Phát triển những yếu tố đảm bảo chất lượng dạy học theo định hướng * Về trang thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 39)

Học sinhGiáo viên

1.4.2. Phát triển những yếu tố đảm bảo chất lượng dạy học theo định hướng * Về trang thiết bị dạy học

* Về trang thiết bị dạy học

Phương tiện dạy học là yếu tố cấu trúc của quá trình dạy học bởi mối quan hệ mật thiết của nó với phương pháp dạy học. Dưới góc độ của tư duy, phương tiện dạy học là công cụ không thể thiếu để thực hiện tư duy, ngay cả với tư duy trừu tượng. Ở giai đoạn này, những hình ảnh trực quan cảm tính bao giờ cũng là thành phần và tiền đề bắt buộc của tư duy. Tư duy dù đạt đến mức độ cao như thế nào ít nhiều nó cũng cần đến trực quan cảm tính, cần đến hình ảnh. Ở giai đoạn kết thúc hoặc nghiên cứu hiện tượng hoặc sự vật cần phải chỉ cho học sinh sự vận dụng trong thực tiễn của nó, điều đó cũng sẽ không đạt được nếu thiếu sử dụng phương tiện dạy học.

Đối với người học sinh, phương tiện dạy học là công cụ nhờ nó mà họ nhận thức được thế giới xung quanh. Việc sử dụng những phương tiện dạy học giúp họ có thông tin đầy đủ và sâu sắc hơn về đối tượng hoặc hiện tượng đang nghiên cứu. Và chính bằng cách đó mà tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy học, giúp làm thỏa mãn và làm phát triển hứng thú của người học, làm cho tài liệu học tập trở nên vừa sức hơn đối với họ.

Phương tiện dạy học hết sức đa dạng, thành phần của các loại phương tiện dạy học phụ thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật. Trong nhà trường chúng ta thường được trang bị những phương tiện ít có tính kỹ thuật, 30 năm gần đây do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã xuất hiện những phương tiện dạy học có tính kỹ thuật cao.

Kiểm tra, đánh giá không chỉ là một khâu của quá trình dạy học mà còn tồn tại với tư cách là một phương pháp dạy học. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học cần thiết phải đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học.

Việc kiểm tra đánh giá là một khâu cuối cùng rất quan trọng của quá trình giáo dục. Tuy nhiên, từ trước đến nay, trong quá trình giáo dục và đào tạo, chúng ta chưa thực sự coi trọng công tác này, đặc biệt là vấn đề phương pháp, kỹ thuật kiểm tra, đánh giá.

Trước đây, quan niệm về đánh giá còn phiến diện, coi giáo viên giữ vai trò độc quyền trong việc đánh giá và học sinh là đối tượng của việc đánh giá. Ngày nay vai trò của người học được nhìn nhận lại. Họ là chủ thể tích cực, chủ động trong hoạt động học. Vì vậy, người học phải tham gia vào quá trình đánh giá, để thông qua đó tự đánh giá điều chỉnh hoạt động học của bản thân, trên cơ sở đó nhân cách được hình thành và phát triển. Đặc biệt cần phải rèn cho học sinh phương pháp tự học, chuẩn bị cho họ khả năng tự học suốt đời, đó là mục tiêu của giáo dục. Ngày nay ta cần phải quan tâm vấn đề này ngay từ bậc học tiểu học cho đến các bậc học trên. Do đó, giáo dục cần phải hướng dẫn người học hình thành kỹ năng tự kiểm tra hoặc đánh giá, tự điều chỉnh bản thân.

Mục tiêu đào tạo con người hiện nay trong giáo dục trước hết là tính tích cực, năng động, sáng tạo để giúp họ có thể thích ứng với cuộc sống lao động. Vì vậy, mục tiêu kiểm tra, đánh giá không chỉ dừng lại ở mức độ yêu cầu là tái hiện kiến thức hay rèn luyện các kỹ năng đã học mà phải khuyến khích được tư duy năng động, sáng tạo, biết phát hiện về sự chuyển biến thái độ, về xu hướng hành vi của người học trước những vấn đề cuộc sống gia đình và cộng đồng để cho họ có khả năng phát hiện giải quyết vấn đề trong những tình huống của thực tế, do vậy mục tiêu của đánh giá cần phải nhằm vào mục đích không chỉ là tái hiện kỹ năng mà phải quan tâm nhiều phương pháp và kỹ thuật đánh giá thích hợp.

Với sự trợ giúp của nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại, ngày nay, công tác kiểm tra đánh giá sẽ chuyển sang một màu sắc mới. Phương pháp kiểm tra đánh giá không chỉ theo phương pháp truyền thống mà cần phải ứng dụng

phương pháp kiểm tra đánh giá hiện đại vào trong nhà trường. Điều đó sẽ làm cho việc đánh giá của giáo viên bớt đi sự nặng nhọc và giáo viên sẽ có nhiều thông tin hơn để từ đó linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy có kết quả.

Ngày nay với nhiều thành tựu lý thuyết hiện đại thì việc kiểm tra đánh giá ngày một khoa học hơn. Cụ thể gồm các phương pháp và kỹ thuật đánh giá như sau:

1) Quan sát. 2) Đàm thoại.

3) Trắc nghiệm (gồm trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan). 4) Câu hỏi kiểm tra nói.

5) Bài tập.

6) Phương pháp trình diễn của học sinh.

Mỗi phương pháp đánh giá có những ưu điểm và hạn chế nhất định, người giáo viên phải biết vận dụng cho linh hoạt ở từng môn dạy khác nhau và từng hình thức kiểm tra, mỗi phương pháp có kỹ thuật đánh giá, đòi hỏi phải nghiêm ngặt tuân theo và đảm bảo các chức năng, các yêu cầu của kiểm tra đánh giá. Một trong những hình thức kiểm tra viết hiện đang được sử dụng ngày càng nhiều đó là hình thức trắc nghiệm. Đặc biệt là kết hợp các hình thức kiểm tra, thi tự luận với cách kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan (Test). Để nâng cao tính khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, đã có rất nhiều loại trắc nghiệm khách quan như sau:

1) Trắc nghiệm câu đa phương án (hay câu lựa chọn). 2) Câu đúng sai.

3) Câu điền vào chỗ trống. 4) Câu ghép đôi.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w