Chính sách khai hoang

Một phần của tài liệu Những chính sách của nhà trần đối với nghệ an (từ năm 1225 đến năm 1400 (Trang 38 - 43)

B. Nội dung

2.2.1. Chính sách khai hoang

Dới thời Trần, lãnh thổ nớc ta đợc mở rộng về phơng Nam và những vùng đất mới nh Nghệ An trở vào trong hầu hết là rừng rậm phủ dày, núi non trùng điệp, đất đai đợc phân bố ở những địa hình khác nhau là miền núi, vùng trung du và vùng đồng bằng nhng diện tích không lớn trong khi nhiều nơi lau sậy còn mọc um tùm có thể khai thác đợc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp lại cha nhiều, vì thế nhà nớc thực hiện chính sách này nhằm tận dụng hết tiềm năng sẵn có của vùng vào sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống cho nhân dân lại vừa giúp cho nhà nớc quản lý một cách chặt chẽ hơn trên vùng đất mới. Một quyết định chung của nhà nớc không chỉ riêng vùng Nghệ An mà có tác dụng trong cả nớc là vào năm 1266: “Mùa đông, tháng 10 , xuống chiếu cho vơng hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập dân phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tì để khai khẩn ruộng bỏ hoang, lập thành điền trang. Vơng hầu có trang thực bắt đầu từ đấy” [30;36]. Ban đầu việc tiến hành khai khẩn đất hoang là do nhà Trần chỉ đạo, các vơng hầu, công chúa và phò mã họ đều là những ngời trong dòng dõi quý tộc hay những ngời làm việc trong bộ máy nhà nớc sẽ đứng ra chiêu mộ những ngời xiêu tán đi khai hoang không cứ gì ở Nghệ An mà họ có thể đến

nhiều nơi khác để khai phá đất đai sinh cơ lập nghiệp ở đó. Nhờ có quyết định này của nhà Trần mà Nghệ An lại có thêm cơ hội “thay da đổi thịt”.

Ngay sau khi chiếu này đợc ban xuống thì nhiều vơng hầu đã hớng đến vùng đất này. Lực lợng tham gia khẩn hoang là những chiến tù bắt đợc trong những cuộc chiến tranh, coi đây nh là một hình phạt đối với họ và cả những ng- ời phạm tội thậm chí đông đảo nhân dân xứ Nghệ cũng hăng hái tham gia. Chiếu ban năm 1266 đã thể hiện tính tiến bộ của nó tại thời điểm bấy giờ, nội dung chủ yếu là tập trung vào khuyến khích nhân dân khai khẩn đất hoang và đối tợng khai hoang chủ yếu là những vùng đất xa kinh đô mà thờng đợc gọi là vùng “phên dậu” của quốc gia Đại Việt vì đồng bằng sông Hồng đã đợc chinh phục từ lâu chỉ còn lại những vùng đất mà nhà nớc cha thể vơn tay tới đợc một cách trực tiếp và quyền lực thực tế vẫn nằm trong tay những thủ lĩnh hay thổ tù của địa phơng đó. Nhà Trần cho các vơng hầu, phò mã đến khai hoang vùng đất dọc lu vực sông Lam vừa để đặt cơ sở cho việc quản lý lãnh thổ và mở rộng ảnh hởng của vơng quyền, đồng thời tăng diện tích sản xuất cho nông nghiệp. Nh vậy, điền trang thời Trần do khẩn hoang mà thành và nó đợc lập ra ở nhiều nơi, trong đó có cả xứ Nghệ. “Chính sách khẩn hoang lập điền trang đáp ứng mục đích lớn nhất của nhà nớc là phát triển nông nghiệp, quý tộc, vơng hầu tổ chức khai hoang đợc bao nhiêu đều không phải cắt lại dù là rất nhỏ một chút đất nào cho nhà nớc Trần. Nhà Trần không hề có chính sách nào tăng thu nhập quốc gia từ ruộng đất khẩn hoang” [5;57]. Điều này đã thu hút đông đảo lực lợng tham gia công cuộc khẩn hoang chính vì vậy đất đai không ngừng đợc mở rộng.

“Trong thời gian Trần Quang Khải làm quản hạt ở Nghệ An, vợ ông là Hồng Thị Châu Nơng đã chiêu dân lập ấp mở một trang trại lớn gọi là Trang Lâm, bao gồm xã Hạnh Lâm, Đào Viên cũ (tức đất xã Diễn Quảng và Diễn Hoa ở huyện Diễn Châu ngày nay). Đây là nơi tích trữ lơng thảo, đặt kho vũ khí, dựng trại tuyển quân và luyện quân để chuẩn bị cho kế hoạch lâu dài chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần” [15;77].

