Ba hoa, đua đòi, sùng ngoạ

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong truyện ngắn trào phúng của azit nexin luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 54 - 57)

Azit Nexin hướng đòn đánh trào phúng vào những kẻ ba hoa, đua đòi, sùng ngoại thể hiện trong những truyện sau: Tôi in tiểu thuyết bằng cách nào, Xót tiền dân, Ác mộng, Chúng tôi muốn nuôi người ở, Người yêu văn học ...

Truyện Tôi in tiểu thuyết bằng cách nào [2; 89].Truyện phê phán cười nhạo thói xấu sùng ngoại bài nội của các nhà xuất bản Thổ Nhĩ Kỳ: Chỉ in tác phẩm dịch nước ngoài. Nhà văn đành đổi tên nhân vật, lấy bút danh tác giả người Mỹ để được in. Tác phẩm Thổ Nhĩ Kỳ thì vay mượn nước ngoài. Tác phẩm dịch lại do người Thổ Nhĩ Kỳ sáng tác.

Trong truyện Xót tiền dân [2; 695] Azit Nexin phê phán thói đua đòi sùng ngoại của các nhà kỷ sư xây dựng, cố vấn cao cấp của công trình. Azit Nexin giới thiệu truyện với lối mở đề rất trịnh trọng, bắt đầu bằng lời giới thiệu chức vụ của các nhân vật: "Hôm ấy có ba chiếc xe con đến công trường. Không phải ai khác mà chính là các vị quan chức cấp cao nhà nước đến xem xét tại chỗ quy mô của công trình" [2, 695]. Theo ý các vị quan chức thì" gạch men mặt tiền và tường hành lang, mái vòm, trần cuốn, chấn song sắt hình hoa, mái đưa sân thượng... tất cả đều theo phong cách Thổ

Nhĩ Kỳ. Chớp mái lại có dáng dấp Scongđina. Những ván cuốn phòng khách làm giống trong cung đình Thổ. Phòng khách chính giống như một pháo đài thậm chí còn lớn hơn một pháo đài thời cổ Hy Lạp ở Aten. Ở đây còn có cả những mẫu hình xuất sắc của kiểu kiến trúc Italia. Nhà tắm nhà, vệ sinh rập khuôn theo kiểu Mỹ. Rồi cả những hình mẫu kiến trúc Ân Độ. Trung Hoa cũng có mặt ở nơi đây" [2; 697]. Muốn có một công trình vĩ đại, hợp mốt theo kiểu Tây Âu là điều dễ hiểu nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh kinh tế và sự phát triễn của đất nước.Tiếng cười trong truyên ngắn này của Azit Nexin sâu sắc và thâm thúy. Mỗi lời của các quan chức thốt ra là phung phí bao nhiêu công sức, của cải của nhân dân. Đó là lối làm việc đua đòi, sùng ngoại của các vị có chức có quyền. Sự đua đòi như thế đã dẫn đến tốn kém không kể hết... Công trình vừa xây xong lại phải đập phá để xây theo một kiểu mới.

Azit Nexin phê phán thói học làm sang trong truyện Chúng tôi muốn

nuôi người ở [2; 171]. Hai vợ chồng nọ nhà nghèo, nhưng vợ học làm sang,

đòi thuê người ở. Người ở đến nhục mạ cả nhà: "Người ta định thuê tôi ở! các ngươi hãy lo ăn, lo mặc cho mình được đầy đủ trước đi đã. Rõ chưa, ốc không mang nổi mình ốc lại còn lo cho cọc". Nhờ đó mà cả nhà chăm chỉ làm việc, tiết kiệm được tiền. Vợ đi làm thuê cho nhà buôn cao su phế thải, con gái giúp việc cho tay buôn phụ tùng ô tô.Thằng con trai làm tạp vụ cho một chủ buôn bông. Còn ông chồng thì... dù có muốn, cũng chẳng ai thèm thuê làm người ở. Azit Nexin phê phán, lên án gay gắt việc đua đòi, kệch cởm, phi thực tế... Azit Nexin đã đặt ra một vấn đề cốt lõi trong cuộc sông là cần nhận thức rõ vấn đề thực tế của cuộc sống để khỏi đi đến quyết định sai lầm.

