Tham lam, ích kỷ, nhỏ nhen

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong truyện ngắn trào phúng của azit nexin luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 44 - 48)

Thói tham lam, ích kỷ, nhỏ nhen là một trong những đối tượng bị cười nhạo được Azit Nexin đề cập trong nhiều truyện ngắn của ông như: Cậu cho bao nhiêu cũng được, Người mẹ của ba thiên thần nhỏ, Di chúc của chó, Miếng tây sắt sỉ trong cuốc khố, Đức vua do quạ bầu, Ông vua và con rệp béo nhất thế gian, Đèn đường ở phố chúng tôi ...

Những đối tượng như tham lam, ích kỷ, nhỏ nhen bị cười nhạo được Azit Nexin đề cập không phân biệt giai cấp, tầng lớp nào trong xã hội. Đó là những ông vua, quan chức nhà nước, công chức và cả những người thuộc tầng lớp dưới. Biểu hiện cụ thể của thói xấu trên cũng hết sức phong phú, đa dạng.

Trong truyện Di chúc của chó [2 ; 12], bằng tiếng cười châm biếm sâu cay, tác giả phê phán bản chất tham lam, vì đồng tiền mà lật phải thành trái, thay đổi thái độ, tình cảm của bọn quan tòa, kẻ đại diện cho công lý, đồng tiền có sức mạnh vạn năng. Ông Kasum Ephendi rất yêu quý con chó của mình, khi con chó mất ông làm lễ truy điệu cho nó giống như một đứa con thật sự. Ông bị quan toà triệu tập vì tội dám khâm lượm và tổ chức tang lễ cho một con chó như là đối với con người. Ông Kasum đã trình bày trước quan toà răng: “Nó là con chó có đức hạnh, rất từ tâm, luôn hào phóng làm việc thiện, đem lại niềm vui sướng cho người nghèo khó, hoạn nạn, đặc biệt khi nó chết nó còn để lại cả di chúc nữa, nó muốn phân phát tài sản của nó để lại cho người nghèo. Riêng năm trăm đồng tiền vàng này nó xin gửi lại cho quan tòa nhà thờ, người mà nó vô cùng kính trọng". Nghe nói vậy quan tòa lập tức thay đổi sắc thái giọng điệu, cử chỉ, hành động đối với ông Kasum Ephendi: "Cầu mong thánh Ala phù hộ độ trì cho nó! Vị quan tòa nói giọng xụt xịt, khóe mắt ngài rơm rớm lệ... con chó của con còn nói gì

nữa? Hãy kể hết cho ta, đừng quên điều gì, ta sẽ thực hiện theo ý nguyện của nó. Đó cũng chính là niềm vui sướng của ta" [2, 15]. Bản chất tham lam, đê tiện, tráo trở, trơ trẻn của quan toà đối lập với tấm lòng đức hạnh, từ tâm của con chó.

