Dưới góc độ phong cách học, tăng cấp "là biện pháp tu từ ngữ nghĩa cốt ở việc sắp xếp các thành tố của phát ngôn cùng nói về mọi vật quy chiếu, theo tình tự tăng dần cười độ biểu cảm, cảm xúc" [66; 171].
Thực ra đây là một loại liệt kê nhưng có sự sắp xếp làm tăng hàm lượng tư tưởng – thẩm mỹ của chủ đề, gây ấn tượng một sự căng thẳng giàu kịch tính, tạo nên sự hồi hộp, làm người đọc mong chờ một sự giải quyết, kết hợp với sự kết thúc bất ngờ, đột ngột làm bùng nổ tiếng cười
(chẳng hạn trong truyện Thi nói khoác, hoặc ca dao Thằng Bờm).
Phép tăng cấp trong truyện ngắn của Azit Nexin nhằm tăng cường kịch tính, đẩy tình huống đến cao trào buộc phải giải quyết, đồng thời còn có tác dụng đánh lạc hướng sự chú ý của người đọc để gây bất ngờ. Tăng
cấp nhằm thu hút sự chú ý của người đọc bằng cách đẩy kịch tính lên cao độ. Kết thúc bất ngờ thường mang chức năng tạo dựng những biến cố ngược đời, phơi bày bản chất của đối tượng bị phê phán bằng tiếng cười, làm lật ngược một cảnh ngộ, một tình huống, vạch trái một chân dung, phanh phui một mâu thuẫn nội tại.Từ đó "chân lý được nhận ra thông qua một tiếng cười kinh ngạc" [67; 5].
Trong truyện ngắn trào phúng, Azit Nexin nhiều lần sử dụng phép tăng cấp tâm trạng, hành động, sự việc, hình ảnh. Tâm trạng, tình cảm, cảm xúc là những phương diện bên trong, thầm kín của con người. Sử dụng phép tăng cấp tâm trạng nhằm mục đích đẩy tâm trạng lên đến đỉnh điểm của cao trào làm bùng nổ tiếng cười. Trong truyện Di chúc của chó, tác giả đã xây dựng đột hài kịch, phóng đại xung đột đó lên, đồng thời dẫn dắt các tình tiết theo lối tăng cấp: ông già kia vì quá thương yêu con chó của mình mà khi nó chết ông đã làm đám tang cho nó giống như một con người. Phía sau quan tài lộ ra một cái đuôi con chó ông già bị triệu đến quan tòa vì làm trái với quy luật nhà nước. Lúc đầu, thái độ và lời nói của quan tòa rất nghiêm khắc, khó chịu, cậy quyền cậy thế hách dịch với người dân. Nhưng điều bất ngờ xẩy ra khi ông già bảo "thưa quý tòa con chó nó cũng để lại di chúc cho quý tòa... đó là tài sản... thì" lập tức thái độ, cử chỉ, hành động, lời nói của quan tòa thay đổi; dịu lại và có vẽ ngậm ngùi thương thay cho con chó, còn trách ông chủ không nói sớm. Các tình tiết tác giả sắp xếp, dẫn dắt theo một mạch kể hợp lô rích. Tất cả đều tham gia vào việc tăng cấp xung đột, tạo sự bất ngờ, đột ngột gây ra tiếng cười.
Phép tăng cấp tâm trạng là đẩy nhân vật theo chiều hướng đã định sẵn, nhằm làm nổi bật sự căng thẳng về tâm lý ở cả nhân vật lẫn người đọc, đẩy tính cách đến cao trào đợi một sự giải quyết bằng tiếng cười phê phán. Thủ pháp nghệ thuật này được thể hiện trong một số truyện trào phúng của Azit Nexin như: Đã xui lại xui thêm, Thật đáng tiếc, hỏng bét
rồi, Truyện tươi mát, Một tháng lương, Cái nghèo muôn năm, Hãy cắt
cho tôi miếng đất 78 xăngtimét...). Trong truyện Thật đáng tiếc, hỏng
bét rồi [2; 139], nhân vật "tôi" đã 40 tuổi vẫn sống độc thân, buồn cô đơn, thấp thỏm chờ bà mối giới thiệu cho một cô gái làm vợ. Điều đáng tiếc đối với anh chàng là cô gái lại quá xấu. Y vẫn quyết định cưới cô gái vì thương hại. Nhưng điều đáng tiếc hơn xảy ra: cô gái lại chê y. Tâm trạng nhân vật tôi" từ chỗ buồn chán, đến chờ mong hồi hộp, phấn chấn, cuối cùng hụt hẩng đột ngột làm bật ra tiếng cười nhẹ nhàng nhưng không kém phần thâm thúy, sâu sắc.
Kết thúc bất ngờ là thủ pháp nghệ thuật gây cười được Azit Nexin sử dụng trong rất nhiều truyện ngắn trào phúng của mình như: Chiếc chìa khóa, Người mẹ của ba thiên thần nhỏ, Di chúc của chó, Ông vua và con rệp béo nhất thế gian,, Đức vua do quạ bầu, Chiến dịch truy lùng cà chua, Cần phải ho lao, Nghèo muôn năm, Không phải việc của tôi, Người mẹ của ba thiên thần, Tăng giá đến nơi rồi, Mẩu cước từ chiếc bàn chải đánh răng, Xót tiền dân, Các nhà phẩu thuật, Mẫu cước từ chiếc bàn chải đánh răng, Thật đáng tiếc, hỏng bét rồi v.v."