Hay: “Tại xã Tam Lễ thuộc huyện Quỳnh Lu, nay là xã Quỳnh Châu, Quỳnh Tam, Quỳnh Thắng cũng có một điền trang lớn của nhà Trần do các công chúa Trần Thị Ngọc Hoa, Trần Thị Ngọc Chân và các hoàng tử Đông Triều đa hàng binh phơng Bắc, các nớc phía Nam, phía Tây cùng dân đói nghèo phải đi phiêu tán đến khai thác, đó là điền trang Tam Sách. Cũng nh điền trang Trang Lâm thì điền trang Tam Sách cũng là nơi tích trữ lơng thảo, đặt kho vũ khí, dựng trại tuyển quân và luyện quân...” [15;78].

Một điền trang khác nữa là điền trang của hoàng hậu Bạch Ngọc (Trần Thị Ngọc Hào), vào những năm cuối thời Trần, bà Trần Thị Ngọc Hào (vợ vua Trần Duệ Tông) sau khi chồng chết đã cùng con gái là công chúa Huy Chân và 172 tùy tòng tìm về quê ở huyện Thổ Hoàng (Hơng Khê) cùng nhân dân địa ph- ơng tiến hành khẩn hoang vùng đất giáp giới giữa hai huyện Can Lộc và Đức Thọ, về sau số ngời đợc chiêu mộ ngày càng tăng lên đến khoảng 3.000 ngời, lập ra đợc bốn trang mới (làng xóm) là Lai Sơn, Hằng Nga, Ngũ Khê và Tùng Chính với tổng diện tích là 3.965 mẫu (nay là xã Đức Hòa, Đức Long, Đức Lộc và Đức An thuộc huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh).

Nếu nh dới thời nhà Lý, bên cạnh việc khai hoang để mở rộng đất đai canh tác thì nó còn dẫn đến một hệ quả nữa là nhiều làng mạc mọc lên, dân c trở nên đông đúc: “Các làng cũ đợc mở rộng ở một số vùng trung tâm của các huyện Đỗ Gia (Hơng Sơn), Nha Nghi (Nghi Xuân), Phi Lộc (Can Lộc), Chi La (Đức Thọ), Thổ Du (Thanh Chơng), Diễn Châu...” [2;88].

“Bấy giờ đã xuất hiện một số xóm làng trù phú, dân c đông đúc nh Ngọc Sơn (Đức Thuận - Đức Thọ), Trảo Nha (Đại Lộc - Can Lộc), Tả Ao (Xuân Giang - Nghi Xuân), Phật Kệ (Đà Sơn - Đô Lơng), Cao Xá (Diễn Châu)...” [2;88].

Những kết quả này đợc nhà Trần tiếp nhận và phát triển, làng xóm ở Nghệ An đợc mở rộng hơn, diện mạo của vùng này thay đổi nhanh chóng. Vua Trần đã cắt cử các đại thần cao cấp them chí cả những thành viên trong hoàng gia về đây trị nhậm nh trờng hợp của Trần Quốc Khang vào năm 1269: “Tháng

9, phong Tĩnh quốc đại vơng Trần Quốc Khang làm Vọng giang phiêu kỵ đô th- ợng tớng quân” [30;38], giữ việc cai trị Diễn Châu. Trong thời gian ông làm tri châu ở đây đã huy động và tổ chức cho nhân dân địa phơng đi khai hoang, khẩn đợc đến đâu thì lập thôn ấp và canh tác trên đất đó. Đời sống nhân dân ở Diễn Châu vì thế mà no đủ, các cây lơng thực nh ngô, khoai, lúa... đợc trồng phổ biến. Không chỉ thế, Trần Quốc Khang còn lập đợc ra phủ đệ riêng cho mình năm 1270: “Mùa xuân, tháng 3, Tĩnh quốc đại vơng Trần Quốc Khang dựng phủ đệ ở Diễn Châu, hành lang, điện vũ bao quanh, tráng lệ khác thờng. Vua nghe tin, sai ngời đến xem, Tĩnh quốc sợ, mới tạc tợng Phật để ở đó” [30;38]. Phủ đệ lộng lẫy của Quốc Khang ở Diễn Châu phần nào phản ánh sự hng khởi của vùng đất này khi mà bản thân Ông vào đây trấn trị cha lâu. Mang theo mình một trọng trách nặng nề mà triều đình đã giao phó khi vào Diễn Châu, dời chốn đô hội ông cùng gia quyến của mình đi vào một vùng đất hoang phế sinh sống thì đây quả là một thách thức to lớn đối với một quý tộc quen sống trong nhung lụa cha từng biết đến khổ ải là gì. Thế nhng chọn Quốc Khang là một sự sáng suốt của vua Trần, dù phải sống giữa bốn bề hoang vu lặng ngắt nhng Trần Quốc Khang vẫn không đầu hàng với thực tại, Ông đã cố gắng hết mình cho vùng đất vốn “cằn cỗi” này, sự khắc nghiệt của tự nhiên không thể đánh gục đ- ợc ý chí của con ngời này và dời khỏi kinh đô ông cũng quên dần lối sống vơng giả để hòa nhập vào lối sống của ngời dân xứ Nghệ tựa nh một ngời con của quê hơng với lối sống giản dị và chan hòa, gắn bó với nhân dân, cùng nếm chịu những nhọc nhằn, tủi cực và quan trọng hơn là cùng trăn trở về tơng lai của vùng đất này. Để thu phục đợc nhân tâm và tạo niềm tin ở quần chúng, Trần Quốc Khang đã lấy ngời ở trong châu làm vợ lẽ, nàng hầu không gì khác là để tạo ra chỗ dựa từ đó thực hiện chủ trơng và chính sách của nhà nớc. Ông đã khéo léo xóa đi khoảng cách giữa quan với dân thay bằng chính sách “thân dân”. Về sau, các con thứ của Trần Quốc Khang là Trần Huệ Nghĩa và Trần Quốc Chinh giữ chức tri châu ở Diễn Châu, tiếp tục sự nghiệp của cha kinh dinh vùng đất này và chỉ khi nào dòng họ thiếu ngời nối dõi mới dùng ngời trong

