Kết cấu đối lập-tương phản

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong truyện ngắn trào phúng của azit nexin luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 75 - 80)

Kết cấu là "toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm". "Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật, đảm nhiệm các chức năng rất đa dạng: bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng của tác phẩm; triển khai,trình bày hấp dẫn cốt truyện; cấu trúc hợp lý hê thống tính cách; tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả; tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mỹ" [28; 79].

Kết cấu đối lập-tương phản là đặt cạnh nhau những sự vật, hiện tượng trái ngược nhau về bản chất để chúng tự làm nổi rõ nhau lên, hơn là biểu hiện chúng một mình, một chiều, giúp người đọc khám phá ra bản chất của đối tượng trào phúng. Trong nghệ thuật trào phúng, hình thức tương phản giúp làm bộc lộ bản chất của cái hài đối lập với những hình thức che dấu nó.

Các tác giả trong văn học cổ thường hay sử dụng thủ pháp này. Đó là cách bổ đôi, phân cực: tốt xấu - cao cả, thấp hèn, thiện - ác, trung - nịnh...

Azit Nexin vận dụng hình thức tương phản, đối lập này để làm phơi lộ mâu thuẫn hài kich, bóc trần bản chất thật bên trong của đối tượng bị phê phán bằng tiếng cười. Truyện ngắn Di chúc của chó được xây dựng trên cơ sở kết cấu tương phản, đối lập giữa một bên là đức tính hào phóng, thiện tâm, trung thực của một con chó (di chúc để lại tài sản quý báu cho cả quan tòa) và tình thương của ông chủ nó (tổ chức đám tang nó như đám tang của con người) với bản chất tham lam, giả dối của quan tòa. Ngay trong bản thân nhân vật quan toà cũng có sự tương phản, đối lập giữa lời nói, thái độ, cảm xúc ở đầu và cuối tác phẩm. Thực chất, quan toà không bằng một con chó. Đó là ý nghĩa phê phán, đả kích cay độc toát lên từ hình thức tương phản, đối lập này... Sự đối lập giữa ông lão già nua, ốm yếu, vô tư với một thiếu phụ xinh đẹp, đầy sức sống, giàu sang nhưng ích kỷ, tàn nhẫn, mưu mô là cơ sở cốt truyện gây nên tiếng cười trong truyện Người mẹ và ba thiên thần

nhỏ. Hạt nhân của kết cấu cốt truyện trong Người bị trói vào côt đèn là sự

tương phản, đối lập giữa thái độ đói xử của cảnh sất Thổ Nhĩ Kỳ với thái độ đối xử của cảnh sát Anh.

Azit Nexin xây dựng kết cấu đối lập, tương phản trong chính mỗi nhân vật về hành động, tâm lý, ngôn ngữ qua một mốc thời gian, một sự kiện đặc biệt nào đấy. Nhờ mốc thời gian, sự kiện đặc biệt này, nhân vật có điều kiện thay đổi, bộc lộ bản chất đích thực của mình. ở đây, hành động, tâm lý, ngôn ngữ nhân vật được kết hợp chặt chẽ với nhau. Tâm lý nhân vật được thể hiện qua hành động, ngôn ngữ và hành động của nhân vật là biểu hiện sinh động, cụ thể của tâm lý nhân vật. Sự đối lập của chúng giữa trước và sau một mốc sự kiện đặc biệt nào đấy mang tính bất ngờ làm bật lên tiếng cười trào phúng sâu sắc. Trong truyện Vợ

chồng [2; 1173], hai người đang ngồi nói chuyện với nhau vui vẻ, bổng

nhiên xẩy ra xung đột, do cô vợ tưởng tượng ra cảnh " nếu em chết anh có đi lấy vợ khác không?". Một câu hỏi bất ngờ khiến người chồng khó

