Quá trình mở cõi về Phơng Nam

Một phần của tài liệu Những chính sách của nhà trần đối với nghệ an (từ năm 1225 đến năm 1400 (Trang 71 - 76)

B. Nội dung

3.2.1. Quá trình mở cõi về Phơng Nam

Thời Lý, quốc gia phong kiến Đại Việt đã có bớc phát triển cao về mọi mặt, thế nhng nạn ngoại xâm vẫn còn là một nguy cơ thờng trực đe dọa đến sự tồn vong của dân tộc. Với chính sách “nhu viễn”, “phiên trấn” phần nào đã giúp cho vua Lý ổn định đợc tình hình ở những vùng xa xôi mà nhà nớc cha với tay tới đợc. Việc đặt đợc quyền quản lý lên những vùng đất này thực sự là một thách thức lớn đối với mỗi triều đại, quân Chămpa và Ai Lao luôn thực hiện chính sách thù địch với Đại Việt cộng thêm với lịch sử hình thành và tính đặc thù của vùng làm cho chính quyền trung ơng gặp nhiều khó khăn. Ví dụ nh vào năm 1060, quân Ai Lao làm phản sang đánh phá miền Tây Nghệ An, Lý Nhật Quang phải đem quân đi dẹp. Hoặc vào năm 1068, quân Chămpa xâm lấn biên giới, vợt biển tiến vào Nghệ An buộc vua Lý đích thân cầm quân đi đánh. Năm 1132, quân Chămpa và Chân Lạp lại đến cớp châu Nghệ An. Do đang trong quá trình xây dựng chế độ phong kiến quân chủ nhng nhà Lý đã rất nỗ lực tiến hành trấn áp những lực lợng phân cát tuy nhiên vẫn không diệt đợc tận gốc mà chỉ mang tính tạm thời. Đến vơng triều nhà Trần thì hiện tợng trên diễn biến càng

phức tạp hơn nhiều. Năm 1252, vua Trần Thái Tông đích thân cầm quân đi đánh Chămpa:

“Mùa xuân, tháng giêng, vua thân đi đánh Chiêm Thành, sai Khâm thiên đại vơng Nhật Hiệu làm lu thủ.

Chiêm Thành từ khi nhà Lý suy yếu, thờng đem thuyền nhẹ đến cớp bóc c dân ven biển. Vua lên ngôi lấy đức vỗ về, sai sứ sang dụ tuy họ thờng sang cống nhng xin đòi lại đất cũ và có ý dòm ngó” [30;24].

Bấy giờ ở Nghệ An có Hoàng Tá Thốn, ngời làng Vạn Phần (nay là xã Diễn Vạn - Diễn Châu) làm bề tôi dới triều Trần đến chức đại tớng thống lĩnh các đạo thủy binh, coi giữ 12 cửa biển bảo vệ vùng duyên hải, những lần quân Chămpa và Chân Lạp sang quấy rối hải phận nớc ta Ông đều dẹp tan.

Năm 1290: “Vua thân đi đánh Ai Lao. Triều thần can rằng: Giặc Hồ vừa rút, vết thơng cha lành, đâu đã có thể dấy binh đao.

Vua nói: Chỉ có thể lúc này ra quân thôi. Vì sau khi giặc rút, ba cõi tất cho là lính tráng, ngựa chiến của ta đã chết cả, thế không thể lên nổi, sẽ có sự khinh nhờn từ bên trong, cho nên phải cất quân lớn để thị uy.

Bầy tôi đều nói: Nhà vua há chẳng biết làm nhọc dân là việc đáng lo, nh- ng còn việc đáng lo lớn hơn thế nữa. Thánh nhân lo xa, bọn thần không thể không nghĩ đến đợc” [30;66].

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lợc Mông - Nguyên kết thúc thắng lợi nhng đã để lại cho quốc gia Đại Việt những hậu quả nặng nề, vua Trần lo sợ các thế lực chống đối nhân cơ hội đất nớc suy kiệt sẽ nổi dậy cho nên việc làm trên cũng là điều đơng nhiên để cắt trừ mầm loạn giữ yên bờ cõi. Vào năm 1294 Thợng hoàng Nhân Tông đem quân đi đánh Ai Lao, bắt đợc ngời và súc vật: “Tháng 8, Thợng hoàng đích thân đi đánh Ai Lao, bắt đợc ngời và súc vật không kể xiết. Trong chiến dịch này, Trung Thành Vơng (không rõ tên) làm tiên phong, bị quân Ai Lao bao vây, Phạm Ngũ Lão dẫn quân ập tới, giải vây rồi tung quân nghênh chiến, đánh bại quân Ai Lao” [30;73].

