối sánh giữa trái tim và viên ngọc thật ý vị! Hoá ra từ trớc đến nay mọi ngời trong phủ Giả từ Sử Thái Quân đến các a hoàn hầu hạ nh bọn Tập Nhân chỉ toàn lo lắng gìn giữ viên bảo ngọc

vô tri vô giác chỉ quan tâm đến cái phần giả trong con ngời Bảo Ngọc, còn trái tim cái phần "Chân tính" - "Chân tình" của anh ta thì chẳng đợc ai chú ý. ý vị của sự đối sánh viên ngọc - trái tim này còn thể hiện một cách tinh tế trong chi tiết: Lần đầu tiên gặp mặt Lâm Đại Ngọc cũng chính là lần đầu tiên suốt một trăm hai mơi hồi của tiểu thuyết Bảo Ngọc vứt viên ngọc đi la ầm lên "vật này hiếm gì mà hiếm, không phân biệt đợc ngời hơn, ngời kém thế thì bảo nó thiêng hay không thiêng". Quả thật trong suốt quãng đời sau này của Giả Bảo Ngọc, có lẽ Lâm Đại Ngọc là ngời duy nhất phân biệt đợc Chân - Giả trong con ngời của Giả Bảo Ngọc, biết trọng trái tim của Bảo Ngọc hơn viên ngọc báu lấp lánh hào quang mà vô tri vô giác.

Chân Bảo Ngọc trong tác phẩm mới nhìn thì giống nh một nhân vật thực thụ. Anh ta có lai lịch rõ ràng: Là công tử họ Chân, một gia tộc thân thiết với họ Giả. Thuở bé, dờng nh anh ta có tính khí giống Giả Bảo Ngọc, đến khi hai ngời có dịp gặp gỡ nhau, Giả Bảo Ngọc nhận thấy anh ta hoàn toàn trái ngợc với mình... Tuy nhiên, thực chất là Chân Bảo Ngọc cũng là một hình tợng ẩn dụ nhằm làm rõ tính cách của Giả Bảo Ngọc. Nếu không đặt trong sự đối sánh với Giả Bảo Ngọc thì nhân vật Chân Bảo Ngọc không có lý do tồn tại trong tiểu thuyết nữa. Hình dáng, tính tình và thậm chí cả tên tuổi của anh ta không có ý nghĩa độc lập mà chỉ là ẩn dụ. Tên họ của anh ta ngụ ý so sánh với tên họ của Giả Bảo Ngọc: Cùng là "Bảo Ngọc" một bên là “chân” còn một bên là “giả”, song đâu là thật, đâu là giả khi đặt trong lòng xã hội phong kiến thì không dễ gì phân biệt đợc. Hình dáng anh ta đợc mô tả giống hệt Giả Bảo Ngọc, đến nỗi chính ngời nhà anh ta cũng phải giật mình kinh ngạc. Cho nên khi Giả Bảo Ngọc thấy rằng anh ta và mình hoàn toàn khác biệt thì lúc đó trong tiểu thuyết không còn nhắc đến nhân vật Chân Bảo Ngọc nữa (ngay cả khi có chi tiết nhà họ Chân gặp cơn gia biến, phải gửi đầy tớ Bao Dũng đến nhà họ Giả, tác giả cũng không hề nhắc đến Chân Bảo Ngọc). Bởi lẽ về thực chất, sứ mạng của một hình tợng ẩn dụ đã hoàn thành.

Những hình tợng ẩn dụ nh hòn đá, viên ngọc, Chân Bảo Ngọc không hề làm tổn hại đến tính chân thực của nhân vật Giả Bảo Ngọc. Những mâu thuẫn cùng quá trình phát triển của tính cách Giả Bảo Ngọc vẫn đợc mô tả nh chúng ta thờng nói là rất "biện chứng" trong mối liên hệ với hoàn cảnh sống thực tế. Giả Bảo Ngọc hiện lên nh một con ngời bằng xơng bằng thịt trớc mắt độc giả. Nhng nếu thiếu đi những hình tợng ẩn dụ, hẳn nhân vật Giả Bảo Ngọc sẽ bớt gợi suy t cho ngời đọc, sẽ mất đi một phần sức hấp dẫn và cả sức thuyết phục nữa. Chính hòn đá - viên ngọc đến từ một thế giới h ảo, chính anh chàng Chân Bảo Ngọc - nhân vật "giả" hoàn toàn đợc nhà văn tạo ra từ sự h cấu lại là nhân tố làm cho ngời ta hiểu đợc đâu là cái chân, cái thực của cuộc đời và con ngời trong nhân vật Giả Bảo Ngọc "xa nay cha từng có". Bên cạnh đó, những hình t- ợng ẩn dụ vốn không thể và cũng không cần thiết làm cho ngời ta tin về sự tồn tại của mình, nhng lại có khả năng gợi cho ngời ta những nhận thức lý tính về ý vị triết lý xoay quanh hình tợng nhân vật chính.

Trong nhiều cô gái tài sắc của thế giới Hồng lâu mộng, Lâm Đại Ngọc đợc ngời ta nhớ đến nhiều nhất, cũng là nhân vật nữ đợc bàn luận tới nhiều nhất,bởi một phần nàng không giống những ngời khác. Nàng không chỉ là một trong "Kim Lăng thập nhị thoa", mà còn là "nhân vật đợc cảm hoá, đợc kí thác cái đẹp tối thợng trong tiểu thuyết" [15,36]. Đặt trong mối quan hệ với Thần Anh (hòn đá thiêng - Giả Bảo Ngọc), hình ảnh Lâm Đại Ngọc gắn liền với cây tiên thảo Giáng Châu. Đây chính là hình tợng ẩn dụ của nhân vật Lâm Đại Ngọc.

