Truyện ngắn trào phúng

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong truyện ngắn trào phúng của azit nexin luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 26 - 28)

Ngoài những đặc điểm chung nói trên, truyện ngắn trào phúng có một số nét đặc thù như chứa đựng tiếng cười mang nội dung phê phán, chế nhạo, đả kích. “Sáng tạo nghệ thuật và thưởng thức nghệ thuật bao giờ cũng đòi hỏi sự trực giác nhạy bén. Điều này thể hiện rõ trong truyện ngắn trào phúng hơn đâu hết, bởi tác phẩm phải tức khắc gây được hiệu quả cười. Tiếng cười tức khắc báo hiệu một sự cảm thụ trực giác” [51; 3]. “Đặc trưng của thể loại nhỏ là sự cô đọng, hàm súc, ngắn gọn của việc miêu tả, đặc biệt trong lĩnh vực trào phúng. Truyện ngắn trào phúng không chấp nhận lối miêu tả rườm rà nhiều lời, khô khan. Truyện ngắn trào phúng nói chung không nhất thiết lúc nào cũng gây nên ở người đọc tiếng cười liên tục. Nhưng cốt truyện của nó thì cần phải buồn cười. Điều quan trọng trong đó là làm sao cho cái buồn cười ấy không trở nên một điều thú vị trống rỗng. Trong sự vận động của cốt truyện, đoạn mở nút là thời điểm hoàn tất mọi việc. Vai trò quan trọng của tình tiết này trong tác phẩm trào phúng là ở chỗ, chính ở đây, khuynh hướng giáo dục của tác phẩm được thể hiện với một sức mạnh lớn lao hơn bất cứ một thành tố nào khác của cốt truyện.

Chính ở chỗ này, xung đột được giải quyết, nhân vật bị tuyên án và số phận của nó được kết thúc” [51; 112]. “Truyện ngắn trào phúng khác với truyện ngắn thông thường ở chỗ là ngoài sự đánh giá, trong đó còn bao hàm cả sự kết án của tác giả đối với nhân vật. Ở đây không có chỗ cho những tình huống trung tính, mà mối quan hệ hài kịch đối với cái được miêu tả xuyên thấm vào tất cả, kể cả những bức tranh thiên nhiên” [51, 123].

Truyện ngắn trào phúng có thể mang đậm màu sắc dân gian trong

những truyện ngắn vui, trong đó tiếng cười có tác dụng mua vui giải trí là chủ yếu, không có hoặc ít có tính chất phê phán, đả kích. Trong sáng tác loại này, có nhà văn chỉ tập trung chú ý vào cái buồn cười, vui vui trong cuộc sống. Có người chỉ lưu ý đến phương diện hài kịch bên ngoài của đối tượng bị cười nhạo, hoặc chỉ cách điệu hoá các thể loại khôi hài dân gian. Trong trường hợp này, cái bản chất sâu sắc của truyền thống trào phúng, cũng như tính chất phức tạp của những xung đột xã hội vẫn chưa được chú ý đúng mức [53; 83]. Một số nhà văn viết truyện ngắn trào phúng tiếp tục những truyền thống cổ điển. Các tác giả của những truyện ngắn loại này, khi thì nhại lại nhẹ nhàng, khi thì nhào nặn lại cấu trúc - cốt truyện, thay đổi họ tên nhân vật và chức năng nghệ thuật của các nhân vật trong truyện của những nhà văn nổi tiếng thế giới..

Những nhà trào phúng tiếp cận được với những phương tiện sắc bén của một hình thức phê phán đặc biệt bằng cảm xúc không bằng lòng với sự khôi hài bề ngoài của ngôn ngữ, chỉ tạo được trạng thái cảm xúc vui vẻ sảng khoái ở người đọc, mà chưa thực sự đi sâu khám phá nguồn gốc của cái ác, phân tích thấu đáo những mâu thuẫn nội tại của đời sống xã hội [53; 86]. Trong những trường hợp cái hóm hỉnh, sắc sảo không xuất hiện thì những lời giáo huấn dễ dàng thay thế cho trào phúng, đặc biệt ở những đoạn kết, những chỗ thiếu vắng sức mạnh của trào phúng.

Trào phúng “là một loại đac biệt của sáng tác văn học và đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại khoa trương, hài hước... được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng... những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội” [26; 306]. Trào phúng gắn liền với phạm trù mỹ học và cái hài với các cung bạc hài hươc umua, châm biếm. Văn học trào phúng bao gồm mọi lĩnh vực rộng lớn với những cung bậc cái hài khác nhau từ những truyện cười, truyện dân gian, truyện tiếu lâm đến truyện ngắn trào phúng, tiểu thuyết trµo phóng, từ các vở hài kịch cho đến những bài thơ trào phúng, châm biếm, Đó là một khái niệm bao trùm lĩnh vực văn học của tiếng cười.

Truyện ngắn trào phúng thế giới vẫn trong xu hướng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt đã có những bước chuyển quan trọng trong cấu trúc và thi pháp thể loại, trong nguyên tắc thẩm mỹ - xã hội của nghệ thuật trào phúng. Khi khám phá hiện thực lịch sử mới, tiếp thu sáng tạo di sản trào phúng của thế giới, nhiều nhà văn viết truyện ngắn trào phúng đã chứng tỏ khả năng vượt lên truyền thống dân tộc, nhân loại phong phú. Một trong số đó là nhà văn trào phúng Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng thế giới Aziz Nesin.

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong truyện ngắn trào phúng của azit nexin luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w