Ẩn dụ nhân hóa

Một phần của tài liệu Thủ pháp ẩn dụ trong thơ ca dân gian nghệ tĩnh (Trang 40 - 45)

Theo Hữu Đạt, ẩn dụ nhân hoá là kiểu ẩn dụ đợc xây dựng dựa trên mối

quan hệ giữa ngời và vật. Cụ thể đó là phép ẩn dụ đợc hình thành trên cơ chế chuyển nghĩa giữa trờng về con ngời và trờng về sự vật [21, tr.305].

ẩn dụ nhân hoá hình thành trên cơ chế chuyển nghĩa về con ngời và trờng về sự vật gồm hai khía cạnh có quan hệ biện chứng:

a/ Nhân hoá sự vật, đồ vật (gán cho sự vật, đồ vật những ý nghĩ, hành động nh con ngời).

b/ Vật hoá ngời (gán cho con ngời những cái giống nh sự vật, đồ vật).

Cũng nh trong thơ ca dân gian ngời Việt nói chung, ẩn dụ nhân hoá xuất hiện nhiều trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh, đặc biệt là ca dao. Các con vật gần gũi với đời sống hàng ngày của ngời nông dân Nghệ Tĩnh nh con trùn (giun), con cú, con kiến, con chó, con mèo, con vạc, cu cu (bồ câu), chàng làng, phợng hoàng..., các đồ vật quen thuộc nh kiềng sắt, nồi đồng, cột tre, rơm, rạ, trầm h- ơng..., các loại cây nh cây mơ, mận đào, trúc, mai, cam, quýt, chanh, bởi, cởi (tầm gửi)... đều đi vào ca dao thành những ẩn dụ nhân hoá.

Chẳng hạn, trong thơ ca, khi Xuân Quỳnh viết:

(1) Những ngày không gặp nhau,

Biển bạc đầu thơng nhớ. Những ngày không gặp nhau, Lòng thuyền đau rạn vỡ.

Tác giả Xuân Quỳnh đã lựa chọn hình ảnh ngôn từ rất riêng “thuyền” và “biển” để thể hiện ý thơ, nó còn thể hiện cách cảm nhận và phản ánh thực tại khách quan, bộc lộ tâm hồn nhà thơ, “thuyền nhớ, biển đau”. Hay Lu Trọng L lại thể hiện một cách cảm thụ khá đặc biệt là “thuyền yêu”, “bến sầu”:

(2) Thuyền yêu không ghé bến sầu,

Nh đêm thiếu phụ bên lầu không trăng.

(Một mùa đông)

Cũng hình ảnh đó, trong ca dao lại thể hiện một phong cách hớng tới cái khái quát, cái chung, toàn vẹn, phù hợp với mĩ học của sáng tác dân gian:

(3) Bây giờ sóng lặng nớc trong,

Thuyền đà cập bến mặc dòng nớc trôi.

(4) Thuyền ai lơ lửng trên sông,

Có lòng đợi khách hay không hỡi thuyền.

(Ca dao)

Nếu nh trong thơ ca, ca dao ngời Việt dùng cặp hình ảnh thuyền - bến trong từng ngữ cảnh cụ thể thì trong ca dao Nghệ Tĩnh cũng sử dụng hình ảnh ấy nhng lại chập đôi trong một bài ca dao tạo thành một ẩn dụ nhân hoá độc đáo.

(5) Trúc dặn dò mai, bến dặn dò thuyền,

Nghe ai quyến rũ bỏ lời nguyền của anh. Bến dặn dò thuyền, trúc dặn dò mai, Nghe ai quyến rũ không vãng lai chốn này.

(KTCDXN, tập1, tr. 429) Trong (1), (2), (3), (4), thuyền, bến, biển ở ngoài văn cảnh đợc hiểu theo nghĩa: vật thể trong không gian, gần gũi, gắn bó với cuộc sống của ngời lao động. Nhng khi đi vào cấu trúc thơ ca nó đã mang tính hình thể với sắc thái ngữ nghĩa khác hẳn, tinh tế và đa dạng, mới lạ mà vẫn giữ đợc tính xác định của thói quen ngữ cảm. Đây chính là hình ảnh ẩn dụ.

ở (5) cũng vậy, hai cặp trúc mai– , thuyền bến– không còn đợc hiểu nh là những vật thể trong không gian nữa mà đợc sử dụng trong cùng một ngữ cảnh để bổ sung cho nhau: trúc và thuyền là hình ảnh con trai, còn mai và bến là hình

ảnh con gái. Và khi đi vào ca dao nghệ thuật, các cặp hình ảnh đó cũng trách móc, oán hờn nh chính con ngời vậy. ở đây, tình cảnh và tâm sự của chàng trai thật đau đớn và tội nghiệp. Sự kết hợp các cặp hình ảnh và sự láy lại cho ta thấy lời trách móc của chàng trai vì nỗi ngời yêu phụ bạc lời nguyền ớc thật là ai oán.