"Giáng Châu" đợc mô tả nh là một loại cây cỏ tiên, vừa hấp thụ đợc tinh hoa của trời đất, vừa đợc "Thần Anh" ngày tới nớc Cam Lộ, nên "thoát đợc hình cây, hoá thành hình ngời, tu luyện thành ngời con gái". Cuối tiểu thuyết, sau khi Đại Ngọc chết, Giả Bảo Ngọc lên "Thái H ảo Cảnh" lại thấy "em Lâm" của mình xuất hiện nh một vị chúa hoa, chủ nhân của các loài hoa lạ ở đây. Nh vậy, Lâm Đại Ngọc cũng nh Giả Bảo Ngọc, nguồn gốc ban đầu đều là những vật vô tri vô giác, sau nhờ bẩm thụ khí thiêng của trời đất, nhờ đợc "tu luyện" thành

ngời. Nguồn gốc nửa thực nửa h ấy là một trong những điểm khiến họ không giống với những nhân vật khác trong tiểu thuyết.

Là cây tiên, nhng Lâm Đại Ngọc là một cây rất mỏng manh nh vẻ đẹp yếu đuối của ngời con gái, không phải là cây vũ trụ linh thiêng mang tầm vóc khổng lồ, cũng không phải là cây biểu tợng tôn giáo nh cây Đời, cây Bồ Đề ... Cuối tác phẩm khi Bảo Ngọc một lần nữa lên "Thái H ảo Cảnh", Cao Ngạc đã miêu tả Giáng Châu nh "một loài cây nhỏ, không có hoa nhng dáng điệu nó xinh đẹp làm anh ta thích thú" [16,24]. Bản thân hai chữ "Giáng Châu" nghĩa là rơi nớc mắt, ngụ ý mối duyên nợ phải trả bằng nớc mắt của Lâm Đại Ngọc, nh một lý giải định mệnh, vẻ đẹp của Lâm Đại Ngọc luôn gắn với nét buồn. Trong nét đẹp của nàng, ngời ta nhìn thấy cái sầu bi h ảo nh thuộc về một thế giới khác thế giới trần tục này.

Trong Hồng lâu mộng, Tào Tuyết Cần tả các nhân vật nữ khá trực diện và cụ thể. Ví nh Tiết Bảo Thoa "tóc đen nhánh... môi không tô mà vẫn đỏ, mày không kẻ vẫn xanh, mặt nh màu bạc, mắt sáng long lanh" [16,125]; Nghênh Xuân "ngời nở nang, tầm thớc, da nõn nà, má hồng hào nh quả vải tơi, mũi loáng nh xoa mỡ, tính nết ôn hoà kín đáo, thoạt nhìn đã thấy mến"; Thám Xuân: "vóc dáng tròn trặn, ngời dong dỏng cao, mặt trái xoan, mắt sắc, lông mày dài, nhìn ngắm tình tứ, thanh tú khác thờng, trông nh thoát hẳn trần tục" [16,40]. Riêng có Lâm Đại Ngọc thì dờng nh tác giả cố ý dùng một cách tả khác: Trớc hết tác giả không mô tả ngay Lâm Đại Ngọc khi vừa mới xuất hiện mà chỉ nói về phản ứng của mọi ngời trớc sắc đẹp của nàng (ví nh lời Phợng Th, vừa khen sắc đẹp của Lâm Đại Ngọc, vừa lấy lòng Giả Mẫu). Tiếp đó khi Giả Bảo Ngọc xuất hiện thì tác giả mới trực tiếp miêu tả Lâm Đại Ngọc, mà qua con mắt “nhìn kỹ” thấy vừa quen thuộc nh vừa gặp ở đâu, lại vừa thấy "khác hẳn những cô gái khác" của Giả Bảo Ngọc. Nh vậy, từ việc miêu tả Lâm Đại Ngọc mà tác giả đã ngụ ý đợc nhiều điều : tả Lâm Đại Ngọc qua cách nhìn của Giả Bảo Ngọc hai bên vừa gặp nhau đã thấy quen thuộc (bởi duyên nợ kiếp trớc); Giả Bảo Ngọc

tinh ý nhận ra ngay Lâm Đại Ngọc không giống những cô gái khác, dấu hiệu này nh báo trớc mối đồng cảm giữa họ.

Tác giả đã dùng một đoạn văn khá dài để miêu tả Lâm Đại Ngọc : "đôi lông mày điểm màu khói lạt, dờng nh cau mà lại không cau; đôi mắt chứa chan tình tứ, dờng nh vui mà lại không vui; má hơi lũm có vẻ u sầu, ngời hơi mệt trông càng tha thớt. Lệ rớm rng rng, hơi ra nhè nhẹ. Vẻ th nhàn, hoa rọi mặt hồ; dáng đi đứng liễu nghiêng trớc gió. Tim đọ Tỷ Can hơn một khiếu, bệnh so Tây

Một phần của tài liệu Kết cấu tác phẩm hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 85 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w