trả lời, từ đó hai người hiểu nhầm nhau, nghĩ xấu về nhau, người vợ lấn át và áp đảo người chồng, bắt người chồng trả lời theo ý của mình. Nhưng nếu trả lời theo ý vợ, người vợ lại buộc tội chồng phản bội. Cuối cùng người chồng bị dồn vào tình thế khó xử không biết nên trả lời ra sao cho vừa ý vợ. Sau đó là một nỗi buồn chán, bực bội vô hạn xâm chiếm tâm hồn của cả ai người. Azit Nexin để cho diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật trong sự đối lập gay gắt, tự bộc lộ bản chất ích kỷ, ích kỷ ngay trong sự tưởng tượng hảo huyền, ích kỷ với những người ruột thịt thương yêu, thân thiết nhất của mình. Sự tương phản găy gắt giữa thực tế và mộng tưởng, giữa hoàn cảnh khách quan và diễn biến chủ quan tâm lý nhân vật làm tăng cường kịch tính cho truyện, góp phần đẩy tình huống trào phúng tới đỉnh điểm, làm bật ra tiếng cười mỉa mai, chế diễu.

Trong Mặt nạ, Sekhop cũng đã xây dựng kết cấu đối lập, tuơng phản giữa bản chất bên trong và hiện tượng bên ngoài của cả một đám đông trí thức rởm đời trong cuộc dạ hội khiêu vũ trá hình với mục đích từ thiện. Bề ngoài, các vị này luôn tỏ ra rất “trí thức”, nghiêm túc, tụ lại ngồi quanh một chiếc bàn lớn trong phòng đọc sách, “chúi mặt, chúi mũi vào mấy tờ báo mà đọc”, mà “tư duy”. Một kẻ bưởng bỉnh xuất hiên, xúc phạm, làm nhục các vị, vị nào cũng đầy lòng tự trọng, giận chín cả mặt, hò hét ra oai, quát tháo om sòm. Nhưng khi biết kẻ phát bỉểu là nhà triệu phú, tất cả các vị “trí thức” ngẩn người nhìn nhau, mặt tái mét... không dám hé răng nói nửa lời, lặng lẽ, rón rén bước ra khỏi phòng.

Nhiều truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan cũng được xây dựng theo kết cấu đối lập, tương phản. Nhân vật cụ Chánh Bá trong truyện Cụ Chánh Bá mất giầy tỏ ra rất liêm khiết, chúa ghét thói gian xảo, nhưng thực chất là một kẻ lưu manh, bày ra trò mất giầy để kiếm giầy mới.

3.5. Cường điệu, phóng đại

Phóng đại, cường điệu đều là biện pháp tu từ "dùng từ ngữ hay cách diễn đạt để nhân lên gấp nhiều lần những thuộc tính nhằm mục đích làm nổi bật bản chất của đối tượng cần miêu tả, gây ấn tượng mạnh mẽ [62-146]. Trong nghệ thuật trào phúng thủ pháp cường điệu phóng đại là biện pháp phổ biến, hai thủ pháp này được tác giả Azit Nexin sử dụng khá nhiều nhằm mục đích gây cười.

Bàn về nghệ thuật trào phúng Nguyễn Công Hoan, Lê Thị Đức Hạnh viết: "...Thủ pháp gây cười của nhà văn rất phong phú, nhưng chủ yếu là cường điệu, phóng đại mà Nguyễn Công Hoan gọi là "nói quá lên một tý" làm cho nhân vật, sự việc trở nên lố bịch, kỳ quặc và ông thường dẫn dắt câu chuyện bất ngờ và đột ngột" [64; 143-144].Trong truyện ngắn của Azit Nexin, thủ pháp này được sử dụng khá nhiều nhằm làm nổi bật các dạng mâu thuẩn để tạo tiếng cười. Đối tượng mà Azit Nexin cường điệu phóng đại, thổi phồng lên để cười nhạo thường là những cái xấu cái vô nghĩa trong đời sống xã hội.

Đọc truyện của Azit Nexin ta thấy ông thường sử dụng thủ pháp nghệ thuật cường điệu, phóng đại như một thủ pháp chính để gây cười. Trong truyện ngắn của ông đã sử dụng phóng đại, cường điệu để tăng cấp xung đột, đẩy trào phúng phát triển đến đỉnh điểm đến cao trào. Các chi tiết, nhân vật, sự cố được cường điệu mà vẫn hợp lý, được phóng đại mà vẫn rất chân thực.