Thể hiện tính cách, tình cảm của con ngời xứ Nghệ rõ ràng và đầy đủ là bộ phận ca dao về tình yêu đôi lứa, về hôn nhân và gia đình. Trong đề tài tình yêu nam nữ, ta thấy mọi cung bậc của tình yêu đợc thể hiện thông qua phơng thức ẩn dụ tu từ. ẩn dụ là nhu cầu tự thân của ca dao; ở đây ta bắt gặp những lời ớm hỏi tình tứ những câu trao duyên tế nhị, những lời xe kết thiết tha, những nỗi muộn phiền tủi nhục, những số phận cay đắng, những cuộc tình trái ngang do nhiều nguyên nhân nh bị ép buộc, nghèo, dở dang... Tất cả các cung bậc tình cảm, các trạng thái nhớ thơng, chờ đợi, nôn nao, khắc khoải nhng cũng hết sức lành mạnh, trong sáng của ngời Nghệ Tĩnh đợc thể hiện khá rõ ràng.

(6) Chăn kia nửa đắp nửa hờ,

Gối kia nửa đợi nửa chờ duyên em.

ở (6), chăn gối cũng biết đợi chờ, nhớ nhung hẹn ớc nh con ngời vậy. Chăn gối là những đồ vật hết sức gần gũi với con ngời nhng ở đây chăn là nửa

đắp nửa hờ còn gối là nửa đợi nửa chờ thể hiện trạng thái, tâm trạng của con ng-

ời. ẩn dụ chăn gối nửa đợi nửa chờ chính là tâm trạng của chàng trai đang yêu khao khát chờ đợi tình yêu đợc đền đáp. Tình yêu của chàng trai hết sức mãnh liệt, khắc khoải nhng cũng tràn đầy niềm tin hi vọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(7) Mận nhớ đào đứng ngồi say tỉnh,

Đào nhớ mận những ngóng cùng trông. Muốn cho đào mận vợ chồng, Đào yêu mận nhớ não nùng thơng thay.

(KTCD XN, tập 1, tr. 329)

Nhớ, đứng, ngồi, say, tỉnh, ngóng cùng trông, yêu, nhớ não nùng... là

những biểu hiện các cung bậc cảm xúc của trai gái yêu nhau. Mận, đào là hai loài cây, hai thứ hoa của mùa xuân- mùa tơi mới nhất, mùa của lễ hội, mùa của

trai gái lứa đôi dập dìu. Do đó, ca dao ngời Việt đã dùng ẩn dụ mận hỏi đào về

vờn hồng- một cách tỏ tình của ngời con trai với ngời con gái rất ý nhị, tình tứ và

sâu sắc. Tác giả dân gian Nghệ Tĩnh cũng dùng cặp mận - đào làm ẩn dụ về tình yêu trai gái nhng cách tổ chức ẩn dụ có những nét khác biệt. Nếu trong ca dao ngời Việt, ẩn dụ mận - đào là lời tỏ tình của chàng trai với cô gái thì trong ca dao Nghệ Tĩnh, mận - đào thể hiện một cung bậc khác của tình yêu, đó là nỗi nhớ khắc khoải, cháy bỏng của ngời con trai và ngời con gái khi xa cách nhau trong tình yêu. Sự tơng quan bình thờng giữa nghĩa trực tiếp và nghĩa bóng không còn nữa. Nghĩa bóng đã sống đợc cuộc sống tự thân sau khi đã vợt lên trên nghĩa đen. Trạng thái đứng ngồi say tỉnh của chàng trai (mận) với sự ngóng trông của ngời con gái (đào) qua ẩn dụ nhân hoá mận- đào nhớ nhau chứng tỏ điều đó.

(8) Mận chào tùng, cúc, liễu, mai,

Mận chào đào thắm một vài ba câu.

(Hát phờng vải)

ẩn dụ nhân hoá trên cho thấy ngời con trai (mận) có lời chào chung mọi ngời (tùng, cúc, liễu, mai) và có lời chào riêng đối với ngời yêu quí của mình (đào thắm). Bên cạnh mận - đào còn có tùng, cúc, liễu, mai đợc nhân hoá làm cho chúng có tâm hồn và trở nên sống động, thể hiện không gian giao tiếp của trai gái, bình dị nhng tinh tế, tự nhiên nhng hết sức đằm thắm.

Nếu trong ca dao ngời Việt, tình yêu đợc thể hiện bằng ẩn dụ vờn hồng thì trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh là vờn xuân. Vờn xuân cùng với gió xuân và

cành xuân đợc thổi sinh khí, đợc thổi hồn ngời trở nên sinh động, từ đó chúng có

thể diễn tả đời sống tinh thần của nhân dân lao động Nghệ Tĩnh, của tuổi trẻ, của những khát vọng yêu đơng.

(9) Mấy khi khách tới vờn xuân,

Gió xuân mở cửa cành xuân dẫn đờng.

