Bình luận chủ quan của người kể chuyện

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong truyện ngắn trào phúng của azit nexin luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 82 - 86)

Trong từ điển thuật ngữ văn học: "Người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trường thuật... Hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lí, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh" [61; 191].

Người kẻ chuyện có thể đứng ở nhiều góc độ để bình luận: góc độ đạo đức, góc độ chính trị, góc độ văn hóa. Lời bình luận của người kể chuyện

có thể được thể hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong tiến trình phát triển của cốt truyện. "Nguyễn Công Hoan thường để người kể chuyện đứng ở góc độ đạo đức mà bình luận" [2; 123].Bình luận của người kể chuyện trong truyện trào phúng của Azit Nexin thường xuất phát từ nhiều góc độ, ẩn chứa sự mỉa mai, châm biếm, đả kích, thâm thúy, sâu sắcvà thường được kết hợp với kết thúc truyện một cách đột ngột, bất ngờ.

Trong truyện Cần phải ho lao [2; 215], tệ quan liêu đã làm cặp vợ chồng mới cưới không thể mua được than, người kể chuyện kết thúc truyện bằng những lời châm biếm sâu cay: "Mà biết đâu khi chúng tôi bị ho lao thì họ lại nói :muốn mua than thì anh phải chết trước đã. Chúng tôi chỉ bán than để đun nước rửa thi thể người chết thôi". Thế mà người ta cứ nói xưng xưng "Người ta không bán than đau". Đã có quy định đề ra rồi, cứ thế mà thi hành. Nếu anh chưa chết thì họ bán thế nào cho anh được? Lần này mua được than tôi sẽ dí vào mũi những kẻ vẫn nói: "Cậu đừng hòng mua được than" [2; 220].

Truyện Cái nghèo muôn năm [2; 240], sau những bi hài kịch do tham vọng làm giàu, cuối cùng nhân vật kể chuyện phải thổ lộ những lời bình luận ngược đời cay đắng: "Cứ nghĩ đến những mối lo mà nhà giàu thường gặp phải, tôi lại tung hô hoàn cảnh của mình, vì tôi đã từng trải qua tình cảnh những con người tội nghiệp ấy mất ăn, mất ngủ lo sợ bị phá sản, lo sợ bị mất trộm như thế nào! Muôn năm cái nghèo" [2; 204].

Giá như không có ruồi [2; 300] là truyện ngắn chế nhạo một kẻ lười biếng nhưng luôn ước mơ hão huyền là sẽ sáng tạo một công trình vĩ đại. Y không thể làm việc được vì bị lũ ruồi quấy rầy. Kết thúc truyện, tác giả bình luận một cách mỉa mai: "Năm nay hắn mới bốn mươi hai tuổi. Vì vậy, chúng ta chưa hết hy vọng. Không còn nghi ngờ gì nữa, một ngày kia khi giống ruồi bị tiêu diệt hết, như hắn hằng mơ ước, thì thế nào hắn

cũng sẽ làm việc không ngơi tay để tạo ra công trình sáng tạo vĩ đại của hắn" [2; 304].

Kết thúc truyện Nhỏ và đẹp [2; 311], người kể chuyện kết luận, đánh giá khách quan: "Ngày xưa các cụ có tấm bùa hộ mệnh hay có câu thần chú giúp thoát khỏi ốm đau, tai họa. Ngày nay thì có sổ ghi địa chỉ thay thế cho những điều đó. Chúng hiệu nghiệm lắm ... " [2; 313]. Một lời bình đầy tính mỉa mai, châm biếm lên án những kẻ có sổ ghi tên và địa chỉ những người có chức quyền, như một lá bùa hộ mệnh, để nịnh bợ, dựa dẫm, trục lợi. Trong truyện Đứa con nhỏ [2; 320], tác giả lên án thói ích kỷ, thái độ vô trách nhiện của các ông bố, bà mẹ một cách mỉa mai: "Người bố để giáo dục con thành một công dân xứng đáng với tổ quốc, đã đi lấy vợ khác. Còn người mẹ thì gần đây đã sinh được đứa con trai. Không còn nghi ngờ gì nữa, họ sẽ giáo dục đứa con mình thành người [2; 324].

Như vậy, hình thức bình luận chủ quan của người kể chuyện trong truỵên ngắn của Azit Nexin khá đa dạng: bình luận trực tiếp, bình luận dựa vào nhân vật, sự kiện, bình luận dựa trên đối thoại với độc giả. Ngoài ra, trong truyện ngắn trào phúng của mình, Azit Nexin còn sử dụng hình thức bình luận chủ quan của nhân vật.

Vì là lời nhân vật nên phải xuất phát từ lập trường, quan điểm, thái độ của nhân vật. Thế giới nhân vật trong truyện trào phúng của Azit Nexin cơ bản là "thế giới bị lộn trái", nên lập trường, quan điểm, thái độ của nhân vật thường là trái đạo lý, ngược đời, trái lẽ thông thường. Lời của nhân vật phơi bày bản chất tồì tệ của nó, nhân vật tự lột mặt nạ của mình hoặc lời của nhân vật này lột mặt nạ của nhân vật khác.

Đức vua do quạ bầu [2; 448] kể lại chuyện một kẻ tham lam được quạ bầu lên làm vua, bắt thần dân chăm sóc đàn quạ to lớn như con bò … Tham thì thâm, lần bầu sau quạ tiếp tục tín nhiệm vua bằng cách ba lần thải những bãi phân lên đầu vua, Tham thì thâm, vua bị vùi chết dưới đống

phân quạ chất cao như núi. Tác giả kết thúc truyện bằng sự đánh giá nhân vật bị cười nhạo qua lời mỉa mai thâm thúy của nhân vật đám đông: "Lúc bấy giờ dân chúng reo hò sung sướng: Các anh, các chị qụa ơi, Hãy bầu tôi nhé! [2; 454].

Kết thúc truyện Không phải việc của tôi [2; 281] là một lời đáp trực tiếp của cảnh sát đối với người bị nạn: "Rõ khiếp! Bao nhiêu là máu! Hãy nằm chờ đấy, lúc quay về phải phạt hắn về tội làm bẩn đường phố". Qua lời nói của nhân viên cảnh sát, ta thấy hiện lên rõ bản chất vô trách nhiệm, vô lương tâm, tàn nhẫn trong nghề nghiệp của giới cảnh sát. Ở đây, nhân vật tự phơi bày bản chất thật của mình.

Thế giới nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Azit Nexin hết sức phong phú, độc đáo và đặc sắc. Trong đó, phẩm chất hài kịch của nhân vật trào phúng được xác định bới những mâu thuẫn có tính hài kịch ngay trong bản thân nó. Nhờ vậy, tiếng cười của Azit Nexin không phải là sự hài hước, đưa đẩy, hời hợt bề ngoài mà mang chiều sâu ý nghĩa thẩm mỹ - xã hội sâu sắc. Nguyên tắc kết cấu đối lập - tương phản, phép tăng cấp, kết thúc bất ngờ, cường điệu, phóng đại, tình huống nghịch lý, phi lý, ngẫu nhiên, sử dụng yếu tố hoang đường, lời bình của người kể chuyện... cùng với việc xây dựng nhân vật trào phúng mang phẩm chất hài kịch là những thủ pháp nghệ thuật gây cười đặc sắc, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong cấu trúc truyện ngắn trào phúng của Azit Nexin.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong truyện ngắn trào phúng của azit nexin luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w