châu thay thế. Để làm thay đổi đợc vùng đất này không phải là ngày một ngày hai mà nó đòi hỏi phải kiên trì và sự quyết tâm rất lớn, việc Trần Quốc Khang sinh cơ lập nghiệp ở đây cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra, nhà nớc Trần còn tạo điều kiện cho nhân dân Nghệ An tự tổ chức đi khai hoang. Theo gia phả họ Hồ thì ở đầu thế kỷ thứ X, khi Hồ Hng Dật sang làm quan ở Châu Diễn, Nghệ An hãy còn là đầm nớc mặn. Đến cuối thế kỷ XIII thì ngời cháu xa của Hồ Hng Dật là Hồ Kha di c đến vùng này tiến hành đắp đê ngăn nớc mặn khẩn hoang vùng đất trong đê, nửa làm ruộng muối nửa làm ruộng cấy lúa. Đầu thế kỷ XIV, Hồ Hồng và Hồ Cao là con của Hồ Kha làm chức đội trởng dới thời vua Trần Phế Đế đã cùng Nguyễn Hạc, Hoàng Khánh tổ chức cho dân làng đi khai hoang lập ra trang Thổ Đôi (nay là xã Quỳnh Đôi - huyện Quỳnh Lu - Nghệ An): “Từ một vùng ngập mặn, các ông đã huy động sức dân đắp đập, thau chua rửa mặn tạo lập một vùng trù phú” [2;19].

Hoặc theo gia phả của họ Ngô ở Trảo Nha (Thạch Hà), họ Sử (Đức Thuận - Đức Thọ), họ Nguyễn và họ Hà ở Thịnh Văn (Hơng Sơn)... đều cùng nhân dân tiến hành khai hoang mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, lập ra nhiều làng xã vào thế kỷ XIII -XIV.

Lực lợng tham gia công cuộc khai khẩn đất hoang trở nên đông đảo, trên từ vơng hầu, công chúa đến dới là nhân dân địa phơng, những ngời xiêu tán, ng- ời từ đồng bằng Bắc Bộ đem theo vợ con và ngời thân vào đây sinh sống. Đặc biệt Nghệ An là nơi luôn bị quân Chămpa và Ai Lao vào cớp bóc cho nên mỗi lần đem quân đi đánh dẹp, vua Trần và các tớng lĩnh bắt đợc nhiều chiến tù đã sử dụng họ vào công cuộc khẩn hoang. Ví dụ nh năm 1252, vua Trần Thái Tông thân chinh đi đánh Chămpa, bắt đợc vợ chúa Chămpa là Bốdala và nhiều thần thiếp cùng nhân dân của y hoặc là năm 1346, Ai Lao vào cớp biên giới, Bảo uy Vơng Hiến đánh tan bọn chúng bắt đợc nhiều ngời và súc vật, điều này đa đến sự xuất hiện một số làng do tù binh khai khẩn và làng xóm ở đây phỏng theo tên gọi của ngời Chămpa là chính. Trong quá trình lao động văn hóa Chămpa đã ảnh hởng ít nhiều đến phong tục tập quán ở nơi đây.

Nh vậy, với chính sách khuyến khích khẩn hoang trong nông nghiệp của nhà Trần mà sự kiện mở đầu là vào năm 1266 đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế ở vùng đất Nghệ An, chính sách này đợc triển khai với một quy mô rộng lớn từ miềm xuôi cho đến tận miền ngợc lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia vì vậy mà đất đai ở xứ Nghệ thời gian này đợc mở rộng hơn tạo điều kiện cho c dân đẩy mạnh sản xuất và ổn định đời sống. Chính sách này đã thể hiện tính tích cực của nhà nớc đối với lĩnh vực kinh tế đồng thời nó giúp cho nhà Trần từng bớc đặt đợc quyền quản lý lãnh thổ ở nơi biên cơng xa xôi của Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Những chính sách của nhà trần đối với nghệ an (từ năm 1225 đến năm 1400 (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w