Trong truyện Ngựa người và người ngựa của nhà văn Nguyễn Công Hoan, tác giả tạo dựng bi hài kịch của anh phu xe đồng thời dẫn dắt các tình tiết nhằm phóng đại xung đột đó lên theo lối tăng cấp, dù những ngày giá lạnh tết đến nhưng anh phu xe rất hăng say làm việc anh muốn kiếm thêm thu nhập cho gia đình để về ăn tết, nhưng chờ mãi không có khách. Cuối cùng cũng có khách nhưng người khách lúc này là một cô gái "ăn

sương" đã thế cô bắt anh chạy hết giờ này sang giờ khác và còn vay anh hai hào để mua hạt dưa và thuốc lá. Đến mười hai giờ đêm vì không có tiền trả cô định gắn khăn áo và đồng hồ cho anh phu xe. Cô chờ đến hai giờ sáng vẫn không có một người khách làng chơi nào, lúc này cô có ý định gắn thân mình cho anh phu xe. Anh đã van, xin và phải cố kéo cô về nhà với một hy vọng có cái gì để lấy "còn hơn về không" cuối cùng cô gái đã chạy thoát, anh không những mất năm tiếng đồng hồ kéo cô ta giữa những ngày giá rét mà còn mất luôn sáu hào tiền công và hai hào cho cô ta vay.

Thủ pháp này chiếm một phần rất lớn trong nhiều truyện của Azit Nexin. Như Cho một tách trà đặc nhé, Món quà giá trị, Chiếc chìa khóa,

Xót tiền dân, Mẫu cước từ chiếc bàn chải đánh răng, Máy diễn thuyết, Phụ

tùng thời đại văn minh ... Trong truyện Cho một tách trà đặc nhé [2; 768],

nhân vật "tôi" vốn dĩ là một anh nghiện uống trà. Trước khi đi công tác, anh ta không quên pha cho mình một tách trà thật đặc để uống cho đỡ thèm. Không ngờ cái món nghiện này đã làm anh khổ sở và đeo đuổi anh suốt cả cuộc đời. Nhiều người biết anh nghiện trà, nhiệt tình mời mọc, chiêu đãi. Bắt đầu ra khỏi nhà là có người mời uống trà, vì thèm và nể nên anh không thể từ chối lời mời, uống xong chưa được bao lâu lại gặp ngay mấy người khác mời. Cứ thế, cuối cùng phải tè ra cả quần ngây trước hành lang khách sạn, nhưng miệng lại vẫn gọi: “Này con, mang cho ta một cốc trà, thật đặc vào” [2; 780]. Tiếng cười bật ra là bài học đắt giá cho những ai sống theo lối nghiện nghập, dẫn đến lí trí không thắng nổi bản thân.Tuy nhiên chuyện uống trà là một chuyện hết sức bình dị và cũng là một nét đẹp truyền thống của đất nước con người Thổ Nhĩ Kỳ nhưng vấn đề Azit Nexin đặt ra ở đây thông qua tách trà mà nói đến chuyện không làm chủ được bản thân khi đã sa vào con đường nghiện ngập. Thủ pháp phóng đại kết hợp với cách kết thúc bất ngờ làm bật ra tiếng cười trào phúng thâm thúy sâu sắc, giúp người đọc nhận rõ bản chất đích thực của đối tượng bị phê phán.

Nhờ thủ pháp cường điệu phóng đại mà mọi chi tiết, tình tiết được tác giả sắp xếp, dẫn dắt theo một mạch kể hợp lô rích. Tất cả đều tham gia vào việc tăng cấp xung đột trào phúng để cuối cùng bộc lộ xung đột ấy một cách đột ngột, bất ngờ. Khi quan tòa trong Di chúc của chó [2; 8] thay đổi ý kiến, tiếng cười bật ra, phê phán thói tham lam ích kỷ của quan tòa, đang lẽ quan tòa là nơi cầm cân nảy mục, là thước đo công lý nhưng với bản chất tham lam đã đánh mất lương tâm nghề nghiệp, đánh mất lòng tin của nhân dân.

Những chi tiết nghệ thuật này được phóng đại tới mức phi sự thật nhiều lần song độc giả vẫn chấp nhận và thấy thú vị với những gì thổi phồng méo mó ấy. Nhờ có thủ phấp nghệ thuật cường điệu phóng đại mà độc giả rất dễ ấn tượng về nhân vật.

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong truyện ngắn trào phúng của azit nexin luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w