Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá

Một phần của tài liệu Thủ pháp ẩn dụ trong thơ ca dân gian nghệ tĩnh (Trang 82 - 85)

Trong những năm gần đây, chúng ta đã nhận thức đợc văn hoá có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội; nó vừa là động lực, vừa là hệ điều chỉnh cho sự phát triển kinh tế - xã hội, có vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết xã hội. Do đó, bộ môn văn hoá học ra đời với đối tợng nghiên cứu là văn hoá. Ngôn ngữ - văn hoá học là một bộ phận mang tính tổng hợp, liên ngành của khoa học nghiên cứu về văn hoá và ngôn ngữ. Mục tiêu cơ bản của bộ môn này là khảo sát mối quan hệ qua lại, tơng tác giữa văn hoá và ngôn ngữ trong quá trình phát triển và hành chức của ngôn ngữ, lí giải mối quan hệ đó một cách hệ thống. Việc làm sáng tỏ mối quan hệ xen lồng, đan chéo giữa văn hoá và ngôn ngữ trong quá trình phát triển và hành chức của ngôn ngữ, trong đó ngôn ngữ không chỉ là thành tố hàng đầu của văn hoá, mà còn là phơng tiện để lu giữ và chuyển tải văn hoá, là nhân tố có giá trị sâu sắc. Nhận thức đợc cái tâm thức biểu hiện rõ trong tâm lí và trí tuệ con ngời sẽ giúp ta lí giải đợc những hiện tợng cụ thể trong cách hành xử, thái độ của con ngời trong các hoạt động xã hội nh lao động sản xuất, các nghi thức trong lễ hội... Mặt khác, những phát hiện về văn hoá sẽ củng cố thêm cho nhận định về qui luật phát triển của tự nhiên và xã hội loài ngời mà triết học đã phát hiện.

Nếu hiểu văn hoá là tất cả những gì do con ngời sáng tạo ra trong quá trình ứng xử với tự nhiên, với xã hội thì mọi cái liên quan đến con ngời đều có mặt văn hóa của nó. Vì thế, ngày nay chúng ta có đến hàng trăm định nghĩa về văn hoá. Trong khoa học nhân văn không có một khái niệm nào mơ hồ nh khái niệm văn hoá. Văn hoá đã cùng tồn tại với quá trình phát triển của xã hội loài ngời nhng bộ môn văn hoá học mới xuất hiện cuối thế kỉ XIX với nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau. ở Việt Nam bộ môn văn hoá học mới đợc hình thành trong mấy năm gần đây.

Từ văn hoá có nhiều nghĩa, đợc dùng để chỉ nhng khái niệm có nội hàm khác nhau. Trong tiếng Việt, văn hóa có khi đợc dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hoá), lối sống (nếp sống văn hoá), theo nghĩa chuyên biệt chỉ trình độ văn minh của một giai đoạn (văn hoá Đông Sơn). Đề cơng văn

hóa Việt Nam của Đảng 1993 xếp văn hoá bên cạnh kinh tế, chính trị và xem nó bao gồm cả t tởng, học thuật (khoa học - giáo dục) và nghệ thuật.

Theo GS. Phan Ngọc, văn hoá là một quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tợng và thế giới thực tại. Trong đó những nét riêng về thế giới tinh thần, vật chất, trí tuệ, tâm hồn, tình cảm và cảm xúc chi phối hệ thống các giá trị đời sống, phong tục, tập quán, tín ngỡng... của một cộng đồng đợc thể hiện. Từ ph- ơng thức ẩn dụ trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh, các giá trị văn hoá đợc hiện thực hoá. Các thành tố văn hoá trở thành một bộ phận cấu thành nội dung và hình thức tác phẩm thơ ca dân gian. Nhờ văn hoá mà con ngời tự thể hiện, tự ý thức đợc bản thân và vợt lên bản thân để thích ứng với hoàn cảnh.

Ngôn ngữ là một bộ phận nằm trong hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngời sáng tạo và tích luỹ. Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu nhng cũng là một thành tố văn hoá. Văn hoá bao hàm ngôn ngữ nhng ngôn ngữ lại là một phơng tiện tác động tích cực đối với quá trình hình thành và phát triển của một nền văn hoá, vì ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của t tởng. Chính ngôn ngữ cùng với lao động là những tiền đề giúp con ngời cải tạo thế giới và cải tạo chính bản thân mình. Ngôn ngữ là phơng tiện để con ngời nhận thức và mô hình hoá thế giới khách quan, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn và sáng tạo những mô hình, phơng thức tồn tại mới.

