Xác định bố cục và Miêu tả tổng thể tác phẩm

Một phần của tài liệu Kết cấu tác phẩm hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 34 - 41)

- Những cặp đối ngẫu nhập thoại nêu địa danh nhằm nhấn mạnh không

1.4. Xác định bố cục và Miêu tả tổng thể tác phẩm

Bố cục là một vấn đề thuộc phạm trù kết cấu tác phẩm. Một tác phẩm văn

học vẫn thờng đợc hình dung chí ít là trên hai cấp độ: Cấp độ ngôn từ và cấp độ hình tợng. Cấp độ ngôn từ chọn sự chi phối của thể loại. Tổ chức ngôn từ của tác phẩm ngay từ đầu bao hàm trong đó hai ý thức, ý thức của nhà làm sách và ý thức của ngời kể truyện. ý thức nhà làm sách (ngời viết tiểu thuyết) bộc lộ rất rõ nét trong Hồng lâu mộng đợc biểu hiện rất rõ. Tác giả Hồng lâu mộng cho độc giả thấy nguyên uỷ của cuốn sách, lý do tại sao viết ra, chính xác là kể lại hay chép lại, (thậm chí cả tên cụ thể của cuốn tiểu thuyết) và ý thức của ngời kể chuyện. Vì vậy tên sách, câu mở đầu một thiên truyện, nhập đề của một cuốn

tiểu thuyết đều là những dấu hiệu quan trọng trong quá trình tìm hiểu bố cục tiểu thuyết. Ngợc lại cấp độ hình tợng của tác phẩm chính là chỉ bức tranh đời sống đợc dựng lên trên / trong cấp độ ngôn từ cụ thể.

Cấp độ hình tợng tạo cho độc giả ảo giác về một hình thức của bản thân đời sống. Hai cấp độ này chuyển hóa và nơng tựa vào nhau. Sự chuyển hoá và tồn tại trong nhau của chúng đợc thực hiện bởi vai trò của kết cấu, mà biểu hiện trực tiếp, vật chất của kết cấu chính là bố cục.

Bố cục thực hiện sự sắp xếp toàn bộ mọi yếu tố ngôn từ thành một văn bản tiểu thuyết xác định. Sự phân tích bố cục thoạt trông có vẻ nh chỉ là một sự mô tả lại cấp độ ngôn từ, thế nhng trên thực tế lại không phát huy đợc một tiếp nhận hình tợng tởng tợng duy trì nhờ vào việc đọc văn bản. Vì vậy phân tích bố cục chính là bớc đầu của phân tích kết cấu tác phẩm.

Lồng tất cả câu chuyện lớn nhỏ, có liên quan hoặc không liên quan, tiếp nối hoặc không tiếp nối với nhau vào trong một cái khung chung - đó chính là phơng pháp bao hàm toàn thể. Tác giả Hồng lâu mộng đã dùng một khung hai lớp để khuôn chụp vô số các mảng mảnh hình tợng vào trong khuôn chỉnh thể tiểu thuyết. Cái khung hai lớp đó chính là câu chuyện hòn đá vá trời hoá ngọc xuống trần gian rồi trở về chốn cũ và chuyện cây Giáng Châu báo đáp ơn Thần Anh bằng nớc mắt tình yêu chốn hồng lâu. Tất cả những chuyện lớn nhỏ trong tác phẩm - các câu chuyện đợc bao hàm trong cái khung toàn thể đó lại đợc bố trí lại với nhau theo cách gối móc hoặc liền kề. Khung kết cấu bao hàm toàn thể ngoại hiện hoặc nói bố cục ra thành phần đầu và phần kết tiểu thuyết. Tác giả

