Cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên (1258 1288)

Một phần của tài liệu Những chính sách của nhà trần đối với nghệ an (từ năm 1225 đến năm 1400 (Trang 76 - 85)

B. Nội dung

3.2.2. Cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên (1258 1288)

Tham vọng xâm lợc Đại Việt của đế chế Mông Cổ:

“Từ một dân tộc du mục nhỏ, những ngời Thát đã hợp nhất và phát triển trở thành một lực lợng cuồng chiến nhất thời trung cổ” [31;55]. Họ đã tiến hành các cuộc chiến tranh phi nghĩa, chém giết, cớp bóc và thôn tính các dân tộc khác, gây ra một cảnh tợng kinh hoàng, hàng chục triệu ngời bị giết, biết bao thành thị, làng quê và các lâu đài cung điện bị tàn phá, thiêu trụi... Gót ngựa Mông Cổ đã kéo cả thế giới vào những cuộc chiến tranh máu lửa và cho đến những thập niên đầu thế kỷ XIII, Mông Cổ đã nắm đợc Tây Tạng, Tân Cơng, Ba T, Xiri, các nớc ả Rập và phần lớn Đông Âu.

“Từ những thảo nguyên mênh mông vùng Trung á từng đoàn kị binh của đế quốc Mông Cổ cuốn theo cát bụi và máu lửa, ào ạt kéo sang phơng Tây, ph- ơng Đông rồi phơng Nam gieo chết chóc và tàn hại hầu khắp châu á, châu Âu” [18;84]. Tham vọng thống trị toàn thế giới của đế quốc Mông Cổ bắt đầu từ khi nào? Ban đầu ngời Mông Cổ chỉ hớng mũi tên vào các nớc láng giềng xung quanh, nhng khi cảm thấy lấy đợc những nớc này một cách dễ dàng thì Mông Cổ lại muốn bành trớng ra xa hơn nữa.

“Hạt mầm chinh phục cả thế giới của Mông Cổ bắt đầu nảy nở có lẽ từ khi Chingghiskhan chết, Ogodei lên cai trị đề ra kế hoạch viễn chinh Đông Tây. Nh vậy có thể thấy khi Chingghiskhan còn sống hoặc sau khi đã chết trong vòng mấy năm giấc mơ của Mông Cổ chỉ là trở thành chủ nhân của thế giới thảo nguyên ở xung quanh, lấy Mông Cổ làm trung tâm. Dự định thôn tính, chinh phục cả thế giới đợc nảy mầm từ đó và bắt đầu có khả năng thực hiện nhờ vào những cuộc tác chiến hai mặt Đông Tây của Mongke” [21;23].

Khi làm chủ gần nh toàn bộ lục địa Trung Hoa chỉ còn duy nhất Nam Tống thì Mông Cổ dự tính sẽ nuốt trôi Nam Tống để mở đờng tiếp tục tiến xuống Phơng Nam, bức bình phong che chắn cho quốc gia Đại Việt không còn nữa thì không có lý do gì ngăn cản Mông Cổ tiến đánh Đại Việt, sau Nam Tống sẽ là Đại Việt, đó là một tất yếu rõ ràng, sự an nguy của Nam Tống cũng tác động lớn đến Đại Việt. Trớc đây nhờ vào các cuộc chiến tranh xâm lợc mà làm nên “Huyền thoại” lịch sử “Bách chiến, bách thắng” thì nay khi tiến hành xâm lợc Đại Việt, cục diện liệu có đợc chuyển hóa hay không? Tại sao các nớc trên thế giới lại nhanh chóng rơi vào tay Mông Cổ nh vậy? Và thắng lợi của quân dân Đại Việt sẽ là bài học cho những nớc đó.

