Về giáo dục

Một phần của tài liệu Những chính sách của nhà trần đối với nghệ an (từ năm 1225 đến năm 1400 (Trang 89 - 93)

B. Nội dung

3.3.2. Về giáo dục

Trải qua một nghìn năm Bắc thuộc, các trờng học đợc lập ra chỉ dành riêng cho con em quan lại Trung Quốc và một số ít những ngời có quan hệ với chính quyền đô hộ. “Thời kỳ Bắc thuộc đợc coi là thời kỳ ban sơ của nền giáo dục thời cổ đại ở nớc ta. Dới các triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê, đất nớc còn phải lo đối đầu chống giặc ngoại xâm nên coi việc võ bị quan trọng hơn việc giáo dục. Thời Lý, Lý Thái Tổ bắt đầu chú ý đến việc học hành nhng chỉ mới chăm lo đợc việc học trong các chùa và cha tổ chức thi cử để chọn ngời tài” [11;10]. Đến thời Trần, nền giáo dục nớc nhà bớc đầu có sự khởi sắc và gặt hái đợc nhiều thành tựu, nền tảng giáo dục thời phong kiến ở nớc ta cũng nh Trung Quốc là Tứ th, Ngũ kinh, Bắc sử và Nam sử. Đây là thời kỳ mà chế độ phong kiến đợc xác lập một cách vững chắc, Phật giáo trở thành quốc giáo cho nên ng- ời thi giỏi phải am tờng cả Phật học. Bớc đầu khoa cử thời Trần vẫn coi trọng cả tam giáo thông qua kỳ thi vào năm 1227 vànăm 1247, tuy nhiên càng về sau thì

có giảm dần. Chúng ta biết rằng, nhà nớc Trần đợc xây dựng dựa trên hai cơ sở xã hội là tầng lớp quý tộc tôn thất và sĩ phu Nho học, riêng quý tộc họ Trần phần lớn không phải thông qua thi cử mà chủ yếu căn cứ vào những đóng góp của họ trong quá trình xây dựng và bảo vệ quốc gia dân tộc, còn Nho sĩ phải thông qua thi cử, xét duyệt. Các khoa thi đầu tiên vào năm 1232, năm 1236 và năm 1239 đều có phân chia thành ba cấp: Đệ nhất giáp (loại nhất), Đệ nhị giáp (loại nhì) và Đệ tam giáp (loại ba), Nhng trong Đệ nhất giáp là loại giỏi cũng chỉ mới nêu tên ngời đỗ đầu nh kỳ thi vào năm 1232 ngời đỗ Đệ nhất giáp là Tr- ơng Hanh. Hai khoa thi năm 1232 và năm 1239 đợc gọi là thi Thái học sinh. Từ năm 1246 trở đi khi bắt đầu lấy tam khôi thì các khoa thi năm 1246, năm 1256 và năm 1266,... đều có phân ra Tam giáp và chọn Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa. Đặc biệt là hai khoa thi vào năm 1256 và năm 1266 đã lấy tam khôi bốn ngời, trong đó có hai Trạng nguyên là một Kinh trạng nguyên dành cho bốn trấn Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Dơng, Sơn Tây và một Trại trạng nguyên cho vùng Thanh Hóa, Nghệ An - đây là những vùng biên viễn xa kinh đô còn gặp nhiều khó khăn. Dới thời Lý không có ngời Nghệ An nào đỗ đạt vì nhiều lý do có thể cha có ngời dự thi, nhng đến thời Trần khi mà nền giáo dục ngày càng phát triển và hoàn thiện thì Nghệ An mới bắt đầu có ngời khai khoa. Việc nhà Trần chia làm Kinh - Trại trạng nguyên là có ý nâng đỡ so với những vùng gần kinh đô nhằm khuyến khích việc học tập của các sĩ tử nơi đây. Trớc đó cha phân ra làm Kinh - Trại trạng nguyên, ngời đỗ đầu gọi chung là Trạng nguyên và chỉ có một Trạng nguyên duy nhất, đến đây lại có sự phân chia chứng tỏ sự quan tâm của nhà Trần về việc học hành thi cử của con em xứ Nghệ. Mặc dù có sự nâng đỡ nh vậy nhng đỗ đạt cao hay thấp còn phụ thuộc vào bài thi của thí sinh bộc lộ sự thông tuệ đến đâu. Trong khoa thi năm 1256 có Trần Quốc Lặc đỗ Kinh trạng nguyên, Trơng Xán đỗ Trại trạng nguyên, Chu Hinh đỗ Bảng nhãn và Trần Uyên đỗ Thám hoa.