Hồng lâu mộng khéo léo gói gọn hai phần này trong đơn vị một hồi truyện. Vì

vậy - đệ nhất hồi - (hồi thứ nhất ) "Chân Sỹ ẩn mộng ảo thức thông linh / Giả Vũ Thôn phong trần hoài khuê tú" (Chân Sỹ ẩn trong mộng ảo biết đá thiêng / Giả Vũ Thôn lúc phong trần mơ ngời đẹp) - Không chỉ đơn thuần là ở - đệ nhất hồi - (hồi thứ nhất), tơng tự - đệ nhất bách nhị thập hồi - (hồi 120) "Chân Sỹ ẩn

tờng thuyết thái h tình / Giả Vũ Thôn quy kết Hồng lâu mộng" (Chân Sỹ ẩn kể rõ cảnh thái h / Giả Vũ Thôn kết thúc Hồng lâu mộng) cũng không đơn giản chỉ ra hồi thứ một trăm hai mơi (bản dịch tiếng Việt chỉ dùng chữ thứ từ hồi một đến hồi mời, sau đó đều nhất loạt gọi thẳng hồi bằng số hồi, ví dụ: Hồi mời một... Hồi một trăm hai mơi). Nói cách khác hai hồi này tồn tại với hai t cách, hồi đầu tiên và hồi cuối cùng trong chuỗi hồi đợc trật tự hoá cấu thành văn bản tiểu thuyết t cách mở đầu và khép kết một chỉnh thể tự sự.

Bố cục ba phần tác phẩm Hồng lâu mộng có thể mô tả thành một sơ đồ tối giản nh sau:

Phần mở đầu Phần thân Phần kết thúc. (hồi thứ nhất) (hồi thứ 2 ->hồi thứ 119) (hồi thứ 120)

Hai phần mở đầu và kết thúc của bố cục tác phẩm này đối ứng so sánh nhau qua phần thân tác phẩm. Tính chất đối ứng tơng sánh giữa hai hồi này phần nào đã thể hiện ngay trên bản thân hai cặp đối ngẫu làm đề mục cho hai hồi. Sự lựa chọn một cách cố ý về từ ngữ cho ta thấy rõ ràng điều đó: Một nửa vế đầu của mỗi cặp đối ngẫu đều để nguyên tên của hai nhân vật: Chân Sĩ ẩn - Giả Vũ Thôn. Bản thân chúng chứa đựng một sự đối lập tự tại: Đối lập giữa việc thực (Chân sự) với chuyện bịa (Giả ngữ); Đối lập giữa thế giới hiện thực, câu chuyện từng trải, tính chất tự truyện với ớc mộng tởng tợng, h cấu tiểu thuyết. Nửa vế sau mỗi cặp đối ngẫu làm đề mục hồi này cũng tiếp tục đối ứng với nhau: "Đá thông linh" và "Thái H ảo Cảnh" với "Khuê tú" và "Hồng lâu mộng". Sự đối ứng này hình thành tuỳ theo chiều liên tởng của độc giả. Độc giả có thể liên tởng theo chiều dọc mỗi bên để thấy đợc liên hệ giữa "Đá thông linh" và "Cảnh thái h"; "Hòn đá" (Thạch đầu) đó là một bộ phận trong cõi Thái H; "Khuê tú" (bản tiếng Việt dịch: Ngời đẹp) và "Giấc mộng lầu hồng". Liên t- ởng theo chiều ngang cho độc giả thấy rõ quan hệ giữa "Đá thông linh" (tức

Ngọc, Bảo Ngọc) với thế giới "Khuê tú" (gồm Bảo Thoa - Kim và Đại Ngọc - Mộc) thấy rõ quan hệ giữa "Thái H ảo Cảnh" và "Lầu hồng".

Bố cục là sự sắp xếp các yếu tố văn bản vào những vị trí tối u nhất thì hành động trên đây của tác giả Hồng lâu mộng - Cái hành động đợc thực hiện một cách cố ý tại những vị trí then chốt trong tác phẩm - Cần phải đợc phân tích kỹ lỡng chứ không thể dừng lại ở việc bình luận về cái gọi là "chơi chữ hài âm" (Chân Sĩ ẩn và Giả Vũ Thôn) hay đối ngẫu theo thông lệ.

Chúng tôi sẽ phân tích cụ thể hơn bản thân kết cấu mỗi phần mở đầu và kết thúc. Kết cấu nội bộ của phần thân tác phẩm mà có lúc chúng tôi tạm gọi là phần chính văn sẽ đợc phân tích ở mục riêng.

Phần mở đầu (tơng ứng với hồi một) và phần kết thúc (tơng ứng với hồi một trăm hai mơi) đợc bố cục nh thế nào ?

Chú thích đầu tiên trong bản dịch tiếng Việt- (chú thích 1)- gợi ý cho chúng tôi phân tích từng phần bố cục tiểu thuyết này - "Hồi thứ nhất có thể chia làm hai phần. Phần thứ nhất bắt đầu từ câu "Ngời làm sách xin nói" đến câu "Ai hay thú vị chứa đầy ở trong", nói tóm tắt nguyên uỷ nội dung của cuốn truyện và dụng ý của tác giả. Thí dụ Chân Sĩ ẩn, Giả Vũ Thôn v.v...đều là báo trớc những điều sẽ nói ở hồi hai. Đây là một lối văn ký thác, ẩn ẩn - hiện hiện, thực thực - h h, một nghệ thuật đặc biệt, khác với các tiểu thuyết diễn nghĩa; Còn phần thứ hai mới bắt đầu vào chính chuyện" [16,17]. Quả thực hồi một ngày có thể chia làm hai phần, nói chính xác hơn là tác giả Hồng lâu mộng đã cố ý bố cục phần mở đầu của cuốn tiểu thuyết thành hai phần. Tất nhiên, dịch giả bản tiếng Việt chỉ giới hạn tầm nhìn vào một vấn đề có tính chất cục bộ - "Hồi này có thể chia làm hai phần". Vì vậy, cách nói "Chân Sỹ ẩn, Giả Vũ Thôn v.v... đều là báo trớc những điều sẽ nói ở hồi hai” vừa có chỗ đúng mà cũng có chỗ không đúng. Thực ra nhìn trong bố cục toàn tác phẩm thì: Chân Sỹ ẩn, Giã Vũ Thôn ở đây phải nói là báo trớc những điều quan trọng sẽ nói đến

trong phần chính của tiểu thuyết; Đặc biệt nó trực tiếp liên quan đến chuyện ở hồi kết thúc. Và nếu ta hiểu truyện hoặc nh chính từ dùng trong chú thích này - "cuốn truyện" là một cuốn tiểu thuyết hoặc nói tác phẩm tự sự thì trên thực tế phần thứ hai của hồi một cũng không phải "mới bắt đầu chính truyện". Chính truyện thực ra đã bắt đầu từ những dòng đầu tiên của phần một hồi một: "mợn truyện Hòn đá thiêng mà viết ra bộ Thạch đầu ký này; vì vậy đặt nhân vật của tôi là Chân Sỹ ẩn " [16,17]. Mở rộng tầm quan sát toàn bộ bố cục trong tác phẩm ta mới có thể lý giải đợc từng bộ phận. Bởi vì phần kết thúc (tức hồi một trăm hai mơi) cũng đợc bố cục một cách tơng tự - tức cũng đợc ghép từ hai phần. Đơng nhiên xuất phát từ yêu cầu bố cục toàn sách - tức bố cục tổng thể tác phẩm - tác giả tiểu thuyết đã đảo vị trí của các phần. Nếu ta gọi phần đầu của hồi một - phần giới thiệu nguyên uỷ nội dung cuốn truyện; xuất xứ quá trình hình thành bộ sách là A phần kế tiếp dẫn vào chuỗi các câu chuyện đợc kể dần trong tiểu thuyết là B, thì trật tự A/B này đợc đảo thành B/A ở phần kết cuốn sách. Tức là “hồi kết” cũng đợc bố cục thành hai phần, phần đầu chủ yếu kể chuyện Bảo Ngọc thi xong đậu cử nhân rồi bỏ đi tu, gặp lại Giả Chính đang trên đờng về nhà mà không nhận cha nữa, phần này nối liền với chuyện kể nhân vật Tập Nhân hay tin Bảo Ngọc không về đổ quỵ xuống giờng. Phần đầu này về tính chất và nội dung tự sự của nó tơng đồng với phần B của hồi một, trong lúc đó phần B của hồi kết thúc lại tơng đồng tính chất và nội dung tự sự với phần A của hồi một. Phần thứ hai của hồi một trăm hai mơi bắt đầu từ câu ''Hẵng nói chuyện Giả Vũ Thôn...… không kể chuyện Tập Nhân từ đó lại ở trong cảnh ngộ nhân" [16,906]. Vì vậy có thể thấy rõ bố cục của hai phần mở đầu và kết thúc tiểu thuyết là giống nhau - đều chia làm hai, chỉ có điều vị trí của hai phần ở mỗi hồi đã thay đổi. Có thể sơ đồ hoá thành:

Phần mở đầu Phần chính văn Phần kết thúc

Hồi 1 Hồi 2 -> Hồi 119 Hồi 120

Gốc tích nguyên uỷ cuốn sách. Câu chuyện đầu tiên trong tiểu thuyết Chuỗi các câu chuyện chính của Hồng lâu mộng Câu chuyện cuối cùng trong tiểu thuyết Cuốn sách đợc hoàn thành

Bố cục này cho ta thấy tác giả không chỉ kể về câu chuyện thế giới đợc viết vào trong tiểu thuyết mà còn kể rõ chuyện cuốn tiểu thuyết đã đợc sáng tác nh thế nào? Nói cách khác bố cục đó khiến cho tác giả tiểu thuyết có thể kể đến độc giả một lúc hai câu chuyện: - Một câu chuyện về số phận của các nhân vật trong sách, một câu chuyện về bản thân cuốn sách.

Sự phân tích bố cục tiểu thuyết cho ta thấy một cách tơng đối rõ ràng điều đó. Trên thực tế văn bản, việc tách bạch và hình dung phân minh hai câu chuyện, đó là điều rất khó do kỹ xảo tự sự đợc sử dụng một cách có hệ thống trong suốt cuốn sách. Một trong những kỹ xảo đó là mơ hồ hoá các toạ độ không thời gian giữa hai câu chuyện và lối kể nớc đôi khó xác định là nói đến đối tợng nào. Chẳng hạn trong những câu: "tình duyên vẫn cha xong, nhng vật xuẩn ngốc ấy đã trở về rồi. Còn phải đa nó về chỗ cũ, rồi ghi rõ việc sau này của nó để không uổng công nó đã xuống cõi trần bấy lâu... Sỹ ẩn nghe xong vái chào từ biệt. Hoà thợng và Đạo sĩ lại mang ngọc đến dới núi Thanh Ngạnh, đặt viên "bảo ngọc" ấy ở chỗ Nữ Oa luyện đá vá trời, rồi đi vân du" [16,26]. Trong nguyên văn cuốn tiểu thuyết ta không thể xác định đợc bảo ngọc ở đây là viên ngọc hay nhân vật Bảo Ngọc (bản dịch tiếng việt hiểu đó là viên ngọc nên dịch thành viên bảo ngọc, và đặt từ "bảo ngọc" vào trong dấu ngoặc kép). Hoặc trong đầu đề hồi một trăm hai mơi, nguyên văn "Giả Vũ Thôn quy kết Hồng lâu mộng" thì độc giả cũng không thể quả quyết cho rạch ròi là nhân vật Giả Vũ Thôn xuất hiện trở lại để kết thúc cho cuốn sách là Hồng lâu mộng hay nhân

vật xuất hiện để quy câu chuyện “Giấc mộng lầu hồng” về điểm kết. Và nội dung của phần B (hồi một trăm hai mơi) này cũng cho phép ta hiểu theo hai cách (bản dịch tiếng Việt chọn cách hiểu nhân vật Giả Vũ Thôn kết thúc cuốn tiểu thuyết Hồng lâu mộng. Trong bản in Hồng lâu mộng đợc viết hoa chữ Hồng và in nghiêng chứng tỏ là tên sách).

