Tưởng tượng hoang đường

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong truyện ngắn trào phúng của azit nexin luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 80 - 82)

Đây là một thủ pháp vận dụng trí tưởng tượng để sáng tạo nên những nhân vật, câu chuyện, trong truyện ngắn trào phúng nhằm phê phán những thói hư tật xấu tồn tại trong xã hội nói chung.

M. Gorki cho rằng, đối với nhà văn, quan sát, nghiên cứu và hiểu biết vẫn chưa đủ, còn cần phải "bịa đặt" sáng tạo ra nữa. Lỗ tấn viết: "Đại để trong việc viết ra đều có một chút duyên do nghe thấy hoặc trông thấy, nhưng quyết không dùng nguyên một sự thực ấy, mà chỉ lấy một phần rồi cải tạo thêm, phát triển ra cho đến khi hầu như có thể phát biểu trọn vẹn ý kiến của tôi mối thôi. Nguyên mẫu nhân vật cũng vậy, không dùng nguyên một người nào, thường là miệng ở Triết Giang, mặt ở Bắc Kinh, quần áo ở Sơn Tây, là một vai được ghép lại”.

Trong truyện ngắn của Azit Nexin, chúng tôi thấy xuất hiện một số cốt truyện mang yếu tố tưởng tượng hoang đường kỳ ảo, nhằm phơi bày bản chất đích thực của đối tượng cười nhạo.Yếu tố hoang đường trong truyện ngắn của Azit Nexin được biểu hiện ở một số truyện Ông vua và con rệp

béo nhất trần gian, Quái vật và người, Hởi đồng bào hãy ra sức chống đỡ, Báu vật làm từ máu người, Xứ ngáp vặt ...

Trong truyện Báu vật làm từ máu người [2; 461] quốc gia nọ muốn có một báu vật "nó được làm ra bằng chính sinh mạng con người. Phải cần đến hàng trăm ngàn người, nghĩa là số lượng người càng lớn thì giá trị của báu vật càng cao". Đây là báu vật của các nước chỉ to bằng quả trứng còn báu vật của nước này to bằng quả cam hoặc nhỏ hơn đã là quý lắm rồi. Người ta nói rằng báu vật ở nước đó làm bằng sắt. Một loại sắt đặc biệt – sắt chiết xuất từ máu người. Còn nữa báu vật mà tỏa anh hào quang, người nào có tâm tính xấu nhìn vào nó sẽ bị mù mắt.

Trong Quái vật và người [2; 644], nhân vật "tôi" ngủ dậy nhìn thấy mẹ, vợ, con, ai cũng biến thành những con quái vật thật kinh tởm, đến khi hắn nhìn vào gương thấy thân hình mình thành một con quái vật còn kinh tởm hơn". Trong gương hiện lên bộ mặt người đầm đìa trong máu và mủ, từ cái miệng đen ngòm nhô ra hai chiếc răng nanh dài gớm ghiếc, hai cái tai lừa nhọn hoắt chổng lên trời, hai con mắt thô lố, to như hai cái bát úp, trên đỉnh đầu có hai cái sừng, thân hắn giống thân thằn lằn, có vảy màu xanh thẳm". Azit Nexin dùng thủ pháp tưởng tượng hoang đường thật tài tình, khéo léo gây nên tiếng cười thâm thuý, sâu sắc. Cốt truyện Miếng tây sắt gỉ trong

quốc khố hư cấu bắt đầu với cụm từ "ngày xửa ngày xưa" nào đó, ở một

nước nào đó, rất mơ hồ về địa danh, có một ông vua, một quan tể tướng, một quan thượng thư... nào đó... Dùng thủ pháp tưởng tượng hoang đường nhằm ngụ ý phê phán bộ máy quan liêu, tham lam của xã hội Thổ Nhĩ Kỳ đương thời.

Trong truyện Xứ ngáp vặt [2; 466], tác giả xây dựng một cốt truyện với yếu tố hoang đường kỳ ảo. Ở một xứ nọ bị bệnh... béo, gầy... phải mời thầy thuốc nước ngoài chữa bệnh, thầy khuyên hãy làm mọi việc như thầy đã làm. Thầy mất ngũ nên ngáp dài, vươn vai, duổi người. Mọi người bắt

chước lam theo, suốt ngày vương vai, ngáp vặt. Họ không bị gầy mòn, tan biến như trước, nhưng đời họ không thể làm gì được nữa, vì không có thời gian, lúc nào họ cũng ngáp dài, vươn vai, duổi người.Thông qua yếu tố hoang đường, tác giả cười nhạo sự dốt nát, bắt chước một cách vô thức. Hỡi đồng bào! hãy ra sức chống đỡ [2; 481] là một truyện hoang đương. "Ngày xửa ngày xưa..." tự nhiên đất nước nọ xuất hiện nhiều rắn rết, bọ cạp, rắn mối, nhện độc… không chỉ phát triển số lượng tăng lên vùn vụt mà chúng cứ to dần, to dần lên mãi. Nhũng con nhện độc mỗi ngày phình to ra một ít, lâu dần to bằng cả ngôi nhà. Những con rắn mối mới nở to bằng con cá sấu. Loài rết to lên, dài ra trông như một đoàn tàu hỏa. Cánh loài dơi to bằng cả chiếc buồm tàu biển... Những con vật độc hại bắt đầu cắn, đốt, tiêm chất độc vào người" nhưng không chết người cũng không gây ra độc hại thậm chí nó còn mang lại cảm giác nghiện và họ truyền nhau hưởng niềm khoái lạc vô biên đó. Một điều kỳ lạ ở nước này nữa số người nghiện bị biến đổi hình dạng, da xanh, thân hình dài ngoẵng ra, mặt quắt lại, dần dần giống loài rắn, không đi được mà phải bò, giống như loài rắn trở lại cắn người, thậm chí có người trở thành loài nhện độc, mọc thêm chân, số chân tay cũ nhỏ lại, kéo dài ra nhọn hoắt và lập tức xông đến cắn người.

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong truyện ngắn trào phúng của azit nexin luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w