Cuộc kháng chiến chống xâm lợc Mông Cổ lần thứ nhất (1258):

Mục đích đánh vào Đại Việt lần này thực chất là tạo điều kiện cho Mông Cổ có thể tấn công và tiêu diệt Nam Tống nhanh chóng, theo tính toán thì chúng sẽ đánh vào Nam Tống từ bốn hớng trong đó có ba hớng thực hiện trên lãnh thổ Trung Hoa, hớng còn lại do Uriangkhađai đảm nhận tiừ Đại Lý đánh xuống Đại Việt, rồi từ Đại Việt đánh lên Nam Tống để phối hợp với ba hớng trên, cánh quân của Uriangkhađai sẽ là mũi dao đâm vào sau lng Trung Quốc.

nh vậy Nam Tống là đối tợng chính còn Đại Việt lúc này chỉ là thứ yếu nhng cũng nằm trong kế hoạch Nam chinh này: “Mục đích xâm lợc Đại Việt của Mông Cổ lần thứ nhất này có tính chất chiến lợc xác lập nên thông lộ để tiến đánh Nam Tống từ phía Nam đồng thời trờng hợp không đạt đợc kết quả nh mong đợi nó cũng sẽ có tính chất nh một cuộc thăm dò lực lợng quân sự Việt

Nam, vốn hoàn toàn cha biết đến vì bị ngăn cách bởi Nam Tống [21;24]. Cùng với thời gian này thì nhà Trần đang tiến hành kiến thiết đất nớc trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị - xã hội đến kinh tế và văn hóa giáo dục, với nhịp độ khẩn trơng làm cho diện mạo đất nớc có nhiều thay đổi, đứng trớc một cuộc chiến tranh đang tới gần thì một mặt đẩy mạnh quá trình chuẩn bị kháng chiến, nhng mặt khác lại muốn trì hoãn cuộc chiến tranh cho nên vua Trần đã thực hiện chính sách “Khi triều Tống khi sính Nguyên” giữ đợc cân bằng trong mối quan hệ với nhà Tống và quân Mông Cổ hạn chế đến mức thấp nhất những bất hòa vì chiến tranh xảy ra sẽ là điều bất lợi lớn đối với Đại Việt. Trong những ngày này, không khí tích cực chuẩn bị kháng chiến ở khắp nơi diễn ra gấp gáp, nhà nớc kêu gọi nhân dân đóng góp lơng thực, lấy thêm quân lính và rèn đúc vũ khí. Hòa chung vào nỗi lo của dân tộc, của vua Trần, nhân dân Nghệ An hăng hái h- ởng ứng lời kêu gọi đó, thanh niên lên đờng gia nhập vào các dinh, cơ, thuyền, đội của nhà nớc để trực tiếp đánh giặc còn những ngời khác thì đẩy mạnh sản xuất tự nguyện đem thóc gạo của mình giúp vào quân lơng. Một xứ Nghệ không mấy trù phú, thậm chí là cằn cỗi, nhân dân phải tần tảo kiếm sống ấy vậy mà khi đất nớc cần họ thì họ lại tự giác cao đến vậy. Cùng với bao vùng quê khác sống trên lãnh thổ Đại Việt, c dân xứ Nghệ ý thức đợc rằng một khi đất nớc rơi vào tay Mông Cổ thì hậu quả của nó sẽ khôn lờng mà chính bản thân họ sẽ trực tiếp chịu sự bóc lột và nô dịch, suốt một ngàn năm Bắc thuộc là một bài học sinh động nhất. Nguyên nhân nào khiến ngời dân xứ Nghệ lại tin tởng vào vua Trần nh thế? Cũng thật dễ hiểu bởi những việc làm của họ đã mang lại cho xứ Nghệ một cuộc sống no đủ và bình yên, nay khi tổ quốc lâm nguy, đe dọa đến tất thảy mọi tầng lớp trong xã hội thì họ không thể thờ ơ, chống giặc giữ nớc là nghĩa vụ và trách nhiệm của họ: “Trong ngùn ngụt khói lửa của sự nghiệp giữ n- ớc, sức mạnh và trí tuệ của tất cả các tầng lớp xã hội đợc tập hợp và phát huy đến cao độ, hàng loạt những thiên tài lỗi lạc xuất hiện và góp phần làm rạng rỡ non sông”. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất diễn ra vẻn vẹn trong 12 ngày: Từ

ngày 17 tháng 1 đến ngày 29 tháng 1 năm 1258 nhng nó là một sự chuẩn bị của mấy chục năm trớc đó.

