ĐỐI TƯỢNG CƯỜI NHẠO

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong truyện ngắn trào phúng của azit nexin luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 36)

Có thể nói, đối tượng cười nhạo trong tuyện ngắn trào phúng chính là cái hài trong đời sống xã hội được phản ánh vào trong tác phẩm văn học. Phạm vi thể hiện cái hài trong cuộc sống khá rộng. Nó có thể có trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cái hài là một phạm trù mỹ học mang tính khách thể, đó là tính trống rỗng và tính hoàn toàn vô nghĩa bên trong nhưng lại được che đậy dưới một lớp bề ngoài có tham vọng tự gắn ghép cho nó một nội dung, một ý nghĩa có thật, cụ thể đó là những cái sai (về mặt nhận thức lô gích), những cái xấu (về mặt đạo đức), những cái không đẹp (về mặt thẩm mỹ), những cái lỗi thời lạc hậu (về mặt thời gian).

Cái hài thường gắn với tiếng cười. Nếu cái hài là hiện tượng khách quan thì tiếng cười là phản ứng chủ quan trước khách thể đó. Cái hài là khách thể thẩm mỹ thì tiếng cười là chủ thể thẩm mỹ. Cũng như cái hài, tiếng cười – kết quả sự tác động của cái hài khách quan đến chủ thể – cũng có nhiều cung bậc, nhiều sắc thái khác nhau. Tiếng cười trong văn học trào phúng là một vũ khí hùng mạnh. Đối tượng mà văn học hướng tới là con người. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của mình, việc xác định đối tượng cười nhạo trong văn học trào phúng có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.

Nhà văn châm biếm người Nga Xatưcop - Sedrin có nói: "Muốn cho văn học châm biếm thực sự trở thành văn châm biếm và đạt được mục đích của nó thì ... nó phải hoàn toàn nhận thức được một cách rõ ràng đối tượng mà mình chỉa mũi nhọn vào" [64; 199]. Không xác định được chính xác đối tượng trào phúng, tiếng cười rất dễ trở nên lạc điệu. Gô gôn đã từng nói:

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong truyện ngắn trào phúng của azit nexin luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 36)