Truyện Miếng sắt tây gỉ trong quốc khố [2; 455] châm biếm, đã kích bản chất tham lam của tầng lớp thống trị. Các thế hệ vua, quan đầu triều đình nối tiếp nhau lừa dối dân chúng rút ruột quốc khố. Báu vật là sở hữu toàn dân, được bảo vệ cẩn mật trong quốc khố của nhà vua. Nhân dân tự hào về báu vật của đất nước.Trước vật quý, nhà vua không tránh được sự cám dỗ của nó." Báu vật này do cha ông truyền lại cho ta.Ta giữ lại làm của riêng. Chỉ thuộc mình riêng của ta. Đằng nào thì cũng không ai biết" [2 ; 456].Vua lấy trộm báu vật, thay vào đó một thỏi platin được trang trí bằng những viên hồng ngọc, ngọc bích, kim cương. Để không ai biết mình lấy trộm báu vật, nhà vua ban lệnh từ nay mỗi năm hai lần, không phải một lần như trước đây, nhà vua cùng quần thần và toàn thể dân chúng tập trung trước quảng trường tuyên thệ giữ gìn nguyên vẹn vật thiêng do cha ông để lại.Tiếp đến, quan tể tướng lấy vật báu, thay vào đó một cục vàng nạm ngọc và tâu vua tuyên thệ mỗi năm bốn lần. Quan thượng thư lấy cục vàng, thay vào đó cục bạc và bắt dân chúng tuyên thệ mỗi tháng một lần. Một viên quan khác lấy cục bạc thay vào đó cục đồng và bắt mọi người hàng tuần phải tuyên thệ. Viên đội trưởng lính canh phòng bảo vệ quốc khố lấy cục đồng thay vào đó miếng sắt và ngày nào cũng thề. Sau đó có người đề nghị được xem vật báu, liền bị vua và những kẻ đánh tráo báu vật xử tội chết. Cuối cùng có người liều mạng đột nhập vào nơi cất báu vật. Đúng lúc anh ta cầm báu vật là một miếng sắt tây gỉ trong tay thì bị bắt. Những kẻ đánh tráo vẫn cho đó là báu vật, bỏ vào tráp son, đóng chặt cửa phòng quốc khố, soạn luật mới bắt mọi người phải tuyên thệ bảo vệ báu vật mỗi ngày ba lần, sáng, trưa, tối. Không một ai trong số đông đảo dân chúng thành

tâm thề nguyền biết được vật thiêng mà họ quyết giữ gìn cẩn trọng đó chỉ còn là miếng tây sắt gỉ. Sự tham lam vô độ của vua quan ở đây không tách rời bản chất gian dối, tàn nhẫn.

Trong truyện Đức vua do quạ bầu [2; 449], tiếng cười hướng tới sự phê phán lòng tham, sự ích kỷ, đúng như lời ông cha ta từng nói:" tham thì thâm". Khi chưa trở thành nhà vua, lúc nào anh nhà nghèo này cũng nuôi ước mơ "muốn làm việc thiện cho dân chúng". Khi ước mơ trở thành hiện thực, được quạ tín nhiệm bầu lên ngôi vua, anh ta hành động theo bản chất của lòng tham lam, sự ích kỷ. Vua ra chiếu chỉ để cảm tạ đàn quạ: Người nào lấy đá ném quạ hoặc làm chúng kinh sợ đều bị đưa ra tòa xét xử và trừng trị. Lần bầu cử tiếp theo nhà vua lại được quạ bầu, lần này ông ra lệnh:" mỗi nhà dân phải nuôi hai mươi con quạ" và chúng to bằng con gà tây. Kỳ bầu cử tiếp, lại được quạ bầu, vua ra chiếu: "Tất cả loài quạ trong xứ phải được tắm rửa chảy chuốt sạch sẽ. Phải bắt bằng hết chấy rận cũng như những loài ký sinh khác có trên mình từng con quạ một.Sau đó tất cả móng chân quạ phải được đánh bóng, quét sơn. Mồng quạ phải được bôi mỡ!".

Do được chăm sóc chu đáo đàn quạ to béo trông thấy, lúc này nó to bằng con cừu và rồi to bằng con bò. Kỳ bầu cử mới lại đến, để trả ơn vua đàn quạ thi nhau bay đến "thải ta những bãi phân cảm tạ lên đầu vua". Mọi người đến rước vua thì "họ đã thấy ... một quả đồi phân quạ. Nhà vua bị chết bẹp dưới quả đồi phân quạ ấy". Tác giả kết thúc truyện một cách mỉa mai: “Các anh, các chị quạ ơi hãy bầu tôi nhé!".

