Xu nịnh, gian xảo

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong truyện ngắn trào phúng của azit nexin luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 40 - 44)

Xu nịnh, gian xảo là một trong những thói hư tật xấu được Azit Nexin bóc trần qua tiếng cười trào phúng. Nhân vật mang thói xấu xu nịnh, gian xảo thuộc nhiều tầng lớp khác nhau được Azit Nexin đề cập đến trong những truyện ngắn như: Tại sao ông thị trưởng bị điên, Chú lừa quan tể

tướng vĩ đại, Chính mình phải chịu ơn cậu, Một vụ khiêu khích, Món quà giá trị, Đức vua không nhận ra mình, Đoán tính cách qua nét chữ ...

Xu nịnh trở thành thói xấu mang bản chất xã hội, bản chất của số đông và là một thói xấu nguy hại đối với con người được thể hiện cụ thể trong truyện Tại sao ông thị trưởng bị điên [2 ; 64]. Các nhân vật tham gia vào truyện không tên không tuổi, đó là anh chàng đeo kính, chàng trẻ tuổi, người mặt tàn nhang, ông già hom hem, ông béo, cụ già gầy yếu, đám đông, mọi người... Số đông nhân vật này dồn nén trong một truyện và cách đặt tên nhân vật như trên mang tính khái quát cao độ: người người xu nịnh, xu nịnh thành một hiện tượng xã hội phổ biến.

Hành động xu nịnh của các nhân vật diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, từ nhà ông thị trưởng Raxim mới nhận chức cho đến cơ quan công sở. Họ hành động xu nịnh bằng mọi cách như hôn tay, tặng hoa, đọc diễn ca, mở tiệc ăn mừng, chiêu đãi ... Họ tâng bốc, ca ngợi ngài Raxim mới nhận chức thị trưởng hết lời: "Đó là một ngài đứng đắn, thẳng thắn, có giáo dục, khiêm tốn, không ganh tị, tốt bụng với mọi người, hiểu biết, vô tư, lịch thiệp, cần cù; người con xứng đáng của tổ quốc, người được toàn dân tin cậy bầu ra..." [2; 66]. Ông Raxim yêu cầu họ hãy coi ông như một người bình thường, hãy vì thánh Ala mà đừng biến ông thành người điên. Họ hành động một cách lộ liễu, từ anh chàng trai trẻ cho đến cụ già". Anh chàng đeo kính tay ôm một bó hoa lớn. Anh nghiêng mình cúi rạp chào rồi kính cẩn chúc mừng ngài thị trưởng mới". Một ông già" tay chống ba toong, tay ôm một bó hoa bước vào. Cụ già luống cuống tìm cách hôn tay ngài thị trưởng.Tiếp theo là tiệc chào mừng, phòng đại tiệc trang hoàng lộng lẫy chẳng khác gì cung điện nhà vua. Bàn tiệc bốn mươi khách mời không thiếu một thứ gì thuộc đồ ngon vật lạ. Từ nhà ông thị trưởng cho đến cơ quan đâu đâu cũng thấy cảnh lễ hội tưng bừng, thảm được trải kín. Phố xá rộn ràng chiêng trống, lời ca tiếng hát ngân vang, khắp nơi trang hoàng

những vòng nguyệt quế, dọc hai bên hè từng đoàn học sinh đội ngũ chỉnh tề. Ông thị trưởng đi đến đâu tiếng vỗ tay như sấm. Họ tung hô ông bằng những lời hoa mỹ: "Thưa quý vị, trước mặt chúng ta là một nhân vật kiệt xuất, một trí tuệ vĩ đại, một con người kỳ diệu! nhờ có tài năng của ông mà thành phố chúng ta chỉ trong một thời gian ngắn sẽ ... Ngài thị trưởng đã thu phục được trái tim khối óc của người dân thành phố chúng ta bằng đức tính lao động cần cù, sự công minh, trung trực và lòng từ tâm hiếm có" [ 2; 69]. Ngài Raxim bực mình, khó chịu và khổ cực vì những lời xu nịnh đó, muốn chạy trốn khỏi họ, nhưng không thoát. Ông điên lên vì những lời nói tâng bốc, nịnh nọt của mọi người. Thói xu nịnh của mọi người là nguyên nhân làm thị trưởng phát điên. Ai làm thị trưởng cũng bị điên. Cuối cùng thì ngài Raxim cũng bị điên như bao thị trưởng trước kia. Tất cả đã trả lời câu hỏi Tại sao ông thị trưởng bị điên.

