Các thể thơ dân gian Nghệ Tĩnh

Một phần của tài liệu Thủ pháp ẩn dụ trong thơ ca dân gian nghệ tĩnh (Trang 33 - 39)

Xứ Nghệ là nơi có một gia tài văn hoá, văn nghệ dân gian hoàn chỉnh và vô cùng phong phú, sự phong phú đó ai cũng thấy rõ. Trong lời nói đầu cuốn Về văn hoá Xứ Nghệ, tác giả Ninh Viết Giao nhận xét: Hình nh trên đất nớc ta có loại hình văn hoá văn nghệ gì, phạm vi đề tài ra sao, nội dung phản ánh những vấn đề gì với mức độ ra sao, bề rộng bề sâu của nó, thì văn hoá, văn nghệ dân gian ở Xứ Nghệ cũng có đầy đủ các loại hình, với bấy nhiêu đề tài, nội dung và mức độ

phản ánh nh vậy. Hơn nữa, nó lại mang một sắc thái riêng- sắc thái Xứ Nghệ - trong tổng thể bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam [27, tr. 9].

Đó chính là tính chất hoàn chỉnh của văn nghệ dân gian Xứ Nghệ. Đối chiếu với các thể loại trữ tình trong kho tàng văn học dân gian ngời Việt, Nghệ Tĩnh cũng có đủ các thể loại thơ ca dân gian nh: thể hò, thể ví, thể giặm, hát ru, hát sắc bùa, hát thờ cúng dân gian, hát đồng dao, hát ca trù, hát xẩm, hát đồng dao và ca dao.

Theo các nhà nghiên cứu dân gian Xứ Nghệ, trong các thể loại trên, thể hò, thể ví, thể giặm là những thể loại gốc, ra đời, phát sinh và phát triển trên đất Nghệ Tĩnh, còn các thể loại khác thuộc họ lai, không chỉ tồn tại riêng ở địa bàn Xứ Nghệ mà thịnh hành ở nhiều vùng khác nhau trong cả nớc.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ lựa chọn các thể loại hát giặm, hát ví và ca dao trong tổng thể thơ ca dân gian Xứ Nghệ. Vì những thể loại lựa chọn này là những thể loại ổn định, có số lợng lời thơ lớn, ít vay mợn phần lời của các thể loại khác; phơng thức tu từ ẩn dụ đợc sử dụng nhiều, với tần số lớn- đặc biệt là ca dao. Đây là những thể loại có lời thơ rất lớn, vừa dùng để hát nhng cũng có thể ngâm hay đọc.

Thể hát giặm là một loại dân ca lao động phát triển thành dân ca sinh hoạt trữ tình. Hát giặm thịnh hành ở các huyện Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kì Anh ở Hà Tĩnh và Đô Lơng, Yên Thành, Diễn Châu ở Nghệ An. Khác với hát giặm Hà Nam vốn là những bài ca tụng thần đợc biểu diễn trong dịp tế lễ đầu xuân, hát giặm Nghệ Tĩnh chủ yếu là những vấn đề hay sự việc phản ánh những nét sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân Nghệ Tĩnh cuối thời phong kiến trung cổ và thời cận đại. Hát giặm Nghệ Tĩnh diễn ra quanh năm, không quy định thời gian cụ thể; hát giặm Nghệ Tĩnh có hát giặm vè và hát giặm nam nữ.

Hát ví thờng là một thể hát phờng vải. Hát phờng vải theo Ninh Viết Giao là một loại hát ví đặc biệt nhất trong gia tài dân ca của vùng Nghệ Tĩnh. Cũng nh các loại dân ca khác, nó là một phơng tiện văn nghệ tự túc của nhân dân Nghệ Tĩnh. Nếu ở Thanh Hoá có hát trống quân, hò sông Mã, ở Hà Bắc có hát quan họ... thì ở Nghệ Tĩnh có hát giặm, hát ví. Hát ví Nghệ Tĩnh trớc khi trở thành những lời giao

duyên giữa đôi bên nam nữ là những lời dân ca lao động gắn liền với nghề nghiệp của các hội, phờng nh ví phờng vải, ví phờng nón, ví phờng vàng, ví phờng củi, ví phờng cấy, ví đò đa, ví phờng đan lới... Nói hát ví là nói chung. Nội dung căn bản của nó mang đậm tính chất trữ tình. Song, nó có khác các loại dân ca khác ở chỗ có sự tham gia của nhà nho. Vì thế mà quy cách trong khi hát, quá trình hát, hình thức hát... có phức tạp hơn.

Có thể nói, tục hát phờng vải, phổ biến nhất, truyền thống nhất, có nền nếp nhất, quy cách nhất, đợc nhân dân các nơi đến hát và nghe hát nhiều nhất, thì phải nói đến Nam Đàn. Bà con Xứ Nghệ đã có câu ca dao:

Thanh Chơng là đất cày bừa, Nam Đàn bông vải hát hò thâu canh.

Đã từ lâu, hát phờng vải đã trở thành một bộ phận thân thuộc trong cuộc sống tinh thần của nhân dân huyện Nam Đàn. Sở dĩ, ở Nam Đàn hát phờng vải phổ biến là vì ở đây dân số đông mà ruộng đồng lại ít... Cho nên, họ luôn luôn phải tự lực sáng tạo ra những hình thức văn nghệ riêng để đáp ứng những nhu cầu tình cảm chính đáng của mình. Ví dụ:

Vì ai cho mõ xa đình,

Hạc xa hơng án cho mình xa ta. Vì ai cho bớm nguôi hoa,

Cho tằm nguôi kén, cho ta nguôi mình.

Vì một lí do nào đó mà họ không đến đợc với nhau, họ đau khổ và oán trách tất cả. Cũng có khi những tình cảm ấy dạt dào, nhuần nhị trong từng chữ, từng lời của những câu hát chung nhng mang những tình ý thực, chất phác, lành mạnh, say sa của những câu:

Một niềm kết tóc xe tơ, Một niềm chỉ đợi chỉ chờ mà thôi.

Hát phờng vải là một loại hát ví đặc biệt nhất ở vùng Nghệ Tĩnh. Chúng ta cần biết đợc cụ thể diễn biến của một cuộc hát phờng vải nh thế nào mới thấy rõ tính chất đặc biệt của nó. Thông thờng một cuộc hát phờng vải phải qua ba chặng. Chặng thứ nhất gồm hát dạo, hát chào mừng và hát hỏi. Chặng này cha

phải là quan trọng nhất. Nội dung câu hát cha thực sự phong phú và sâu sắc. Chặng thứ hai gồm hát đố, hát đối. ở đây, trai gái thử trí thông minh của nhau, tìm hiểu vốn kiến thức của nhau, đây là chặng quan trọng, bởi hát phờng vải là nơi gặp gỡ của nam thanh nữ tú. Chặng thứ ba gồm hát mời, hát xe kết, hay còn gọi là hát tình nghĩa, và hát tiễn là những câu hát lúc ra về. Nam nữ thổ lộ tình cảm chủ yếu là chặng này. Những câu hát có nhiều giá trị nội dung và nghệ thuật:

Ví dụ: (ở chặng thứ nhất: hát dạo, hát chào mừng, hát hỏi):

- Đi qua nghe tiếng em đàn, Lá vàng xanh lại, sen tàn nở hoa.

- Cau non tiện chũm lòng đào, Trầu têm cánh phợng ra chào bạn quen.

- Ngó lên trời bạc mây hồng, Thơng em hỏi thật có chồng hay cha.

Vídụ: (ở chặng thứ hai: hát đố, hát đối):

- Nghe tin anh hay hát, hay hò,

Đố anh đếm đợc cổ cò mấy lông? - Em về đếm cát dới sông, Anh đây sẽ đếm đợc lông con cò.

Hay: - Dàn hoa bể cạn nớc đầy,

Cá vàng hoá bạc, chàng rày đối chi? - Thuyền tình sào ngắn sông sâu, Tàu đồng neo sắt, gái đâu dám chèo.

Ví dụ chặng thứ ba: hát mời, hát xe kết, hát tiễn:

- Mời vào nhấp chén quỳnh tơng,

Kề cà, nhút nhát ngoài đờng làm chi.

Hay: - Cám ơn đào liễu có lòng,

Khoan thai rồi sẽ ung dung trả lời. - May mô may, khéo mô khéo, Cơn(cây) cỏ héo gặp trộ(trận) ma rào.

Mối tình duyên hội ngộ, Liễu với đào ta kháp(gặp) nhau.

- Ai lên nhắn với trăng ngà,

Nhủ trăng khoan lặn, nhủ gà khoan kêu.

Đó chính là thủ tục của hát phờng vải đợc trình bày một cách tóm tắt. Những câu hát đó thể hiện đợc cái sâu thẳm của lòng ngời, mang tính nhân văn cao cả. Bởi thế mà ngời dân Nghệ Tĩnh thích hát phờng vải. Với lời thơ trau chuốt, điêu luyện, giàu giá trị nghệ thuật nên những câu hát phờng vải đợc ngời dân Nghệ Tĩnh a thích, trờng tồn với thời gian.

Ca dao là những sáng tác văn chơng của nhân dân lao động, đợc phổ biến rộng rãi ở một vùng, nhiều vùng hay trong toàn quốc, đợc lu truyền qua nhiều thế hệ. Ca dao xứ Nghệ là những lời dân gian đợc nhân dân Nghệ Tĩnh sáng tạo hoặc tiếp thu từ các thể loại dân ca khác và sáng tạo lại theo hình thức, nội dung, đề tài và mục đích giao tiếp của ca dao sau khi đã tách rời giai điệu âm nhạc và hoàn cảnh diễn xớng của các loại dân ca ban đầu. Ca dao đợc hình thành từ dân ca. Có thể nói ca dao là một bộ phận quan trọng nhất, phong phú nhất trong gia tài dân gian nói chung, ca dao Nghệ Tĩnh nói riêng trong tổng thể ca dao xứ Nghệ.

Ca dao của các vùng là vốn chung của cả nớc. Bởi mỗi con ngời dân Việt Nam, ai cũng tự hào khi nói đến các truyền thống tốt đẹp của tổ quốc, đó là tinh thần yêu nớc, yêu thiên nhiên, đặc biệt là liên tục chống ngoại xâm, đánh thắng kẻ thù... Đặc điểm từng vùng không thể nằm ngoài đặc điểm chung bao quát đó. Nhng mỗi vùng địa phơng với những đặc điểm địa lí, dân c, ngôn ngữ và văn hoá khác nhau nên nó cũng có sắc thái riêng của từng vùng. Bởi vậy, thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh vừa có những nét tơng đồng vừa có những đặc điểm khác biệt so với thơ ca dân gian của những vùng khác. Qua thời gian sàng lọc, cái gu thẩm mĩ của ngời xứ Nghệ đợc hình thành và ca dao đã phản ánh những mặt của đời sống sinh hoạt và tính cách Nghệ.

Trong thể thơ dân gian Nghệ Tĩnh, luận văn chỉ đi sâu tìm hiểu ba thể loại: hát ví, hát giặm và ca dao. Trong ba thể loại đó, chúng tôi sẽ tìm hiểu thủ

pháp ẩn dụ trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh. Qua đó thấy đợc vị trí, vai trò của ẩn dụ tu từ quan trọng trong việc xây dựng hình tợng nghệ thuật. Thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh mang nhiều nét sáng tạo độc đáo trong phơng thức biểu hiện, trong đó có ẩn dụ tu từ. Thủ pháp ẩn dụ trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh trong ba thể loại hát giặm, hát ví, ca dao sẽ đợc luận văn tìm hiểu trong những chơng tiếp theo.

Tiểu kết

Về phạm trù ẩn dụ đã đợc nhiều nhà nghiên cứu từ lâu, và cũng có rất nhiều định nghĩa về ẩn dụ kể cả trong nớc và ngoài nớc. Mỗi định nghĩa đó tùy thuộc vào cách nhìn và góc độ nghiên cứu đối với một phơng diện nào đó trong ẩn dụ. ẩn dụ là một hiện tợng ngôn ngữ, đợc các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu trong các giáo trình phong cách học, lí thuyết tín hiệu học. Kế thừa cách hiểu từ kí hiệu học, ngôn ngữ học, thi pháp học và từ phong cách học, chúng tôi xác lập cho mình một cách tìm hiểu về hiện tợng ngôn ngữ này, đồng thời khảo sát các đặc trng biểu hiện, đặc trng văn hoá của ẩn dụ tu từ trong kho tàng thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh.

Nghệ Tĩnh có một kho tàng thơ ca dân gian phong phú, đa dạng, gồm nhiều thể loại khác nhau nh: tục ngữ, câu đố, truyện cời, vè, hát giặm, hát ví, ca dao, dân ca... Trong kho tàng thơ ca dân gian đó, luận văn chỉ tập trung vào ba thể loại chính: hát giặm, hát ví, ca dao Nghệ Tĩnh làm đối tợng nghiên cứu. Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trớc, luận văn tập trung nghiên cứu thủ pháp ẩn dụ trong thơ ca dân gian xứ Nghệ nhằm chỉ rõ những nét đặc trng về địa lí, ngôn ngữ và bản sắc văn hoá con ngời Nghệ Tĩnh.

Chơng tiếp theo, chúng tôi sẽ phân tích ẩn dụ tu từ trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh gồm cơ chế ẩn dụ trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh, các kiểu ẩn dụ trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh và phơng thức triển khai hình tợng.

Chơng 2

ẩn dụ tu từ trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh 2.1. Dẫn nhập

Một phần của tài liệu Thủ pháp ẩn dụ trong thơ ca dân gian nghệ tĩnh (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w