“Trơng Xán đậu Trại trạng nguyên nhng không phải là ngời Nghệ An mà là ngời ở huyện Hoành Sơn, xã Hoành Bồ. Huyện Hoành Sơn khi ấy sau đổi là

châu Bố Chính nay là huyện Quảng Trạch, Quảng Bình. Đất Nghệ An ngày đó kéo đến giáp bờ Bắc sông Gianh, cho nên huyện Hoành Sơn thuộc đất Nghệ An. Sách Đại Nam thực lục triều Nguyễn ghi: “Dinh thần Quảng Bình tâu rằng: châu Bố Chính ngoại trớc thuộc về Nghệ An, nay đổi lệ vào Quảng Bình, ngạch thuế có khác, xin đổi định lại cho thống nhất”.

“Vì Nghệ An có xã Hoành Sơn, huyện Nam Đàn nên một số cuốn sách viết về lịch sử địa phơng đã nhầm lẫn lấy Trơng Xán làm ngời khai khoa cho đất Nghệ An là không đúng” [28;127,128].

Không phải đợi đến khi nhà Trần thực hiện việc phân chia làm Kinh - Trại thì học trò xứ Nghệ mới chăm lo đèn sách mà từ lâu vùng đất này đã có truyền thống hiếu học, chính cuộc sống lam lũ, chật vật càng hun đúc tinh thần vợt khó thoát nghèo bằng khoa cử của các học trò xứ Nghệ. Thời Lý, dù Nghệ An cha có những sĩ tử thành đạt bằng khoa cử thì cũng có những môn đồ Phật học có học vấn cao nh Nguyễn Y Sơn (1121 - 1213) quê Hơng Cẩm, châu Nghệ An là học trò của Thiền s Viên Thông. Sang thời Trần, ở khoa thi Bính Dần năm Thiệu Long thứ 9 (1266), tiếp tục thể lệ của khoa thi Bính Thìn (1256): “Ngời Nghệ An đầu tiên tham dự thi đại khoa đã giành đợc ngay ngôi đầu bảng (Đình nguyên) là Trại trạng nguyên Bạch Liêu. Sách Đại Việt sử ký tiền biên ghi: Tháng ba, mở khoa thi chọn học trò, cho Trần Cố đỗ Kinh trạng nguyên, Bạch Liêu đỗ Trại trạng nguyên, đỗ Bảng nhãn (khuyết danh), Hạ Nghi đỗ Thám hoa, 47 ngời đỗ thái học sinh, cho xuất thân theo thứ bậc khác nhau” [28;126].

“Bạch Liêu, ngời khai khoa cho đất Nghệ An quê ở làng Thanh Đàm, huyện Đông Thành (nay thuộc xã Mã Thành- huyện Yên Thành- tỉnh Nghệ An). Ông sinh ngày 15 tháng 1 năm Bính Thìn (1236), khi còn nhỏ gọi là Bạch Đồng Liêu. Cha làm nghề dạy học, tính nhân nghĩa, Bạch Liêu đợc cha rèn cặp, đợc nhân dân gọi là thần đồng. Ngoài kiến thức về tam giáo nh kinh điển Nho gia, Tứ th, Ngũ kinh, Ông còn đợc học sách binh pháp. Do nổi tiếng uyên bác mà ông đợc Trần Quang Khải, một thân vơng và tớng tài của nhà Trần thu nạp làm môn khách. Bạch Liêu càng có điều kiện học hỏi thêm nhiều kiến thức từ

các thầy giỏi nổi tiếng xứ Bắc do Trần Quang Khải mời về dạy học cho con cháu và môn khách trong nhà. Sau khi đậu Trạng nguyên, nhà Vua ra chiếu chỉ mời Bạch Liêu vào triều nhận chức quan, nhng ễng đã bái tạ chiếu chỉ và xin nhà vua ở lại quê hơng mà không nhận chức: Xin bệ hạ rủ lòng thơng cho thần đợc ở lại quê báo hiếu song thân, thần xin đem tài lợc lo giúp việc công ngay trong bản xứ. Nhà vua chuẩn y cho Bạch Liêu ở lại quê và làm môn khách cho Trần Quang Khải” [28;128,129].

Bạch Liêu là hình ảnh tiêu biểu nhất của sự vợt khó, của tài năng và trí tuệ của ngời dân xứ Nghệ. Công trạng của ông đợc thần dân chi nhớ và lu truyền:

“Trạng nguyên đệ nhất tam khôi

Nhất danh, nhất giáp, đầu ngôi bảng vàng Mũ rồng, áo tía vua ban,

Lọng xanh đi trớc, lọng vàng đi sau...”