Quân Mông Cổ hơn hẳn chúng ta về trang bị vũ khí và kinh nghiệm chiến tranh, cho nên trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chúng luôn giữ thế chủ động tiến công. Về phía quân dân Đại Việt, trớc sức mạnh của kẻ thù buộc phải rút lui để bảo toàn lực lợng và thực hiện kế “Vờn không nhà trống”, tiêu thổ, triệt nguồn lơng thực tại chỗ của địch, đây có lẽ cũng là thời kỳ khó khăn nhất khi mà quan quân nhà Trần phải liên tục rút lui trớc bớc tiến của kẻ thù. Mặc dù vậy đoàn kết xung quanh vua Trần ngoài lợc lợng quý tộc tôn thất, quân sỹ còn có đông đảo nhân dân lao động từ đồng bằng cho đến tận miền biên ải xa xôi với tinh thần quyết tâm kháng chiến. Dựa vào nhân tố quan trọng này mà vua tôi nhà Trần củng cố thêm niềm tin, khẳng định tinh thần dám đánh, quyết đánh và quyết thắng.

“Vua quan nhà Trần đã nhận xét rằng trong chiến tranh giữ nớc chống ngoại xâm không phải chỉ cần binh sĩ đông đúc và hùng cờng, tớng lĩnh dũng cảm và mu trí là đủ, mà lòng dân cũng quan hệ không kém, nên dùng mọi cách cổ vũ lòng yêu nớc, khích lệ trăm họ hết lòng góp sức cùng vua quan và quân sĩ kháng chiến” [24;129].

Nh vậy, ngay từ đầu nhà Trần luôn lấy dân làm gốc đúng nh câu nói của ngời xa: “Chúng chi thành thành” nghĩa là ý chí của dân là bức thành kiên cố, đợc lòng dân thì nớc còn, mất lòng dân dù cho thành cao hào sâu cũng vô dụng. Điểm mạnh của nhà Trần là đợc nhân dân ủng hộ nhiệt tình và đoàn kết chiến đấu đến cùng, từ những ngời lãnh đạo xuống đến dân nghèo đều đồng lòng nhất trí. Ngày 29/1/1258, quân dân nhà Trần kéo về Thăng Long đánh bật quân địch ra khỏi thành, bảo vệ trọn vẹn nền độc lập và chủ quyền quốc gia. Vợt qua thử thách của lịch sử, quân dân Đại Việt kiên trì kháng chiến dới sự lãnh đạo của những anh hùng kiệt xuất là vua Trần và các quý tộc trong tôn thất. Nghệ An trong cuộc kháng chiến lần này cũng đợc huy động đến mức cao nhất cho công cuộc đánh giặc, giữ nớc của dân tộc, sau chiến tranh vùng đất này cũng bị tàn

phá nặng nề, làm cho xứ Nghệ đã nghèo khó nay lại càng khó khăn hơn. Chính vì vậy khi chiến tranh vừa qua đi nhà Trần đã chăm lo phục hồi lại nền kinh tế để ổn định đời sống nhân dân, từng bớc khắc phục hậu quả của chiến tranh trên mảnh đất này. Qua bao vất vả, hy sinh cuối cùng cuộc kháng chiến đã dành thắng lợi, nó sẽ là niềm cổ vũ và động viên mạnh mẽ đối với quân dân nhà Trần trong công cuộc phục hng dân tộc.

Cuộc kháng chiến chống xâm lợc Mông Cổ lần thứ hai (1285):

Sau thất bại trong lần xâm lợc Đại Việt đầu tiên, Mông Cổ quyết định đánh Chiêm Thành trớc rồi sau đó mới tiến đánh nớc ta nhằm tạo nên một gọng kìm tấn công vào mặt nam của Đại Việt. Chămpa giáp biên giới phía Nam nớc ta nếu nh bị Mông Cổ thôn tính sẽ trực tiếp đe dọa đến nền độc lập của dân tộc, “môi hở” thì “răng lạnh”, vua Trần đã có những hành động và việc làm cụ thể giúp Chămpa chống quân Nguyên, đây không phải là cử chỉ nghĩa hiệp bênh vực thuộc quốc mà thực sự là hành động tự vệ cần thiết. Bên cạnh đó vua Trần đã tổ chức một cuộc họp trên sông nớc Bình Than vào tháng 10/1282. Hội nghị này diễn ra đúng lúc, nếu sớm hơn thì quân Nguyên cha ra mặt hành động và ngời nớc ta cha lo lắng, còn có t tởng trì hoãn, trong khi mối rạn nứt giữa những ngời của tôn thất cha hàn gắn đợc thì khó có thể tìm đợc tiếng nói chung. Còn nếu diễn ra muộn hơn thì triều đình không có đủ thời gian chuẩn bị thật chu đáo, đây là hội nghị của giai cấp phong kiến cầm quyền nhằm thống nhất quyết tâm kháng chiến.

Nếu hội nghị Bình Than triệu tập các vơng hầu võ quan cao cấp của triều đình bàn kế đánh giặc thì đến hội nghị Diên Hồng lại triệu tập các bậc phụ lão trong cả nớc về kinh đô Thăng Long để lấy ý kiến, đây là hội nghị có “một không hai” trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, nhà vua đã khai hội với các cụ phụ lão thờng dân, họ là đại diện tiêu biểu cho tiếng nói và quyền lợi của nhân dân các vùng miền trong cả nớc.

“Hội nghị Diên Hồng biểu lộ tinh thần quyết chiến của toàn dân. Các bô lão đã mang tới vua Trần câu trả lời quyết chiến của nhân dân ở các lộ trong cả

nớc và cũng mang từ Thăng Long về khắp nơi cái không khí quyết tâm chống giặc giữ nớc của hội nghị Diên Hồng, của kinh thành, của triều đình” [25;181].

Hội nghị Diên Hồng là biểu hiện của sự gắn liền giữa yêu cầu độc lập dân tộc của nhân dân với yêu cầu tự do dân chủ, tiếng trả lời quyết chiến ở hội nghị này chính là một trong những biểu hiện sơ khai của sự kết hợp giữa tinh thần cứu nớc và ý thức dân chủ của nhân dân ta. Để bẻ gãy cánh quân của Toa Đô chỉ huy sẽ từ Chămpa đánh lên hội quân với Thoát Hoan ở ngoài Bắc bao vây tiêu diệt quân dân nhà Trần cho nên trớc đó vua Trần đã cử Thợng tớng thái s Trần Quang Khải vào làm quản châu Nghệ An tích cực phòng chống giặc. Thời gian Trần Quang Khải trấn trị ở đây, ông đã gặp và thu nạp trạng nguyên Bạch Liêu (quê ở làng Thanh Đàm - huyện Đông Thành) làm môn khách.

“Với cơng vị nh một quân s, Bạch Liêu đã giúp cho tớng Trần Quang Khải thảo ra một kế hoạch về tuyển quân, tích trữ lơng thảo và kế sách chống giặc Nguyên - Mông do Toa Đô chỉ huy. Kế sách đó có những điểm sau:

Về tuyển quân: Phải tuyển trai tráng vào quân ngũ, tiến tới có một số binh đủ 10 vạn quân, luyện tập võ nghệ sẵn sàng chiến đấu.

Về quân lơng: Cho tăng dần niên liệm, quyên góp khoản phụ thu cứu quốc, lập các kho lơng từ Ngọc Sơn (Thanh Hóa) cho đến Hoành Sơn, cứ 20 dặm trờng phải có một kho thóc dự trữ, lập đồn điền đón dân Bắc vào khai khẩn.

Về chiến lợc: Củng cố các đồn binh ở phía Nam, khai khẩn đất hoang tới đâu lập làng tới đó, vừa mở thêm bờ cõi, vừa nghe ngóng cảnh giác với địch.

Ba việc làm trên gọi là “biến pháp tam chơng”, Bạch Liêu đã giúp Trần Quang Khải lập công đánh giặc Nguyên tại bãi Sa Nam (Nam Đàn)” [28;129].

Ngoài ra còn có Lê Thạch và Hà Anh ngời ở huyện La Sơn, Diễn Châu. Năm 1272, nhà Nguyên sai sứ sang hỏi về giới mốc cột đồng ngày trớc nhằm mục đích hạch sách nhà Trần, điều tra những vị trí quân sự của Đại Việt. Vua Trần sai Lê Kính Phu cùng hai tớng Lê Thạch và Hà Anh lên biên giới để biện bác với sứ giặc. Khi quân Nguyên ồ ạt kéo sang xâm lợc Đại Việt, hai ông đã

xin đợc cầm quân chặn giặc. Vua Trần phong cho Lê Thạch làm Uy linh thợng tớng quân điều khiển 40 doanh quân tiến lên đóng ở Hải ải điểm khẩu để phòng bị, phong cho Hà Anh làm Đông lãm đại tớng quân thống lĩnh 40 doanh quân lên đóng ở Cao Lâu Khẩu đề phòng chỗ hiểm yếu. Qua chiến trận, hai ông đã lập đợc nhiều công lớn, nhng trong một trận đánh không cân sức, Lê Thạch và Hà Anh bị sa vào tay giặc, quân Nguyên ra sức dụ dỗ và mua chuộc hai ông nhng không thành, trớc thái độ kiên quyết đó chúng đã chém đầu Lê Thạch và Hà Anh rồi vứt xác xuống sông. Họ là những biểu tợng sinh động nhất của sự cống hiến và hy sinh cho nền độc lập dân tộc.

Trong buổi đầu của cuộc kháng chiến so sánh tơng quan lực lợng khá chênh lệch, vì vậy quan quân nhà Trần tiếp tục rút lui để bảo toàn lực lợng và ra sức củng cố mặt Nam bằng cách cử Chiêu văn vơng Trần Nhật Duật vào trấn giữ Nghệ An, Chơng hiến hầu Trần Kiện vào Thanh Hóa. Tháng 2/1285, cánh quân của Toa Đô từ Chămpa đánh ra Bố Chính (Quảng Bình), Trần Nhật Duật và Trịnh Đình Toản ở Nghệ An chống cự không nổi, còn Trần Quang Khải vào tăng viện nhng không kịp, Toa Đô chiếm đợc Nghệ An rồi đánh ra Thanh Hóa tiếp cận với cánh quân của Thoát Hoan, cuộc kháng chiến lúc này gặp rất nhiều khó khăn và tổn thất, trên đờng vợt biển vào Thanh Hóa (tháng 4/1285), vua Trần Nhân Tông đã viết lên đuôi thuyền hai câu thơ:

“Cối Kê cựu sự quân tu kí

Hoan Diễn do tồn thập vạn binh”.

(Nghĩa là:

Chuyện cũ Cối Kê ngời nên nhớ

Hoan Châu, Diễn Châu vẫn còn 10 vạn quân)

“Chuyện cũ Cối Kê” nghĩa là Trần Nhân Tông muốn nhắc đến chuyện Câu Tiễn - vua nớc Việt thời Chiến Quốc đánh nhau với nớc Ngô chỉ còn 1.000 quân lui giữ Cối Kê mà sau đánh bại đợc Ngô Phù Sai, khôi phục lại đất nớc. Trong tình thế gay cấn đó việc rút vào Thanh Hóa của vua quan nhà Trần là rất

tài tình và đúng đắn, tránh một lúc phải đối phó với hai cánh quân từ hai phía và buộc chúng phải dồn lại thành một gọng kìm để cho ta tập trung sức mạnh đối phó. Dù khó khăn nhng qua hai câu thơ trên cho thấy vị vua anh hùng ấy vẫn

Một phần của tài liệu Những chính sách của nhà trần đối với nghệ an (từ năm 1225 đến năm 1400 (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w