B. Nội dung
2.2.3. Chính sách về thuế khóa
Thuế khóa là nguồn thu nhập chính của nhà nớc nhằm nuôi dỡng bộ máy quan lại từ trung ơng đến địa phơng. Tuy nhiên lãnh thổ Đại Việt lúc bấy giờ không phải nơi nào cũng là đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu mà vẫn còn có những vùng đất xen lẫn đồi núi, địa hình phức tạp. Đặc biệt là những vùng biên ải của Tổ quốc và Nghệ An cũng là một trong những nơi nh thế, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây là những dãy núi trùng điệp án ngữ trong khi đó đất đai canh tác lại rất ít, thiên nhiên lại khắc nghiệt vì thế mà hằng năm thu hoạch thờng rất thấp và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy dựa vào đặc trng của từng vùng miền mà nhà Trần tiến hành thu thuế ở mức độ cao hay thấp khác nhau vì mục đích chính vẫn là ổn định cuộc sống cho nhân dân, xây dựng quốc gia Đại Việt phồn vinh.
Năm 1242, nhà Trần đã quy định: “Nhân đinh có ruộng thì nộp tiền thóc, ngời không có ruộng đất thì miễn tất cả” [23;193]. Thời Trần có hai bộ phận: ruộng đất thuộc sở hữu nhà nớc và ruộng đất t nhân, lúc bấy giờ thì nhà n- ớc chủ yếu đánh vào ruộng đất công. trong năm 1242, nhà Trần cũng định phép tô thuế đầu tiên: “Nhân đinh có ruộng đất thì nộp tiền thóc. Có 1 - 2 mẫu thì nộp tiền 1 quan, có 3 - 4 mẫu thì nộp 2 quan tiền, từ 5 mẫu trở lên thì nộp 3 quan tiền. Tô ruộng mỗi mẫu nộp 100 thăng thóc” [23;193]. Soi vào vùng đất Nghệ An rõ ràng ruộng đất công không phải ai cũng nh ai, thậm chí còn có cả những ngời không có ruộng đất do vậy mà họ không phải chịu nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nớc. Đây đợc coi là mốc thời điểm quan trọng về chính sách thuế khóa của nhà Trần, mọi thần dân trong nớc khi cày cấy ruộng công đều phải đóng thuế cho nhà nớc.Những năm quân dân nhà Trần phải tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lợc Mông - Nguyên, do chiến tranh liên miên mà hầu hết đất nớc bị tàn phá làm cho mọi hoạt động đều bị đình đốn vì tất cả mọi cố gắng lúc đó đều dồn vào kháng chiến với mục tiêu mà nh ngày nay thờng gọi là “tất cả để chiến thắng”. Nhân dân xứ Nghệ đã không ngần ngại tích cực đóng góp lơng thực, của cải vào cuộc kháng chiến đầy vất vả và hy sinh này. Hơn lúc nào hết, tinh thần tự giác và ý thức dân tộc luôn đợc đề cao, quân và dân đoàn kết một lòng đánh đuổi giặc ngoại xâm để giữ vững nền độc lập dân tộc.
Năm 1288, sau khi kết thúc ba lần kháng chiến chống quân xâm lợc Mông - Nguyên thắng lợi đất nớc bị kiệt quệ nghiêm trọng, những thành tựu mà vơng triều nhà Trần đạt đợc trớc đó đều bị hủy hoại. Trớc tình hình đó: “Mùa hạ, tháng 4, Thợng hoàng ngự ở hành lang thị vệ (vì cung điện bấy giờ đã bị giặc đốt hết) đại xá cho thiên hạ. Những nơi bị binh lửa, cớp phá thì miễn toàn phần tô, dịch, các nơi khác thì miễn giảm theo mức độ khác nhau” [30;62]. Nhà Trần đại xá cho thiên hạ là tạo điều kiện cho nhân dân trong nớc ổn định lại đời sống và nề nếp sinh hoạt nh trớc đây. Việc làm này là cần thiết vì chiến tranh vừa đi qua vết thơng trong quần chúng nhân dân cha hàn gắn đợc nếu nhà Trần mạnh tay thu thuế há chẳng khác đẩy bách tính vào cảnh khó khăn chồng chất,
đặc biệt là những nơi diễn ra binh đao nh thế tất gặp phải sự phản ứng trong nhân dân. ở vùng Nghệ An trong ba lần kháng chiến khi thì làm nơi che chở cho các vua Trần gặp lúc nguy nan, khi thì là bãi chiến trờng ngăn chặn cánh quân Toa Đô từ Chămpa đánh ra Bắc hợp với quân Thoát Hoan, cho nên xứ Nghệ cũng ở trong cảnh tang thơng. Tuy vậy dới sự điều hành của những vị vua thức thời nhà Trần cho nên đã giải quyết đợc những vấn đề quan trọng trớc mắt, thông qua việc đại xá thiên hạ này mà c dân xứ Nghệ thoát khỏi cảnh lao đao, bớc đầu khắc phục đợc hậu quả của chiến tranh. Năm 1290 đã xảy ra nạn đói lớn, nhân dân thiếu thốn lơng thực, vua Trần đã thực hiện đồng thời hai việc là phát thóc trong kho đụn nhà nớc hoặc kêu gọi những ngời giàu bỏ thóc gạo ra để chẩn cấp cho dân nghèo và miễn giảm thuế cho nhân dân: “Xuống chiếu phát thóc công chẩn cấp dân nghèo và miễn thuế nhân đinh” [30;76].
