Đây là một trong những đối tượng được Azit Nexin bóc trần qua tiếng cười phê phán thể hiện trong một số truyện của mình như: Người thổi còi, Tăng giá đến nơi rồi, Tiếng đàn tam Bura ...
Trong truyện Người thổi còi [2; 600], tiếng cười hướng tới phê phán thói lệ bắt chước một cách máy móc. Một anh chàng mất việc làm, bắt gặp người bạn cũ đang thổi còi trên đường phố. Tiếng còi làm inh tai, nhức óc và hình như nó có phép thần vì khi anh bạn cất lên tiếng còi, ngay lập tức "khối người dày đặc bổng giãn ra dành lối đi cho người thổi còi…, mọi người đều phải chấp hành và thậm chí phục vụ, đưa đón, mua gì, ăn gì không ai dám lấy tiền". Anh bạn bắt chước anh cảnh sát, "nhưng vì phong cách thổi còi của anh giống quá nên không ai phát hiện ra”. Thấy bạn mình làm được, anh chàng mất việc liền về bắt chước, mua một chiếc còi về thổi
và vì "tiếng còi thổi không dứt khoát, khi thổi tay lại run như cầy sấy, nên lập tức bị phát hiện", bị cảnh sát lại túm cổ đẩy vào đồn.
Truyện Tên trộm Hăm đi, biệt hiệu" con voi"bị bắt như thế nào
[2; 53] cười nhạo thói quan liêu máy móc; thực hiện lệnh bắt Hăm đi như một cái máy vô hồn. Sở cảnh sát Stambun gửi cho tất cả các quận cảnh sát bức điện có nội dung sau: "Tên trộm đại bợm, nhiều lần tái phạm, biệt hiệu" Voi Hăm đi" đã tẩu thoát. Hắn trạc ba mươi lăm tuổi, dáng người cao lớn, nặng hai trăm ki lô gam, tóc hung sẫm, mất ba chiếc răng, hàm trên có một chiếc răng hàm hàn... Sở còn gửi kèm theo bức ảnh của Voi Hămđi và bảo rằng hắn đã chạy thoát. Sau khi nhận được bức điện của sở cảnh sát, cảnh sát các quận thực hiện việc đi bắt tên trộm Hămđi như sau: Hễ trông thấy ai trông giống Voi Hăm đi là chúng bắt về đồn hết. Hàng ngày có hàng trăm bức điện từ khắp các quận cảnh sát gửi về sở cảnh sát với nội dung: "Quận chúng tôi hiện giờ bắt được mười bốn tên Hămđi, trong đó cả mười bốn tên mặc quần áo màu nâu kẻ sọc, tám tên có răng bịt vàng ở hàm dưới..."; "Địa hạt quận chúng tôi bắt được hai tá" Voi Hămđi", nặng từ 180 đến 220 kilôgam. Không còn nghi ngờ gì nữa, tất cả chúng đều là " Voi Hămđi". Những tên bị bắt đã được áp giải đưa đi". Đến lúc này các phòng giam chật cứng Hămđi; Sở phải yêu cầu ngừng việc truy bắt Hămđi ... Tiếng cười phê phán, mỉa mai được thể hiện ở đoạn cuói của tác phẩm: Sở cảnh sát " gửi lời cảm ơn tới các quận và yêu cầu ngừng việc truy lùng, bắt giữ "Voi Hămđi" và phải ghi chú thêm: Tên "Voi Hămđi" bỏ trốn đã bị bắt lại. Nếu không ghi thế chắc trong sở cảnh sát không còn chỗ để nhốt "Voi Hămđi”.
Trong truyện Chiến dịch truy lùng cà chua [2; 106], tác giả phê phán bằng tiếng cười hành động máy móc, đi đôi với sự ngu xuẩn ngớ ngẩn: truy lùng một phụ nữ thuộc một băng buôn lậu lớn đã dấu trong người hai trăm năm mươi gram cà chua vượt biên giới.Việc truy lùng một băng nhóm
buôn lậu cà chua được tiến hành. Sở cảnh sát đề nghị dân chúng cung cấp thông tin về những kẻ đầu cơ tràng trữ cà chua... Họ lên kế hoạch thành lập "Tổng cục truy lùng cà chua". Một người đến thông báo cho cảnh sát: có một phụ nữ dấu trong người hai trăm mười gram cà chua vượt biên giới trái phép, họ trả lời: "Chúng tôi không thể tiến hành điều tra nếu không biết tuổi tác của người ấy… chúng tôi không truy lùng người phụ nữ mà truy lùng cà chua. Nếu bà biết số cà chua đó hiện ở đâu xin hãy vì chúa tối thượng mà thông báo cho chúng tôi biết”. Truyện kết thúc bằng một câu nói đầy mỉa mai của ông Serlok khooml: “Nếu ngày mai tìm thấy cà chua, ông hãy để phần tôi đôi quả. Thèm xalat quá" [2; 108].