Trại trạng nguyên Bạch Liêu là niềm vinh dự lớn của quê hơng xứ Nghệ. Nối tiếp truyền thống đó, sau này không ít ngời con Nghệ An đã rất thành đạt dù ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác nhng đều góp phần cho sự giàu mạnh của đất nớc và của quê hơng xứ sở. Đồng chí Trờng Chinh đã nói: “Chúng ta không lấy làm ngạc nhiên ở Nghệ An đã sinh trởng những vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Cái đó không phải tình cờ mà là lịch sử tự nhiên, lịch sử lâu đời, lịch sử xây dựng kiến thiết đã hun đúc tại Nghệ An, nhân dân anh dũng, cần cù lao động và có nhiều năng lực phi thờng”.

Năm 1275: “Mùa xuân, tháng 2, mở khoa thi chọn học trò. Ban đỗ Trạng nguyên Đào Tiêu, Bảng nhãn (khuyết họ tên), Thám hoa lang Quách Nhẫn, thái học sinh 27 ngời, xuất thân có thứ bậc khác nhau” [30;40].

Nh vậy, đến khoa thi này không còn chia làm Kinh - Trại trạng nguyên nữa mà lại hợp nhất, Trạng nguyên Đào Tiêu là ngời xã Yên Hồ - huyện Chi La (Đức Phúc - Đức Thọ). Năm 1304 đánh dấu thêm một bớc phát triển của

nền giáo dục Nho học là nhà Trần đặt thêm một học vị mới Hoàng giáp. Xét về thứ bậc thì Hoàng giáp thuộc hàng thứ t sau Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa nhng lại trên Thái học sinh. Vậy là hệ thống học vị cao cấp đã hoàn chỉnh. Cùng thời gian này, nhà nớc đã quy định nội dung thi nh sau:

“Trớc hết cho ám tả truyện Mục Thiên Tử và Thiên Y Quốc để rũ bớt những ngời học kém, thứ hai thi kinh nghi, kinh nghĩa và thơ phú, thứ ba thi chế, chiếu, biểu, sau cùng thi một bài văn sách để định thứ tự đỗ cao thấp” [6;143].

Đến năm 1396 là năm chính thức quy định về việc phân biệt thi Hơng, thi Hội và thi Đình: “Năm trớc thi Hơng, năm sau thi Hội, ai đỗ thi Hội thì vào thi

Đình”. Cũng trong thời gian này đã quy định cách thức thi chọn ngời tài, dùng thể văn bốn kỳ, bãi bỏ phép viết ám tả cổ văn: “Kỳ thứ nhất thi một bài kinh nghĩa có các phần phá đề, tiếp ngữ, tiểu giảng, nguyên đề, đại giảng, kết luận từ 500 chữ trở lên. Kỳ thứ hai thi một bài thơ Đờng luật, một bài phú cổ thể hay thể Ly Tao, thể văn tuyển, cũng từ 500 chữ trở lên. Kỳ thứ ba thi một bài chiếu theo thể Hán, một bài chế, một bài biểu theo thể tứ lục đời Đờng. Kỳ thứ t một bài văn sách, ra đề thi theo kinh, sử hay thời sự, mỗi bài phải 1.000 chữ trở lên. Cứ năm trớc thi Hơng thì năm sau thi Hội, ngời đỗ thì vừa thi một bài văn sách để xếp bậc” [30;189].

Những quy định trên đây chứng tỏ nền giáo dục thời Trần ngày càng chặt chẽ và hệ thống. Dới thời vua Trần Nghệ Tông, ở Nghệ An xuất hiện Trạng nguyên Hồ Tông Thốc quê ở xã Quy Trạch - huyện Đông Thành, khá nổi tiếng là có tài, từng giữ chức An phủ sứ rồi Hàn lâm học sĩ phụng chỉ kiêm chức thẩm hình viện sứ. Có thể nói, nền giáo dục khoa cử nớc nhà càng phát triển bao nhiêu thì càng tạo điều kiện cho sĩ tử cả nớc vơn lên để đem tâm huyết, tài năng ra giúp nớc. Hầu hết những ngời thành đạt theo nghiệp khoa cử đều xuất thân từ những vùng quê nghèo, trong đó tiêu biểu nh xứ Nghệ, đúng nh các nhà nghiên cứu đã khẳng định: “Nho sĩ Việt Nam là nho sĩ nông thôn”.

Một phần của tài liệu Những chính sách của nhà trần đối với nghệ an (từ năm 1225 đến năm 1400 (Trang 89 - 93)