Khi xem xét những yếu tố bên trong và những yếu tố bên ngoài của ngôn ngữ, F.de Saussure khẳng định: hai thứ lịch sử (lịch sử của một ngôn ngữ với

lịch sử của một chủng tộc hay một nền văn minh) xen lẫn vào nhau và có những mối quan hệ qua lại với nhau; phong tục của một dân tộc có tác động đến ngôn ngữ, và mặt khác, trong một chừng mực khá quan trọng, chính ngôn ngữ làm nên dân tộc [66, tr. 186].

Trong ý nghĩa của từ có bản sắc văn hoá của từng dân tộc, vấn đề này cũng đợc GS. Đỗ Hữu Châu khẳng định: Từ và ngôn ngữ nói chung không chỉ là

những đơn vị của một hệ thống. Nó sinh ra để đợc sử dụng bởi cá nhân trong xã hội. Sự gắn bó lặp đi lặp lại của từ với các sự vật mà chúng biểu thị với thói quen, với nếp sống, với tầng lớp xã hội, với nghề nghiệp... của những ngời đợc

sử dụng... có thể chuyển đợc tình cảm, thái độ, những liên tởng có nguồn gốc ở bên ngoài thành ý nghiã liên hội cho từ / Dẫn theo Hữu Đạt [21, tr.186].

Nh vậy, một khi ngôn ngữ là ngôn ngữ văn chơng, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá càng rõ nét. Các giá trị văn hoá kết tinh trong nó và khả năng tác động của nó tới môi trờng văn hoá càng to lớn. Văn học là một thành tố của văn hoá, nó không thể tách rời văn hoá; ngợc lại trong văn học lại phản ánh văn hoá, chứa đựng, ghi chép văn hoá nhờ phơng tiện ngôn ngữ. Khi ngôn ngữ hoá thân vào văn học nghệ thuật, nó vợt qua chức năng định danh thông thờng để tái hiện nên hình ảnh của cuộc sống hiện thực. Cái đợc biểu đạt trong tác phẩm là cuộc đời, là thân phận, diện mạo, sinh hoạt... của cá nhân và của cả cộng đồng trong những không - thời gian lịch sử xác định.

Đối với văn học dân gian thì mối liên hệ giữa ngôn ngữ, văn hoá và văn học càng trực tiếp hơn bởi văn học dân gian hình thành và phát triển từ trong lao động. Thơ ca ra đời từ rất sớm. Con ngời từ thuở sơ sinh đã có xu hớng đi tìm sự hài hoà trong muôn vật, trong sự sống. Nếu lao động là biểu hiện đầu tiên của con ngời để làm chủ thiên nhiên thì văn hoá nghệ thuật bắt nguồn từ lao động, là những biểu hiện đầu tiên của con ngời để chống lại sự hỗn mang nguyên thuỷ, xác lập trật tự và hài hoà cần thiết cho cuộc sống. Nói tới văn hóa trớc tiên phải nói tới con ngời. Con ngời luôn tồn tại với t cách vừa là chủ thể, vừa là đối tợng. Với t cách là chủ thể, con ngời thực hiện sự phát triển của xã hội mà trớc hết là sự phát triển lực lợng sản xuất. Với t cách là đối tợng, con ngời hởng thụ sự phát triển đó. Văn học của quốc gia nào cũng thể hiện con ngời, thiên nhiên, ngôn ngữ, bản sắc văn hoá của quốc gia ấy cũng nh mỗi vùng miền, vùng miền nào cũng có những con ngời tài giỏi... làm nên diện mạo văn học cho vùng ấy, tạo nên bản sắc riêng không lẫn lộn nhng cũng không tách rời quỹ đạo chung của truyền thống dân tộc. Nghệ Tĩnh cũng là một vùng có nền văn hoá lâu đời, là nơi có một gia tài văn hoá, văn nghệ dân gian vô cùng phong phú. Nó mang sắc thái riêng - sắc thái Nghệ - trong bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Ngôn ngữ của từng vùng trong quốc gia nào cũng thể hiện đợc con ngời, thiên nhiên, tâm t tình cảm, tính cách Các giá trị văn hoá, bản sắc đó thể hiện…

vùng Nghệ Tĩnh chính là thứ ngôn ngữ trầm nặng, trọ trẹ không lẫn đợc với vùng địa phơng nào khác. Qua ẩn dụ tu từ trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh, chúng ta thấy đợc mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá từng vùng nói riêng, từng quốc gia nói chung trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá.

Nh vậy, ngôn ngữ và ngôn ngữ văn học là nơi lu giữ và phản ánh quá trình hình thành diện mạo văn hoá của một cộng đồng. Các đặc trng văn hoá trở thành một tham tố tham gia kiến tạo hình thức ngôn từ trong các văn bản thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh. Thông qua mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, chúng ta thấy đợc dấu ấn Nghệ Tĩnh qua ẩn du tu từ trong thơ ca dân gian.

Một phần của tài liệu Thủ pháp ẩn dụ trong thơ ca dân gian nghệ tĩnh (Trang 82 - 85)