Gian xảo là một trong những thói xấu được Azit Nexin bóc trần qua tiếng cười phê phán, mỉa mai trong truyện Một vụ khiêu khích [2 ; 385]: Cảnh sát gian xảo, dùng thủ đoạn thấp hèn, vô liêm sỉ, khiêu khích khép tội những người thật thà lương thiện nhằm đạt mục đích của mình, lừa dối cả quan tòa. Một trong hai quý bà cảnh sát, người có mái tóc vàng, bổng nói thật to " Ôi, trời nóng quá" rồi cởi hết cúc áo sơ mi đang mặc, phanh ra để trần trước mặt nhân vật “tôi” hai bầu vú tròn lẵn như trăng mười sáu, làm “tôi” không rời mắt đi chỗ khác được nữa. Thỉnh thoảng hai người lại giả vờ đánh rơi cái gì đó xuống nền tàu, lấy cớ cúi xuống nhặt, nhưng thực ra là để khoe những phần thân thể nhạy cảm mà trước đó họ chưa kịp phô bày ra hết. Một lần bà da trắng nỏn nà cúi xuống nhặt tờ tạp chí, lúc quay lại ngồi, cứ như là nhầm thật, ngồi tọt vào lòng nhân vật “tôi”, rồi lại làm ra vẻ bối rối và ngồi thêm một lúc lâu. Cứ thế, cuối cùng nhân vật tôi bị bắt về đồn. Thực ra, hai người đàn bà kia có chân trong lực lượng cảnh sát dân sự. Họ chuyên đi lòng vòng trên các phố nhử những người đàn ông, bám theo

tán tỉnh rồi bắt về đồn xử phạt để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch công tác trong ngày của mình.

Thủ đoạn làm giàu xảo quyệt thể hiện trong truyện Món quà giá trị

[2; 175]. Nhân vật Đôgan ba năm nay không đi làm mà trở nên sung túc. Bí quyết: dự khai trương của các ngân hàng (một đến hai chi nhánh ngân hàng khai trương trong một ngày). Đôgan đã gửi vào chi nhánh ngân hàng này bảy ngàn lia, anh được nhận về bảy mươi vật lưu niệm, bảy mươi vật lưu niệm này tính từng loại một đều rất có giá: bình hoa hai mươi lia chưa chắc đã mua được, hai chiếc khăn quàng này giá mười lăm lia một chiếc, vị chi là ba mươi lia ...Tất cả cộng lại lãi 280 lia từ số quà lưu niệm này. Đến dự khai trương chi nhánh ngân hàng khác lãi 130 lia, nghĩa là một ngày kiếm được 410 lia. Bằng cách ấy có ngày Đôgan kiếm được sáu, bảy trăm lia. Gôgan dùng thủ đoạn làm giàu một cách xảo quyệt đúng như y nói: " Mình chỉ có tất cả hai mươi ngàn lia. Gỉa thử hôm nay mình gửi vào, ba hôm sau mình lại rút ra. Còn số tiền bán quà lưu niệm coi như là tiền lãi. Sau đó lại lấy số tiền mới rút ra để gửi vào một chi nhánh khác mới khai trương".

Tiếng cười đã kích, châm biếm cay độc hướng đòn đánh vào kẻ gian xảo, giả dối, bạc nghĩa trong truyện Đức vua không nhận ra mình [2 ; 476]. Đức vua khi đang là hoàng tử nói nhiều điều tốt đẹp, mỵ dân: sẽ phá đầm lầy, cho tự do báo chí, khao khát làm người có ích cho xã hội... Nhân dân khởi nghĩa đưa hoàng tử lên ngôi vua. Ngồi trên ngai vàng, nhà vua không nhận ra bất cứ ai, kể cả những người thân cận tin tưởng, hy vọng đưa hoàng tử lên ngôi vua; quên cả những điều mình đã nói, đã hứa, quên cả đầm lầy, tự do báo chí... Một lần soi gương, nhà vua không nhận ra mình, bởi trong gương là hình ảnh của một quái vật, kinh dị, khủng khiếp. Đó là hình ảnh của kẻ nói nhiều làm ít, lừa dối để đạt tham vọng cá nhân, vong ân bạc

nghĩa. Hình ảnh trong gương mới là con người thật xấu xa, ghê tởm bên trong của nhà vua .

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong truyện ngắn trào phúng của azit nexin luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w