Thực trạng việc quản lýđổi mới PPDH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 66)

Học sinhGiáo viên

2.2.3.Thực trạng việc quản lýđổi mới PPDH

Để đánh giá thực trạng quản lý của ban giám hiệu các trường THCS về đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường, chúng tôi yêu cầu các cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện các nội dung của chức năng quản lý của BGH với nội dung đổi mới phương pháp dạy học trong các trường THCS được khảo sát. Kết quả đánh giá được thể hiện như bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3: Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý đổi mới PPDH của BGH các trường THCS

Nội dung đánh giá Tốt Mức độ thực hiệnTrung bình Không tốt

CBQL GV CBQL GV CBQL GV

Quản lý lập kế họach đổi mới PPDH

24 82 6 30 6 8

Quản lý tổ chức thực hiện đổi mới PPDH

24 75 7 23 5 22

Quản lý kiểm tra đánh giá đổi mới PPDH

24 86 8 25 4 9

Kết quả bảng trên cho thấy:

- Nhìn chung BGH của các trường THCS ở Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện các nội dung của chức năng quản lý trong quản lý đổi mới PPDH trong nhà trường do mình quản lý. Tuy nhiên mức độ thực hiện các nội dung này chưa thật sự tốt. Nội dung Lập kế hoạch quản lý đổi mới PPDH được xếp loại thấp nhất trong các nội dung của chức năng này.

- Đa số các cán bộ quản lý trường học đánh giá việc thực hiện nội dung quản lý đổi mới PPDH ở mức độ tốt, trong khi đó phần lớn giáo viên đánh giá việc thực hiện các nội dung chức năng quản lý của ban giám hiệu chỉ ở mức độ trung bình. Kết quả này cho thấy có sự chưa nhất quán trong đánh giá của giáo viên và của cán bộ quản lý trường học về cùng một vấn đề. Các cán bộ quản lý trường học tự đánh giá, còn giáo viên là người đánh giá thứ hai.

Chúng tôi cho rằng có sự khác biệt về đánh giá trên là do một số lý do như: Thứ nhất: mặc dù cán bộ quản lý trường học có thực hiện đầy đủ các nội dung của chức năng quản lý nhưng quá trình thực hiện các nội dung này chưa theo đúng một quy trình công khai, cụ thể nên nhiều giáo viên không có điều kiện tiếp xúc hoặc không nhận thức rõ ràng về những nội dung mà BGH đã triển khai. Ví dụ: việc quản lý lập kế hoạch đổi mới PPDH của BGH mới dừng lại ở các tổ trưởng chuyên môn, tiếp đó, tổ trưởng chuyên môn giao nhiệm vụ cho từng giáo viên mà không có một kế hoạch cụ thể của tổ bộ môn hoặc của từng giáo viên cụ thể.

Thứ hai: tính hệ thống trong quản lý của BGH có thể chưa được đảm bảo nên việc đổi mới PPDH chưa thật sự rộng khắp mà còn có tính chất của phong trào có tính thời điểm. Điều này cho cảm giác thiếu vắng vai trò quản lý của BGH với đổi mới PPDH của giáo viên. Không ít giáo viên có cảm nhận nhiệm vụ đổi mới PPDH như được khoán cho giáo viên và học sinh thực hiện nhiệm vụ này một cách hình thức.

Để có thêm cơ sở khẳng định về thực trạng quản lý đổi mới PPDH ở các trường THCS chúng tôi tìm hiểu về quy trình quản lý của BGH các trường theo các nội dung: BGH các trường có quy trình ( trình tự các bước tiến hành quản lý đổi mới PPDH ) quản lý không? Các bước của quy trình này là gì? Nội dung cụ thể của từng bước là gì?

- Về quy trình thực hiện quản lý đổi mới PPDH: 100% cán bộ quản lý

nhà trường khẳng định việc quản lý của BGH để đổi mới PPDH trong nhà trường là một quá trình được thực hiện theo các bước mang tính quy trình. Với đánh giá này, ta có thể nhận thấy BGH các trường đã quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo trình tự các bước để đảm bảo nội dung của chức năng quản lý trong quản lý nói chung, quản lý đổi mới PPDH nói riêng.

- Về các bước cụ thể để quản lý đổi mới PPDH: Với yêu cầu lựa chọn

nhà trường THCS, chúng tôi đề nghị các cán bộ quản lý trường học thực hiện yêu cầu này và thu được kết quả như bảng 2.4.