Trong truyện Ác mộng [2; 1123], tác giả phê phán thói ba hoa, khoác loác. Một anh chàng nằm ngủ, thấy mình được mời đi dự buổi lễ, đến dự thấy có nhiều nhân vật đại diện cho các quốc gia trên thế giới. Ban tổ chức

bắt đầu hỏi về đất nước Thổ Nhĩ Kỳ rằng: "Có phải bên nước các ông mọi thứ còn lạc hậu lắm phải không?". Anh chàng vì mang trong mình căn bệnh ba hoa nên đã lập luận: "Nếu ta nói đúng sự thật thì hóa ra ta bôi bác đất nước mình ... ". Sau khi suy nghĩ kỹ, hắn đi đến quyết định trả lời không đúng sự thực, ba hoa khoác lác về đất nước Thổ giàu mạnh. Kết thúc cuộc họp, người ta công bố những nước được các nhà tài trợ thuộc về những nước lạc hậu, kém phát triển. Lúc này hắn cảm thấy tiếc về những điều ba hoa, khoác lác của mình. Qua câu chuyện, tác giả muốn chỉ ra: thói ba hoa khoác lác tưởng như vô hại nhưng thực ra nhiều khi gây ra những hậu quả nặng nề.

Truyện Người yêu văn học [2; 1199] hướng đòn đánh trào phúng vào thói ba hoa, khoác loác của anh chàng được coi là yêu văn học. Ông Mimmin giới thiệu với nhân vật “tôi” về những cuốn sách ông ta mua về, tự tay ký bút danh và ghi lời đề tặng ông ta vào đó, để rồi ông ta tự hào khoe với mọi người được các nhà nổi tiếng thân thiết kết bạn và còn tặng sách mỗi khi tác phẩm của họ ra đời. "Tất cả số sách này đều là quà tặng, tôi quen hầu như tất cả các nhà văn, những tác giả của những cuốn sách này. Họ rất tôn trọng tôi, có sách xuất bản là họ tặng tôi. Tôi thích những người trí thức". Ông đọc thơ, đọc kịch, kể chuyện thao thao bất tuyệt và tự khoe à viết truyện ngắn hay hơn nhiều nhà văn. Để bóc trần thói ba hoa, khoác loác của ông Muumin được coi là người yêu văn học, nhân vật "Tôi" hỏi về các nhà văn có sách tặng ông, nhưng sự thật ông Mimmin không hiểu gì về họ, ngay cả cuốn sách của nhân vật "tôi" ông cũng tự viết và ký lời đề tặng vào đó. Mỗi cuốn sách đều có lời đề tặng tương tự như nhau: "Để kỷ niệm về tình bạn của chúng ta. Kính tặng ngài Mimmin kính mến, Phalikh Rưphcu". Bản thân ông Mimmin muốn thể hiện mình là con người am hiểu về văn chương chữ nghĩa, nhưng thực tế một chữ bẻ đôi ông cũng không hay. Khi nhân vật "tôi" hỏi về các tác phẩm của Moolie, Naima

Faoxt ông Minmim đều không hay biết gì lại còn trả lời: "Cái ông Naima này của ông có phải là nhà nhập khẩu cà phê không? Nhân vật "tôi" đưa ông cuốn sách "Faoxt" ông Minmim bảo có phải "anh chàng này có một thời đã từng là đại lý tiêu thụ ô tô của hãng, "Dot". Cuối cùng họ xô sát nhau, cảnh sát giải cả hai về đồn và gửi sang an ninh chính trị giải quyết. Đọc truyện ta thấy những bất ngờ liên tiếp tạo ra tiếng cười phê phán chế diễu nhân vật Minmim, người được coi là yêu văn học mà không hề biết một tý gì văn học. Thường thường những kẻ có tính ba hoa khoác loác muốn tạo cho mình cái bình phong bên ngoài để che dấu bản chất bên trong. Thực chất của thói ba hoa khoác lác là dối trá và dốt nát. Azit Nexin để nhân vật tôi bóc trần sự ba hoa khoác loác của ông Mimmim qua tiếng cười mỉa mai châm biếm sâu cay.

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong truyện ngắn trào phúng của azit nexin luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 54 - 57)