(Hát phờng vải)

Bên cạnh các sự vật, các con vật gần gũi gắn liền với đời sống nông nghiệp nh cu cu (cu gáy), chiềng làng, cóc, dế, trùn... cho đến những con vật gắn

bó với đời sống tinh thần của ngời Việt nh ong bớm, rồng, phợng hoàng, rùa... đều thành những ẩn dụ nhân hoá trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh. Đó là ẩn dụ “rồng gặp mây”, “cá bạc đến chơi sông vàng”, “bớm nhắn”, “dế khóc”, “chiềng làng than thở”... Chẳng hạn:

(10) Vừa khi thong thả mát trời,

Nghe tin bớm nhắn vội dời gót chân.

(Hát phơng vải)

Trong ca dao Nghệ Tĩnh, chúng ta còn bắt gặp nhiều hình ảnh ngộ nghĩnh nh một con cá bống đi tu trong bài ca dao.

(11) Nực cời con cá bống đi tu,

Con cá thu hắn khóc, con cá lóc hắn cầu.

(KTCDXN, tập 1, tr. 60) Cá bống, cá thu, cá lóc trong bài ca dao trên cũng có tình cảm nh con ng- ời. Vì một cô gái đi tu mà các chàng trai phải ngẩn ngơ, đau buồn, phải rơi vào tình trạng sầu khổ. Cách tổ chức ẩn dụ này còn cho thấy màu sắc của phơng ngữ Nghệ Tĩnh. Trong các câu nói, ngời Nghệ Tĩnh thờng lặp lại đối tợng (chủ thể) đợc nói đến theo kiểu Thằng Nam hắn đi nhởi (chơi) rồi. Vậy nên, con cá thu

hắn khóc, con cá lóc hắn cầu có sự lặp lại chủ thể (cá thu, cá lóc) bằng yếu tố hắn- đại từ nhân xng ngôi thứ ba làm cho bài ca dao đang nói về cá mà không

còn là cá nữa, mà là các chàng trai đem lòng yêu cô gái. Cách nói lặp lại chủ thể hàm ý nhấn mạnh nỗi tiếc thơng của các chàng trai trớc tình thế ngời mình yêu đi tu.

Chúng ta còn thấy hình ảnh con cò xuất hiện với dáng vẻ lam lũ, nhọc nhằn- ẩn dụ về ngời nông dân với số phận chua xót, hẩm hiu không kém gì “con cò mà đi ăn đêm” trong ca dao ngời Việt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(12) Con cò lăn lội bờ ao,

Ông chủ trông thấy vác sào nện cho. Con cò sớt mớt co ro,

Vì chúng cơ cực đi mò cái ăn.

Các tác giả dân gian Nghệ Tĩnh cũng có khi dùng ẩn dụ nhân hoá để phê phán nhng thói h tật xấu trong cuộc sống nh thói hợm hĩnh, xem thờng ngời khác. Giữa cái vẻ bên ngoài với bản chất bên trong nhiều khi không ăn khớp với nhau nên cần phải cảnh giác, phải phân biệt, nhận chân sự thật. Từ những con vật, những đồ vật, sự vật quen thuộc, tác giả dân gian Nghệ Tĩnh xây dựng thành những ẩn dụ nhân hoá độc đáo để thực hiện nỗi lòng, tâm t tình cảm, những ý nghĩ, hành động con ngời:

(13) Chàng làng chèo chẹt không làm chi ai,

Cu cu thủ thỉ ăn hết độ(đỗ) khoai nhà ngời.

(KTCDXN, tập 2, tr. 49) (14) Anh nồi đồng hợm mình đắt giá,

Lên mặt khinh nồi đất rẻ tiền.

(KTCDXN, tập 2, tr. 85) (15) Trông trời cho đến tháng mời,

Để cho đĩa thịt ngồi cời mâm xôi.

(KTCDXN, tập 2, tr. 85) (16) Vờn đào bớm dạo ong chơi,

Đôi ta chờ đợi rắp trông vờn đào.

(Hát phờng vải, tr. 48) (17) Hoa thơm thơm lựng thơm lừng,

Dặn con ong kia đừng chơi nhởi, dặn con bớm đừng xôn xao.

(Hát phờng vải, tr. 236) Qua những ví dụ ở trong hát dặm, hát ví, ca dao trên, chúng ta thấy ẩn dụ nhân hóa trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh hết sức đa dạng, độc đáo. Thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh qua ẩn dụ nhân hoá gắn cho con ngời những cái giống nh đồ vật, sự vật (vật hoá con ngời) và gán cho sự vật, đồ vật những ý nghĩ, hành động nh con ngời (nhân hoá sự vật đồ vật) thể hiện tính cách, dáng vẻ, tâm t… , tình cảm và văn hoá của ngời dân Nghệ Tĩnh.

Một phần của tài liệu Thủ pháp ẩn dụ trong thơ ca dân gian nghệ tĩnh (Trang 40 - 45)