Năm 1306, Thợng hoàng Nhân Tông gả Huyền Trân công chúa cho vua Chămpa là Chế Mân, Chế Mân đã dâng hai châu là Châu Ô và Châu Lý làm sính lễ, biên giới phía Nam nớc ta trải rộng đến đèo Hải Vân. Năm 1311, vua Chămpa là Chế Chí làm phản, vua Trần Anh Tông phải đích thân đi đánh, lấy Đoàn Nhữ Hài làm chức chiêu thảo sứ, quân triều đình kéo thẳng tới thành Đồ Bàn (kinh đô của Chămpa, nay thuộc tỉnh Bình Định) buộc Chế Chí phải hàng.

“Hết biên giới phía Nam đến biên giới phía Tây. Biên giới phía Tây quân Bồn Man, quân Ai Lao cũng sang quấy rối nhiều phen. Năm 1334, Ai Lao đánh phá phía Tây Nghệ An. Minh Tông thợng hoàng phải thân chinh đi đánh. Sai ông Nguyễn Trung Ngạn sung chức phát vận sứ vào Thanh Hóa để vận lơng đi trớc. Thợng hoàng đem quân vào sau. Khi đại quân vào đến Kiềm Châu (thuộc huyện Tơng Dơng ngày nay) quân Ai Lao nghe tiếng chạy cả. Thợng Hoàng bèn sai Nguyễn Trung Ngạn làm bài bia khắc trên núi để ghi công. Đó là bia Ma Nhai ở một quả núi tại thôn Trầm Hơng gần Thành Nam ở xã Châu Khê, huyện Con Cuông ngày nay” [15;81].

Nội dung của bài bia nh sau:

“Hoàng Việt triều nhà Trần, vua trị vì thứ 6, là Chơng Nghiêu Văn Triết thái thợng hoàng đế, đợc trời thơng yêu cho thống trị đất đai rộng lớn, các nơi xa gần, đâu đâu cũng thầm phục, thế mà Ai Lao là một nớc nhỏ mọn, dám ngang ngạnh giáo hóa triều đình. Năm ất Hợi (1335) tháng quý thu (tháng 9 âm lịch), hoàng đế thân đem lục quân đi tuần thú đến biên thùy mặt Tây, thì thế tử Chiêm Thành và nớc Chân Lạp, nớc Tiêm (Xiêm), đạo thần tù trởng Mán là Quỳ, Cầm, XaLặc, những bộ lạc mới phụ thuộc thì t đạo Mán Bôi Bồn và Mán Thanh Xà, đều tranh nhau đến triều yết, dâng nộp phẩm vật địa phơng, chỉ có một nghịch tặc tên là Bổng cố giữ thói u mê, sợ bị tội lỗi, không đến triều yết ngay. Tháng quý đông (tháng 12 âm lịch), hoàng đế đóng ngự doanh ở cánh đồng cự đồn thuộc Mật Châu, hạ lệnh cho các tớng cùng binh lính man di kéo vào nớc ấy, tên nghịch tặc Bổng nghe tiếng chạy trốn, bèn hạ chiếu đem quân

về. Ngày tháng 12 nhuận, mùa đông, năm ất Hợi (1335) niên hiệu Khai Hựu thứ 4 “[Bản dịch 1, theo “Đại Việt Khâm định Việt sử thông giám cơng mục”, tập 1. Nxb GD, HN 1998, trang 607, 608], [14;538,539].

Khắc đá ghi công nhng năm sau Ai Lao lại vào cớp phá, chúng đã kéo đến ấp Nam Nhung (Tơng Dơng hiện nay) Minh Tông thợng hoàng lại ngự giá đi đánh lần nữa. Sai quan kinh lợc đại sứ tỉnh Nghệ An là Đoàn Nhữ Hài làm đô đốc chủ quân. Đoàn Nhữ Hài chủ quan, khinh quân Ai Lao hèn yếu cho nên: “Nhữ Hài chỉ đem quân Thần Vũ và quân Nghệ An tiến đánh, đoán chừng Ai Lao giữ đất Nam Nhung, quân ít và yếu, đánh nhất định thắng. Vả lại, trại nó sát ngay sông lớn Tiết La, sau khi thắng trận bắt đợc tù binh theo dòng xuôi xuống, đi qua Chân Lạp và các nớc phiên khác, đều có thể diễu võ giơng oai, nhân đó dụ bảo con em các nớc ấy vào chầu, ý muốn lập kỳ công để lấn lớt ngời cùng hàng. Đến ngày giao chiến, mây mù che tối, giặc đã phục sẵn voi ngựa, hai mặt giáp công, quan quân thua to, sa xuống nớc chết đuối đến quá nửa. Nhữ Hài cũng ở trong số ngời chết đuối đó” [30;123]. Sông lớn Tiết La là một khúc của Sông Lam ở gần vùng Cửa Rào, còn chỗ Nhữ Hài chết đuối là ở cửa Hội giáp giới hai huyện Nghi Xuân và Châu Phúc. Vào năm 1376, Chiêm Thành đã kéo đến cớp Hóa Châu, vua Trần đích thân đi đánh:

“Tháng 6, xuống chiếu cho các quân sắm sửa khí giới, thuyền chiến để chuẩn bị việc thân chinh Chiêm Thành.