Kết thúc bất ngờ thường được kết hợp khá chặt chẽ với phép tăng cấp như đã trình bày ở trên. Trong truyện ngắn Ông vua và con rệp béo nhất thế
gian [2; 20], các tình tiết xoay quanh việc một anh chàng gầy nhom nhờ
dẫn con rệp đi hút máu những người mà anh ta cho là kẻ thù của mình mà cả anh ta cùng con rệp to béo lên từng ngày rồi được làm vua (vì theo lệ, ai cân nặng nhất thì được làm vua). Vua tiếp tục tìm kẻ thù của mình cho rệp hút máu. Số người mà vua cho là kẻ thù của mình tăng dần, theo đó số người bị rệp khổng lồ hút máu chết cũng tăng theo. Cuối cùng, thần dân trong cả nước chẳng còn ai. Truyện kết thúc bất ngờ: Bị rệp truy hỏi, "Lúc ấy ngón tay trỏ bên phải của nhà vua liền chỉ vào ngực mình. Và chỉ trong nháy mắt con rệp đã nuốt béng ông vua béo nhất thế gian" [2; 28]. Cái kết
thúc bất ngờ này làm cho tiếng cười phê phán, phủ nhận của truyện càng trở nên thâm thúy, cay độc và sâu sắc. Kẻ thù cuả nhà vua nằm ngay trong bản thân ông ta. Bản chất tham lam, bằng những thủ đoạn tàn nhẫn, táng tận lương tâm để đạt được danh vọng, quyền lực, giàu sang đó mới đích thực là kẻ thù bị trừng phạt đích đáng. Truyện ngắn Đức vua do quạ bầu [2; 448] cũng có một kết thúc bất ngờ, đột ngột kết hợp với phép tăng cấp như thế. Một người nghèo khát khao làm điều thiện, đi chu du khắp thiên hạ. Đến một xứ nọ, y được quạ bay từ trên trời ỉa vào đầu ba lần, nhờ đó dược lên làm vua. Lên làm vua, nhà vua bắt thần dân chăm sóc đàn quạ để tạ ơn và đến kỳ bầu cử sau lại được quạ bầu làm vua. Dân chúng kêu ca, oán thán nhưng vua để ngoài tai. Hành động chăm sóc quạ tăng dần, đàn quạ theo đó cũng lớn dần theo các kỳ bầu cử: to bằng con cừu, rồi bằng con bò. Đến lần bầu cử thứ năm, để trả ơn vua, cả đàn quạ, mỗi con thải một bãi phân lên đầu vua. Truyện kết thúc bất ngờ: "Khi mọi người kéo đến để rước vua về dinh thì họ chỉ thấy... một quả đồi phân quạ. Nhà vua bị chết bẹp dưới quả đồi ấy" [2; 454]. Tiếng cười như được ấp ủ dần qua sự tăng cấp hành động tham lam vô độ của nhà vua quái đản, "khát khao làm điều thiện". Kết thúc bất ngờ cuối truyện làm bật ra tiếng cười phủ nhận, kết án gay gắt. Ông vua trong truyện Đức vua không nhận ra mình [2; 476] là một kẻ tham lam, giả dối, ích kỷ,vong ân bội nghĩa. Khi đang là hoàng tử, y hứa đủ điều tốt đẹp cho thần dân và đất nước. Được nhân dân đưa lên làm vua, y không làm bất cứ điều gì đã hứa, quen tất cả, không nhận ra bất cứ ai, kể cả những người thân cận nhất. Ông vua bây giờ là một người hoàn toàn khác. Truyện bất ngờ kết thúc, vua không nhận ra cả chính mình khi nhìn vào gương: "Trong gương là hình quái vật kinh dị chưa từng thấy trên thế gian. Đầu nó có đôi tai dài như tai lừa, đôi sừng như sừng bò đực, đôi mắt thao láo như là đôi mắt lợn, cái miệng như miệng tê giác. Đến lúc đó mọi người mới biết hóa ra nhà vua nói thật. Và họ đi đến quyết định sẽ lật bỏ ông vua lú lẫn
không nhận ra chính mình này nữa, và sẽ đưa hoàng tử khác lên ngôi" [2; 480]. Tiếng cười châm biếm, đả kích ở đây hết sức cay độc. Hình ảnh trong gương mới là thật: thực chất vua không phải là người mà là một quái vật kinh tởm.
Kết thúc bất ngờ ở truyện ngắn của Azit Nexin mang ý nghĩa và các cung bậc trào phúng đa dạng. ó kết thúc trong nhiều truyện ngắn trào phúng của Azit Nexin làm bùng nổ tiếng cười đả kích, châm biếm cay độc, tiếng cười phủ nhận hoàn toàn, lên án gay gắt, mang đậm tính tố cáo, lên án đối tượng trào phúng, như đã phân tích ở trên. Cũng có những kết thúc bất ngờ tạo nên sự dí dỏm, hài hước ấm áp, phên phán nhẹ nhàng một phương diện thứ yếu nào đó của đối tượng như truyện Thật đáng tiếc, hỏng bét rồi, Cái nghèo muôn năm, Đã xui lại xui thêm, Chiếc ghế bành, Chúng tôi muốn thuê người ở...