Năm 1343: “Tháng 5, tháng 6 hạn hán. Xuống chiếu ban giảm một nửa thuế nhân đinh năm này” [30;128]. Những việc làm này đã thể hiện tính chất tiến bộ của nhà Trần, khi mà sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Càng về cuối triều Trần do sự tha hóa của đội ngũ quan lại mà sản xuất nông nghiệp không đợc chăm lo đúng mức nên hạn hán và lũ lụt thờng xuyên xảy ra, nhà nớc nhiều lần phải xuống chiếu miễn giảm thuế cho nhân dân. Có thể nói, so với những vùng đồng bằng thì tình hình trên ở Nghệ An diễn biến trầm trọng hơn, mùa màng thu hoạch đợc không đáng kể do nắng lắm ma nhiều, lại luôn bị Chămpa và Ai Lao vào cớp phá.
Về cuối thời Trần, chính sách tô thuế của nhà nớc đánh vào nhân dân lao động bộc lộ nhiều tiêu cực, mức thuế cao hơn và nặng hơn, quan lại từ trung - ơng xuống đến tận địa phơng mặc sức bóc lột nhân dân. Vì thế mà trong thời gian này nhà nớc phải luôn đối mặt với thiên tai, nh năm 1354: “Mùa thu, tháng 9, có nạn sâu lúa. Xuống chiếu giảm một nửa tô ruộng” [30;134]. Hoặc là vào năm 1362: “Từ tháng 5 đến tháng 7, mùa thu hạn hán. Soát tù. Ma to. Xuống chiếu miễn cho cả nớc một nửa tô thuế năm ấy” [30;142]. Thực chất của những chính sách tô thuế ở cuối thời Trần là nhằm mục đích làm lắng dịu mọi bất ổn,
mọi sự phản kháng trong xã hội Đại Việt lúc bấy giờ. Nó không còn thể hiện tính chất tiến bộ nh ở thời thịnh Trần trớc đây. Giai cấp thống trị đi vào cuộc sống hởng lạc, việc xây dựng cung điện và dinh thự tốn nhiều tiền của làm nền tài chính quốc gia bị rối loạn, mọi gánh nặng trên đè lên vai quần chúng nhân dân lao động. Mâu thuẫn trong xã hội bùng lên gay gắt, nhân dân chống đối vì nạn thuế khóa nặng nề cộng với hàng loạt những nghĩa vụ khác đối với nhà nớc, các mối quan hệ vua - tôi, quan - dân đều xuống cấp xuất hiện những rạn nứt mà giai cấp phong kiến không thể điều hòa đợc. Chính sách tô thuế cao là đòn đánh vào nguồn sống chính của nhân dân, tất yếu sẽ gây ra sự bất bình với nhà nớc, các vị vua Trần lại đi theo vết xe của các vị vua ở cuối vơng triều Lý. Không chỉ riêng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ mà cả ở những vùng xa xôi hẻo lánh, những vùng “phên dậu” còn nghèo nàn nh Nghệ An cũng chịu chung tình trạng trên, tuyệt đại bộ phận c dân sống trong đói kém. Đất nớc ngày một suy mòn, các lực lợng cát cứ nổi lên, trong nội bộ những ngời lãnh đạo chia rẽ thành nhiều phe phái. Chính sách thuế khóa ở cuối triều Trần đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, triệt tiêu mọi sáng tạo và hứng thú lao động của nhân dân. Trong những năm đầu tiên khi mới thành lập và đến khi đạt đến đỉnh cao thì chính sách thuế khóa của nhà Trần ban xuống thể hiện đậm nét chiều hớng tiến bộ vì dân vì nớc, nhng bớc qua khoảng thời gian huy hoàng đó thì chính sách này ban ra lại xuất phát từ bản thân giai cấp thống trị làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt hơn.