NGHỆ THUẬT GÂY CƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN TRÀO PHÚNG CỦA AZIT NEXIN

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong truyện ngắn trào phúng của azit nexin luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 61 - 62)

TRÀO PHÚNG CỦA AZIT NEXIN

Trong văn học trào phúng, tiếng cười là vũ khí hùng mạnh. Nghệ thuật trào phúng, do đó, là nghệ thuật tạo ra tiếng cười có ý nghĩa đấu tranh xã hội. Để gây cười, nhà trào phúng phải xác lập những nguyên tắc, phương thức, thủ pháp nghệ thuật trào phúng thể hiện trên tất cả các cấp độ, các bộ phận cấu thành một chỉnh thể nghệ thuật sinh động, từ cách xây dựng nhân vật, tình huống trào phúng, kết cấu cốt truyện đến cách đạt tiêu đề, chơi chữ, sử dụng lời văn hài hước, châm biếm… Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi giới hạn tìm hiểu nghệ thuật gây cười trong truyện ngắn trào phúng của Azit Nexin trên cơ sở bản dịch ra tiếng Việt trong một phạm vi nhất định. Do trình độ ngoại ngữ bất cập nên luận văn không khảo sát nghệ thuật gây cười trên phương diện lời văn trào phúng.

Đối tượng cười nhạo trong truyên ngắn trào phúng của Azit Nexin thực chất là cái hài trong hiện thực cuộc sống được ông phát hiện và phản ánh vào trong tác phẩm của mình. Mỗi hiện tượng được xem là cái hài trong truyện ngắn trào phúng bao giờ cũng gắn với một nhân vật bị cười nhạo nhất định nào đó và nhân vật trào phúng thường mang trong bản thân nó mâu thuẫn mang tính hài kịch. Mâu thuẫn hài kịch bị phơi lộ chính là khi tiếng cười trào phúng xuất hiện. Tài năng của nhà trào phúng được thể hiện trước hết ở nghệ thuật xây dựng nhân vật gắn liền với những mâu thuấn hài kịch trong tác phẩm của mình. Đây cũng là thành công trước hết trong nghệ thuật trào phúng của Azit Nexin.

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong truyện ngắn trào phúng của azit nexin luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w