Bảng 2.4: Xác định các bước thực hiện quản lý đồi mới PPDH trong trường THCS

Các bước chỉ đạo Thứ tự của bước

1 2 3 4 5 6 7

Quản lý lập kế hoạch 36

Quản lý điều tra nghiên cứu Xác định các mục tiêu

Quản lý thực hiện 36

Lập kế hoạch kiểm tra

Quản lý kiểm tra 36

Theo kết quả bảng trên, 100% cán bộ quản lý nhà trường đã xác định đúng các bước thực hiện quản lý đổi mới PPDH trong nhà trường THCS. Những bước này chính là nội dung của chức năng quản lý trong quản lý. Như vậy, các cán bộ quản lý nhà trường nắm vững lý luận về quản lý nói chung, lý luận về chức năng quản lý nói riêng.

Tuy nhiên, có một số ít cán bộ quản lý nhà trường còn có sự nhầm lẫn khi coi nội dung của một bước cụ thể thành một bước trong quá trình quản lý. Về bản chất, ý kiến này có thể chấp nhận được vì nếu cấu trúc quy trình theo các bước nhỏ thì những nội dung trên có thể được xem như một bước trong quy trình đó. Vì lý do này chúng tôi vẫn khẳng định về nhận thức đúng đắn của các cán bộ quản lý nhà trường khi nhận diện các bước quản lý đổi mới PPDH trong nhà trường THCS.

Nghiên cứu báo cáo tổng kết hoạt động đổi mới PPDH của các trường, chúng tôi khái quát thực trạng nhận thức nội dung các bước quản lý của BGH các trường để đổi mới PPDH như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Quản lý lập kế hoạch đồi mới PPDH

Theo kế hoạch năm học của Sở và của Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THCS thực hiện chủ trương đổi mới PPDH bằng sự quản lý lập kế hoạch đổi mới PPDH trong nhà trường. Hiệu trưởng giao cho phó hiệu trưởng chuyên môn để triển khai công tác lập kế hoạch đổi mới PPDH cho các tổ trưởng chuyên môn. Các Tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch của tổ và triển khai nhiệm vụ cho giáo viên. Những giáo viên có nhiệm vụ thực hiện thao giảng đổi mới PPDH sẽ tự lập kế hoạch cá nhân cho hoạt động của mình.

* Quản lý thực hiện đổi mới PPDH

Căn cứ vào kế hoạch đổi mới PPDH của các tổ, Phó hiệu trưởng chuyên môn quản lý các tổ trưởng triển khai hoạt động của tổ mình. Các tổ trưởng chuyên môn căn cứ vào kế hoạch dạy học của các giáo viên được phân công thao giảng các tiết dạy đổi mới PPDH để tổ chức dự giờ.

Với giáo viên có nhiệm vụ thao giảng các tiết dạy có đổi mới PPDH sẽ tự triển khai cá nhân sự chuẩn bị của mình rồi trình bày trước tổ để tổ chuyên môn góp ý kiến. Sau đó, giáo viên tự hoàn thiện phương pháp cho tiết dạy của mình để chuẩn bị cho tiết thao giảng chính thức.

Kiểm tra đánh giá đổi mới PPDH trong các trường THCS chủ yếu được thực hiện qua những tiết thao giảng của các giáo viên đã được phân công. Tiết giảng này được BGH, các tổ trưởng chuyên môn cùng các giáo viên bộ môn tham dự. Sau tiết dạy tổ trưởng chuyên môn sẽ điều khiển cuộc họp rút kinh nghiệm. BGH và các thành viên khác cho ý kiến quản lý hoặc bổ sung những tìm tòi riêng của mình giúp cho phương pháp được hoàn thiện hơn.

Đánh giá chung: Ban giám hiệu của các trường THCS ở Quận 10 Thành

phố Hồ Chí Minh đã thực hiện đầy đủ chức năng của mình trong việc quản lý đổi mới PPDH trong nhà trường. Tuy nhiên, hoạt động quản lý của BGH các trường THCS còn thể hiện những hạn chế như sau:

- Mặc dù các cán bộ quản lý trường THCS có kiến thức về quản lý nói chung, về chức năng quản lý nói riêng nhưng kỹ thuật thực hiện chức năng này của họ còn chưa được thuần thục.

- Hoạt động quản lý đổi mới PPDH của BGH các trường THCS còn chưa thường xuyên, chưa liên tục nên dẫn đến thực trạng đổi mới PPDH trong các trường chưa thật rộng khắp và liên tục. Một số trường, việc đổi mới PPDH còn mang tính hình thức, là công việc của một giáo viên ở những bộ môn khác nhau.

- Ban giám hiệu của các trường chưa thực hiên đầy đủ các nội dung của từng bước quản lý đổi mới PPDH. Nói chung chưa có một quy trình cụ thể có chức năng hướng dẫn cho BGH các trường thực hiện chức năng quản lý đổi mới PPDH một cách khoa học và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 66)