Mùa thu, tháng 7, ngự sử trung tán Lê Tích dâng sớ can rằng: Binh đao là đồ hung khí, không nên tự mình gây ra. Huống chi ngày nay vừa mới dẹp đợc giặc trong nớc, thế nh cái nhọt lâu năm cha khỏi, chúa không nên vì mối tức giận riêng mà dấy quân, tớng không thể cầu công mà đánh liều. Dù Chiêm Thành không có lòng thần phục cũng chỉ nên sai tớng đi đánh để chờ trời diệt chúng, còn xa giá thân chinh thì thần trộm nghĩ là không nên.

Vua không nghe.

Tháng 8, xuống chiếu cho quân dân Thanh Hóa, Nghệ An, Diễn Châu chở năm vạn hộc lơng tới Hóa Châu.

Tháng 12, Vua thân đi đánh Chiêm Thành dẫn 12 vạn quân xuất phát từ kinh s. Sai Lê Quý Ly đốc thúc Nghệ An, Tân Bình,Thuận Hóa chở lơng cấp cho quân” [30;160].

Những việc làm này chứng tỏ nhà Trần rất kiên quyết và chủ động trong việc đối phó với nạn ngoại xâm từ phơng Nam kéo đến nhằm mục đích là bảo vệ cuộc sống cho nhân dân và giữ yên biên giới. Qua đây ta thấy nhân dân xứ Nghệ đã nhiều phen cực khổ vì các cuộc cớp phá của Chămpa, Chân Lạp và Ai Lao, nỗi lo lắng luôn luôn thờng trực khiến cho đời sống thiếu đi sự ổn định.

Năm 1378:

“Mùa hạ, tháng 5, ngày mồng 5, ngời Chiêm đa Ngự Câu Vơng Húc đã đầu hàng đến cớp phủ Nghệ An, tiếm xng vị hiệu đề chiêu dụ dân chúng, nhiều ngời theo lệnh của bọn ngụy” [30;164].

Càng về cuối thời Trần thì hiện tợng trên lại càng phổ biến, quân Ai Lao và Chămpa liên tục kéo vào cớp bóc đặc biệt là ở Nghệ An do sự suy yếu của chính quyền trung ơng. Vào năm 1380:

“Mùa xuân, tháng 2, ngời Chiêm xúi giục ngời Tân Bình, Thuận Hóa ra cớp Nghệ An, Diễn Châu, cớp của bắt ngời” [30;166].

Thợng hoàng sai Lê Quý Ly chỉ huy quân thủy, Đỗ Tử Bình chỉ huy quân bộ đi chống giữ:

“Mùa hạ, tháng 5, Quý Ly dẫn viên tớng chỉ huy quân Thần Vũ là Nguyễn Kim Ngao và tớng chỉ huy quân thị vệ là Đỗ Dã Kha ra đánh. Kim Ngao quay thuyền trở lại để tránh mũi nhọn của giặc. Quý Ly chém Ngao để rao trong quân. Các quân nổi trống hò reo mà tiến. Chúa Chiêm Chế Bồng Nga thua trận rút chạy”. [30;167].

Hai năm sau, tức năm 1382 Chế Bồng Nga lại mang quân đến cớp phá Nghệ An, Thanh Hóa, vua Trần Phế Đế cử Trần Quý Ly đi đánh, một năm sau vua Chămpa tiến đánh Đại Việt nhng cuối cùng hàng loạt các cuộc khai chiến của vua Chămpa là Chế Bồng Nga đều bị nhà Trần đánh bại, bản thân Chế Bồng Nga bị tử trận. Thợng hoàng nhà Trần đã nói: “Ta với Bồng Nga cầm cự nhau

đã lâu, ngày nay mới đợc gặp nhau, có khác gì Hán Cao Tổ thấy đầu Hạ Vũ, thiên hạ yên rồi”, mối nguy cơ đe dọa đến sự an nguy của xã tắc đã không còn nữa, vua Trần cho hai ngời con của Chế Bồng Nga là Chế Mã Nô và Chế Sơn Nô giữ chức vua ch hầu ở An Tĩnh. Ngoài các cuộc chiến tranh với Chămpa, Ai Lao... Nhà Trần còn sử dụng những biện pháp cứng rắn đối với vùng đất Nghệ An nh vào năm 1381: “Mùa hạ, tháng 4, chém Hồ Thuật ngời Diễn Châu vì nhân giặc Chiêm Thành, Thuật rủ ngời đi cớp của” [30;167].

Những biện pháp và chính sách trên của nhà Trần đã có tác dụng to lớn trong việc giữ gìn biên giới quốc gia ở Phơng Nam, ổn định cuộc sống cho c dân, tạo điều kiện cho đất nớc phát triển và thống nhất hơn nữa.

Một phần của tài liệu Những chính sách của nhà trần đối với nghệ an (từ năm 1225 đến năm 1400 (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w