Cách bố cục nh trên là khác hoàn toàn với tất cả những bộ tiểu thuyết ch- ơng hồi nổi tiếng khác. Có thể nói không một tiểu thuyết gia chơng hồi nào lại có ý thức cao độ đồng thời cả hai vấn đề: Tự sự cái gì và tự sự nh thế nào nh tác giả Hồng lâu mộng. Cái bố cục thoạt trông tởng nh đơn giản đó đã chứa đựng trong nó mọi tính chất của tiểu thuyết chơng hồi từ diễn nghĩa, tự truyện ký thác, đến ký- truyện. Văn bản tiểu thuyết này cũng mang trong nó bóng dáng của những thành phần bố cục thờng có trong một cuốn tiểu thuyết phơng Tây-

từ Tựa, Lời nhà xuất bản, Cùng bạn đọc đến Vĩ thanh, Bạt

Nh vậy chúng ta đã có một cái nhìn tổng quát về bố cục của tác phẩm

Hồng lâu mộng, về phần mở đầu và phần kết thúc nh trên đã nói rất rõ ràng còn

bố cục phần chính văn (phần thân) của tiểu thuyết này có thể hình dung nh sau:

Hồng lâu mộng trên đại thể bố cục thành chuỗi hai mơi hồi tiếp nối hai mơi hồi,

luỹ tiến cho đến kết thúc ở hồi một trăm hai mơi. Cuối mỗi nhóm hai mơi hồi thờng bố trí những sự kiện quan trọng có tác dụng đến mạch truyện cơ bản. Ví dụ: Hai mơi hồi đầu hoàn thành nhiệm vụ tổng mở màn cho toàn bộ sân khấu lớn của các nhân vật chính. Cuối nhóm hồi này kể chuyện xây dựng Đại Quan Viên. Đại Quan Viên bối cảnh quan trọng nhất của "giấc mộng lầu hồng" động thổ ở hồi mời sáu đem vào sử dụng ở hồi mời tám. Rối loạn trong "Đại Quan Viên" bắt đầu từ hồi sáu mơi (cuối nhóm hai mơi hồi thứ ba), hết tai này đến nạn kia bắt đầu làm rung chuyển thế giới lý tởng của các nhân vật. Cho đến hồi tám mơi những đợt gió đầu tiên của cơn bão sắp đổ xuống hai phủ, xoá bằng "Đại Quan Viên" đã bắt đầu thổi đến. Đến cái chết của Đại Ngọc ở hồi chín tám

(cuối nhóm hai mơi hồi thứ năm); rồi Bảo Ngọc xuất gia ở hồi một trăm mời chín (cuối nhóm hai mơi hồi thứ sáu) tiểu thuyết từng bớc đi đến hạ màn.

Để có thể khái quát đợc bố cục của tác phẩm Hồng lâu mộng chúng tôi mạo muội đa ra một sơ đồ chung nh sau:

Phần mở đầu tiểu thuyết Phần thân tiểu thuyết Phần kết tiểu thuyết Hồi 1 Hồi: 2 - 20 - 40 - 60 - 80 - 100- 119 Hồi 120

Vào sách Vào chuyện Kết chuyện Kết sách 20 hồi đầu 80 hồi giữa 20 hồi kết

Một phần của tài liệu Kết cấu tác phẩm hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w