Thơ dân gian hay thơ ca dân gian là những bài hát có vần, có nhịp điệu đ- ợc sáng tạo nên bởi quần chúng lao động. Trong cuốn Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên (1995) định nghĩa: Thơ là một thể loại văn học nảy sinh rất
sớm trong đời sống con ngời, những bài hát trong lao động của ngời nguyên thuỷ, những lời cầu nguyện nói lên những mong ớc tốt lành cho mùa màng và trong đời sống, các bài niệm chú có thể đợc xem là những hình thức đầu tiên của thơ ca. Phải nói rằng thơ chỉ thực sự hình thành khi con ngời có nhu cầu tự biểu hiện. Khi nói đến thơ ca theo quan niệm thông thờng thì thuật ngữ này hàm nghĩa cho cả các thể loại tự sự và trữ tình [ tr.165]. Theo định nghĩa trên
đây thì mọi thể loại văn vần dân gian đều đợc coi là thơ.
Thơ ca dân gian đợc sáng tác bởi tập thể nhân dân lao động. Có thể lúc đầu là sáng tác của một cá nhân nào đó trong một hoàn cảnh, một tâm sự, nỗi niềm. Rồi tác phẩm đó đợc nhân dân lu truyền, gìn giữ, sửa chữa, thể hiện khi nó phù hợp với tâm t, tình cảm, nguyện vọng, xúc cảm thẩm mĩ của họ. Nhân vật trữ tình trong thơ ca dân gian là những con ngời bình dị, ngời dân lao động, nông dân... Chính qua cách nhìn, suy nghĩ, qua sự rung động của trái tim họ, cuộc sống đợc phản ánh một cách thật chân thật và đa dạng. Những suy nghĩ và tình cảm ấy tạo ra nội dung cơ bản của thơ ca dân gian... Có thể nói, thơ ca trữ tình dân gian mang tính tập thể, tính nhân dân sâu sắc nhất. Tất cả những t tởng, tình cảm đợc biểu đạt trong thơ ca dân gian không trừu tợng, khô khan mà bằng ph- ơng thức nghệ thuật sinh động, cụ thể để nói lên nhận thức, tâm trạng... Chúng ta có thể tìm thấy ở thơ ca dân gian một mảnh tâm hồn, cảm xúc của mình trong đó.
Các tác giả Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức(2003) khi bàn về hình thức và thể loại, gọi thơ ca dân gian là thơ ca cổ truyền Việt Nam. Theo các tác giả, thơ ca cổ truyền Việt Nam bao gồm các loại sau đây: 1/ Các thể văn vần dân gian nh tục ngữ, câu đố, ca dao, dân ca, vè và đó là các thể thơ ca gốc; 2/ Các thể thơ ca cổ truyền áp dụng vào các dàn nhạc nh dàn nhạc giáo phờng, dàn nhạc cung đình, dàn nhạc sân khấu(ví dụ dàn nhạc chèo, dàn nhạc tuồng...); 3/ Các thể thơ ca cổ truyền áp dụng vào văn học viết trong các thể nh văn, ngâm khúc, truyện thơ, sử ca. Nhìn chung, các loại đều giống nhau vì thật ra hai loại dới đều bắt nguồn từ loại thứ nhất là loại các thể gốc [tr. 203].
Theo các quan niệm trên đây, thơ ca dân gian bao gồm tất cả các thể loại văn vần dân gian từ tục ngữ, câu đố đến ca dao. Trong thực tế có những câu đố, những câu tục ngữ có hình thức của một câu thơ lục bát. Nhng về cơ bản, tục ngữ, câu đố là những câu nói có vần; chức năng chủ yếu của chúng là chức năng nhận thức.
Do vậy, khác với những quan niệm trên, khi phân định ranh giới các thể loại văn học dân gian Việt Nam, các tác giả Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam (Nxb Giáo dục, H. 2000) đã phân ra bốn loại lớn: 1/ Lời ăn tiếng nói của nhân dân: tục ngữ, câu đố; 2/ Các thể loại tự sự dân gian: cổ tích, ngụ ngôn, truyện cời, vè; 3/ Các thể loại trữ tình dân gian: ca dao, dân ca, các câu hò lao động, các bài hát lễ nghi; 4/ Sân khấu dân gian: chèo sân đình. Cách phân loại này hợp lí hơn vì nó phân biệt đợc các thể loại thơ ca dân gian với các thể loại khác nh tục ngữ, câu đố, vè, các loại hình sân khấu...
Nguyễn Xuân Kính trong Thi pháp ca dao cũng đồng tình với cách phân loại trên và ta thấy ca dao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian: Ca dao là những sáng tác văn chơng đợc phổ biến rộng rãi, đợc lu truyền
qua nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách. Ca dao đã trở thành một thuật ngữ dể chỉ một thể thơ dân gian [40,tr. 56].
Ngoài ca dao, các thể loại nh hát ví, hát phờng vải, hát giặm, vè... đều là thơ ca dân gian. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu về thủ pháp ẩn dụ trong ba thể loại: hát ví, hát giặm, đặc biệt là ca dao Nghệ Tĩnh trong kho tàng thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh.