Tính trí tuệ, uyên bác

Một phần của tài liệu Thủ pháp ẩn dụ trong thơ ca dân gian nghệ tĩnh (Trang 73 - 77)

Bên cạnh cái mộc mạc, giản dị, tính bộc trực thẳng thắn thì ngôn ngữ trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh cũng giàu chất trí tuệ, chữ nghĩa, dùng nhiều cách nói uyên bác, thâm thuý để tạo ẩn dụ đặc sắc. Qua ẩn dụ, tâm hồn con ngời, bản chất con ngời, trí tuệ con ngời Nghệ Tĩnh đợc thể hiện. Đó cũng là nét riêng biệt của thơ ca dân gian Xứ Nghệ. Tính chất trí tuệ, uyên bác thể hiện không nhiều trong phần hát giặm mà chủ yếu ở hát ví (hát phờng vải) và đặc biệt ở ca dao. Có thể hình dung, các sáng tác dân gian Nghệ Tĩnh đôi khi có sự mách nớc của các nhà nho thông qua các hình thức sinh hoạt văn nghệ, bình luận thơ văn, hoặc họ học “lỏm”, nghe “lỏm” và thuộc tự bao giờ... ngày nọ qua ngày kia nó thâm nhập vào tâm can của những con ngời lao động lúc nào không biết, lan rộng từ một ngời, nhóm ngời... và cả vùng Nghệ Tĩnh. ở những bộ phận này, ta gặp những bài thơ dân gian mang tính “trí tuệ” trong cách diễn đạt:

(113) Cơm một ngày ba bữa,

Em không kịp ngồi đòn.

Ghé cái đọi bên lon,

Ăn ba trái cà một miếng. Tiết mùa thu đang lạnh, Tiết mùa hạ nắng nồng,

Em không đợc chút nằm chung, Chút hơi ai nặng nhẹ?

Chút hơi chồng nặng nhẹ.

Hát giặm Nghệ Tĩnh, tập 1,q. hạ, tr. 280) ở (113), giá trị nhận thức nổi trội hơn giá trị biểu cảm. Từ ngữ trong bài hát giặm tái hiện chi tiết và kết luận rằng: ngời vợ lẽ bị ngợc đãi, phải sống kiếp tôi tớ, không đợc sống cuộc sống hạnh phúc gia đình. Trong văn chong bác học, Hồ Xuân Hơng cũng đã từng đề cập đến tình cảnh làm lẽ: Chém cha cái kiếp lấy

chồng chung/ Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng.

Những điều này cũng dễ hiểu vì Nghệ Tĩnh là đất học, đất của những ngời đỗ đạt. Trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh, ta bắt gặp nhiều câu, nhiều bài sử dụng ẩn du tu từ rất tinh tế, độc đáo, thể hiện tính trí tuệ, uyên bác của những ngời nông dân Nghệ Tĩnh, chẳng hạn:

(114) Bao giờ cá gáy (cá chép) hoá rồng,

Đền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xa.

(KTCDXN, tập 1, tr. 450) (115) Yêu nhau chẳng quản đói nghèo,

Chiếu rơm chăn rạ cũng theo anh về.

(KTCDXN, tập1, tr.506)

Cũng có nhiều bài sử dụng ngôn ngữ hết sức tinh tế tạo nên những ẩn dụ đặc sắc không kém gì thơ ca bác học, uyên bác, trí tuệ:

(116) Bóng cam, bóng quýt sau nhà,

Bóng trăng dọi lại, anh tởng là bóng em.

(KTCDXN, tập 1, tr. 240) (117) Con chim phợng hoàng dại lắm không khôn,

Núi Tam Sơn không đậu lại đậu cồn cỏ may.

(118) Đá có rêu bởi vì chng nớc đứng,

Núi bạc đầu là tại sơng sa.

(KTCDXN, tập 1, tr. 318) (119) Trách mình dám trách ai đâu,

Trách con tằm bạc nghĩa bỏ nơng dâu không nhìn.

(KTCDXN, tập 1, tr. 420) (120) Ra về lòng lại dặn lòng,

Chua cam chớ phụ, ngọt bòng chớ ham.

(KTCDXN, tập 1, tr. 420) (121) Đi ngang thấy tấm lụa đào,

Muốn mua mà sợ giá cao nhiều tiền.

(KTCDXN, tập 1, tr. 469) (122) Đi qua ớm hỏi vờn đào,

Vờn xuân trong ấy ai vào hay cha?

(KTCDXN, tập 1, tr. 470) (123) Em về mà lấy chồng đi,

Dao cùn hết thép la đâu mà mài.

(KTCDXN, tập 1, tr. 472) (124) Hay là gặp khách thanh danh,

Mà chê chiếu nát, lều tranh không ngồi.

(KTCDXN, tập 1, tr. 477) (125) Đêm khuya cởi xuống mù chan,

Thiếp đa khăn nhiễu cho chàng che sơng.

(Hát phờng vải, tr. 226) Nội dung những bài ca dao vô cùng sâu sắc nh chắt lọc bao hiểu biết trong thực tiễn cuộc sống ngời nông dân Nghệ Tĩnh:

(126) Khi vui gió núi cũng vui,

Khi buồn nhặt trái sim rơi cũng buồn.

(KTCDXN) (127) Gừng càng già càng cay,

Anh hùng càng cực càng dày nghĩa nhân.

(KTCDXN) (128) ở chi hai dạ ba lòng,

Dạ cam thì ngọt, dạ bòng thì chua.

(KTCDXN)

Có những bài sử dụng “bài toán” hóc búa, điển tích, từ Hán Việt và biện pháp chơi chữ khiến cho lời đối đáp dân gian mang tính trí tuệ, uyên bác.

(129) Ai xô ông Tể, ông Tể Ngã,

Ai lôi ông Phan, ông Phàn Trì? Chàng mà đối đợc thiếp nữ nhi theo về. - Ai đạp ông Cô mà ông Cô Trúc, Ai đơm vua Vũ mà vua Vũ Vơng? Anh mà đối đợc thì nờng tính răng?

(Hát phờng vải, tr. 181) Vũ Vơng sáng lập nhà Chu, Cô Trúc là một vị vua thời Xuân Thu, Tể Ngã, Phàn Trì đều là học trò của Khổng Tử. ở đây, biện pháp chơi chữ đồng âm đợc thực hiện: ngã, trì, trúc, vơng trong Tể Ngã, Phàn Trì, Cô Trúc, Vũ Vơng đồng âm với từ: ngã, trì(níu kéo), trúc, vơng thuần Việt.

Hay ở cách dùng ý thơ của Trung Quốc nhng đọc nghe lời lẽ vẫn mợt mà, uyển chuyển.

(130) Thảnh thơi vui thú tình duyên,

Gió bên chơng liễu, trăng bên ngô đồng.

(Nguyệt đoá ngô đồng thợng, phong lai dơng liễu biên)

Có nhiều bài thơ khi đố thì có tính chất dân gian, nhng khi đáp lại thì uyên thâm, trí tuệ:

(131) Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non? - Trăng ba mơi tuổi trăng già,

(KTCDXN) (132) Hai ngang hai phết chữ chi,

Chàng mà giải đợc thiếp thì theo ngay. - Hai ngang hai phết chữ thất, Thất là mất, mất nớc, mất nhà,

Dân sầu, dân thảm từ ngày Tây qua lại dừ.

Trong thơ ca dân gan Nghệ Tĩnh, một số ẩn dụ tu từ cho chúng ta thấy rõ tình yêu gia đình, quê hơng, anh em, cảnh vật thiên nhiên, tình yêu lứa đôi... đợc xây dựng từ trong chính cuộc sống giản dị, mộc mạc. Qua màu sắc tu từ ẩn dụ, con ngời Nghệ Tĩnh hiện lên rất giàu tình cảm, không ồn ào, hời hợt mà trầm tĩnh, sâu sắc, bền bỉ. Cùng với cái mộc mạc, bộc trực thẳng thắn đó là cái uyên bác, chất trí tuệ trong nhận thức và phản ánh hiện thực trong cuộc sống cũng nh đi vào sáng tác thơ ca dân gian.

Tóm lại, Nghệ Tĩnh là vùng đất có những con ngời chí mạnh tâm hùng, nằm trong cái chung là tính cách dân tộc của Việt Nam. Chính từ vùng đất khô cằn này, những con ngời với tính cách khá mạnh mẽ để thích ứng với thiên nhiên và làm nên vẻ đẹp riêng của vùng miền. Ngoài cái trí tuệ, uyên bác, trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh còn thể hiện ở tính hóm hỉnh, cời đùa... nhng hết sức tinh tế, sâu sắc.

Một phần của tài liệu Thủ pháp ẩn dụ trong thơ ca dân gian nghệ tĩnh (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w