Ích kỷ qúa đáng đến mất nhân tính biểu hiện cụ thể trong truyện Đứa

con nhỏ [2; 320]. Hai vợ chồng dành nhau đứa con (vì sắp ly hôn) ở đồn

cảnh sát, ai cũng bảo không cho người nọ nuôi vì sợ làm hư hỏng con trẻ. Lần thứ nhất" Hai vợ chồng mỗi người cầm một bên tay thằng bé giằng co nhau quyết liệt. Họ vừa co kéo đứa bé vừa chửi rủa nhau thậm tệ, đến nổi

không nghe tiếng thằng bé kêu thét lên đau đớn. Người bố phát hiện ra nó bị trật khớp vai mới buông ra" [2; 320]. Lần thứ hai lại xẩy ra sự tranh dành, kết quả" thằng bé bị trật khớp nốt bên vai trái". Đến lần thứ ba, đứa bé chân bị sai khớp, da bị rách. Qua nhiều lần tranh dành, đứa bé bị trật khớp hai vai, gãy mất một chân, chân nọ ngắn hơn chân kia ba xăng ti mét, thậm chí còn bị mất trí và bị điếc ..."

Truyện Người mẹ của ba thiên thần [2; 16] phê phán bằng tiếng cười thói ích kỷ, nhỏ nhen, nhẫn tâm của giới giàu sang. Ông già được miêu tả, gầy đét như con cá mắm, hai má trũng sâu, thảm hại, đang lê bước trên đường, bị một thiếu phụ xinh đẹp giàu có, đưa lên ô tô đem về nhà. Ông lão tội nghiệp lầm tưởng, suy nghĩ phấn chấn về những hành động của thiếu phụ trẻ như những biểu hiện khởi đầu của mối quan hệ nam nữ khi thiếu phụ bắt ông cởi hết quần áo.Ông già bộc lộ những ý nghĩ, ham muốn nóng bỏng, trong khi lực bất tòng tâm. Tiếng cười vụt tắt khi thiếu phụ sang trọng nhẫn tâm bắt ông lão xuất hiện trần truồng trước mặt ba đứa con, ba thiên thần nhỏ lười ăn, biến ông lão thành phương tiện giáo cụ trực quan: "Nhìn rõ người này đi. Ông ta chỉ còn một bộ xương. Nếu các con không chịu ăn thì rồi cũng trở thành như thế" [2; 19]. Rồi ngay lập tức đuổi ông lão ra khỏi nhà.

Tham lam, ích kỷ đi đôi với bản chất tàn nhẫn, độc ác bị lên án bằng tiếng cười trong truyện Ông vua và con rệp béo nhất thế gian [2 ; 20]. Một anh chàng gầy nhom, ốm yếu, khao khát béo mập lên để được làm vua. Nghe lời con rệp, để thực hiện tham vọng, y biến tất cả mọi người thành kẻ thù của mình, cho rệp hút máu họ thành kiệt quệ rồi độc chiếm tài sản của họ. Nhờ thế cùng với con rệp, y to béo lên và được chọn làm vua. Con rệp hút máu người nằm bên cạnh nhà vua. Nó liên tục đòi vua tìm ra kẻ thù của vua để hút máu. Lần lượt những người hay liếc nhìn bên phải, rồi những người hay liếc nhìn bên trái, tất cả thần dân, người nhà của vua đều biến

thành kẻ thù của vua cho rệp hút máu chết sạch... Con rệp to lớn đến mức nó ngồi chật hết cả lãnh thổ của đất nước. Nó đòi vua hãy chỉ cho nó ai là kẻ thù của vua để nó hút máu. Chẳng còn ai sống sót. Nhà vua quỳ xuống khóc lóc, van lạy, nhưng chẳng ăn thua gì, cuối cùng vua chỉ tay vào chính ngực mình. Trong nháy mắt con rệp nuốt chững ông vua. Với bút pháp phóng đại, tưởng tượng hoang đường, Azit Nexin đưa đến cho người đọc hình ảnh một ông vua nhẫn tâm đến mức cho ai cũng là kẻ thù của mình, nhưng thực ra bản chất tham lam, độc ác chính là kẻ thù của nhà vua, đã giết chết vua...

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong truyện ngắn trào phúng của azit nexin luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w