Khái quát về Giáo dục Đào tạo trên địa bàn Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 46)

Học sinhGiáo viên

2.1Khái quát về Giáo dục Đào tạo trên địa bàn Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh

QUẬN 10 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

_____________________________________________

2.1 Khái quát về Giáo dục - Đào tạo trên địa bàn Quận 10 - Thành phố HồChí Minh Chí Minh

Cùng với đà tăng trưởng kinh tế - xã hội, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và giáo dục - đào tạo Quận 10 nói riêng đã có bước chuyển biến mạnh mẽ trên nhiều mặt, tạo ra những điều kiện căn bản góp phần để giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh bước vào thế kỷ XXI. Những chuyển biến của giáo dục và đào tạo Quận 10 được thể hiện qua các mặt:

+ Qui mô tiếp tục được mở rộng ở các bậc học như: mẫu giáo, trung học cơ sở, trung học phổ thông, hiệu quả giáo dục ở các cấp đều tăng, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông đã được hoàn thành, mạng lưới trường lớp được qui hoạch và điều chỉnh hợp lý, chất lượng giáo dục đã được nâng lên một cách rõ nét, xuất hiện những nhân tố mới về phong trào học tập, về xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa loại hình, huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để phát triển giáo dục và đào tạo. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được bố trí, sắp xếp hợp lý, đào tạo chuẩn và nâng chuẩn đạt tỷ lệ cao, đội ngũ giáo viên ngày càng tâm huyết, gắn bó với ngành. Cơ sở vật chất, kỹ thuật trường học được tăng cường đáng kể.

+ Qui mô phát triển các cấp học, bậc học tiếp tục được mở rộng, nhất là trung học phổ thông. Ngành học mầm non mặc dù gặp nhiều khó khăn song vẫn tiếp tục phát triển. Bậc tiểu học và trung học cơ sở đã đi vào phát triển ổn định. Điều đó thể hiện qua các chỉ tiêu về phát triển số lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Số lượng học sinh đều tăng hàng năm ở tất cả các bậc học, từ bậc học mầm non đến trung học phổ thông.

Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, THCS và xóa mù chữ, đạt chỉ tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, huy động tối đa trẻ mầm non 5 tuổi, tốc độ phổ cập THPT được đẩy nhanh và đã hoàn thành đúng thời hạn đề ra.

+ Ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo hàng năm tăng dần. Ngoài nguồn đầu tư từ ngân sách, bằng con đường xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa loại hình, nhờ làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, cơ sở vật chất được tăng cường như: các trang thiết bị giảng dạy, học tập, phòng thí nghiệm, phòng học tiếng nước ngoài, phòng học vi tính v.v…

+ Công tác quản lý giáo dục có nhiều chuyển biến: việc thực hiện cơ chế quản lý theo ngành có nhiều tiến bộ.

+ Hoạt động của công đoàn ngành đã đem lại những kết quả thiết thực. Công đoàn các cấp đã làm tốt công tác động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ công tác, tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động do công đoàn cấp trên phát động; góp phần xây dựng đội ngũ giỏi về chuyên môn, trong sáng về phẩm chất, đạo đức. Cuộc vận động “Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”; “Xã hội hóa giáo dục”; "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui"; "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo" đã thu được những thắng lợi to lớn.

Ngành giáo dục Quận 10 trong những năm qua đã thu được nhiều thắng lợi, là một trong những lá cờ đầu của giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 46)